Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Trường THCS Chợ Lầu

Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Trường THCS Chợ Lầu

 II/ PHẦN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Để đạt được kết quả tốt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cho học sinh lớp 6, vấn đề quan trọng đối với chúng ta – thầy cô giáo dạy bồi dưỡng là cách thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán của lớp 6 như thế nào ? Ở đây –với góc độ là giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn toán trong nhiều năm qua, xin được phép trình bày vài nét cơ bản – tạm gọi là KINH NGHIỆM đối với việc DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN lớp 6 như sau :

 1. Trước hết, giáo viên giảng dạy cần nghiên cứu và nắm vững chương trình lớp 6. Thông qua đó xác định được những liên hệ đối với chương trình toán lớp 5. Ví dụ : Ở lớp 5 thì số tự nhiên được hình thành gắn liền với phép đếm trong thực tế, nhưng ở lớp 6 nó gắn liền với xây dựng cấu trúc tập hợp số. Bên cạnh đó, cũng xác định được những kiến thức của toán lớp 6 sẽ là cơ sở hình thành kiến thức kỹ năng và phát triển tư duy trong chương trình toán lớp 7,8,9 sau này .

 2 . Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình toán lớp 6 , nên xác định được hệ thống các chuyên đề cơ bản :

 a) Chuyên đề về suy luận logic: Bao gồm các bài toán về hai phép toán Giao & Hợp của các tập hợp, các dạng bài toán cơ bản trong N , Q+ , các bài toán về tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị và nguyên lý Điriclê .

 b) Chuyên đề về so sánh. Bao gồm phần so sánh 2 lũy thừa, so sánh 2 phân số, so sánh giá trị của 2 biểu thức.

 c) Chuyên đề về Bội - Ước, phép chia hết, phép chia có dư, các dấu hiệu chia hết .

 d) Thực hiện các phép toán trên N , Q+ , ( bằng cách hợp lý ) .

3. Triển khai bồi dưỡng học sinh theo các chuyên đề xác định trên song song với các phần kiến thức trên lớp. Đây có thể coi là bước quan trọng nhất, cần thực hiện dựa trên những cơ sở sau :

 a) Đối với chuyên đề cần xác định kiến thức cơ bản và lập kế hoạch cụ thể, phân bổ thời gian hợp lý gắn liền với chương trình sách giáo khoa mà học sinh đang học. Chẳng hạn, trong chuyên đề so sánh thì sau khi học sinh được học những kiến thức phần lũy thừa ở tuần 4, tuần 5 thì cần phải đưa vấn đề, các cách so sánh 2 lũy thừa (bằng chuyển các lũy thừa về dạng cùng cơ số, số mũ). Đến tuần 15 lại tiếp tục thực hiện chuyên đề này với vấn đề đặt ra là so sánh 2 phân số bất kỳ (Sử dụng tất cả các phương pháp: quy đồng, phần bù, phân số trung gian v.v . ) .

 b) Ở mỗi chuyên đề, cần tiến hành chia nhỏ thành những bộ phận và đi sâu khai thác những kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, mà từ đó hình thành cho học sinh những đơn vị kiến thức rồi nâng cao mở rộng hợp lý. Chẳng hạn, cần hình thành cho học sinh công thức tổng quát : hoặc công thức tính chỉnh hợp chập k của n phần tử :

 Với .

 Từ những công thức tổng quát này, mục đích hình thành cho học sinh tư duy phát hiện vấn đề và giúp cho các em tìm được kết quả nhanh chóng, đồng thời qua đó rèn luyện kỹ năng cho học sinh vận dụng kiến thức cơ bản một cách sâu sắc để hình thành những kiến thức mới .

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 6 - Trường THCS Chợ Lầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
 TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 6
****************************
 I / PHẦN THỨ NHẤT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm đặt ra đối với tất cả mọi người chúng ta trong ngành giáo dục, trong đó có cán bộ quản lý và mỗi giáo viên dạy toán. Xuất phát từ truyền thống hiếu học của con em địa phương, ngay từ đầu năm học Hội cha mẹ học sinh đều thống nhất cùng với nhà trường phải đặt biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. Đối với việc bồi dưỡng môn toán cho học sinh giỏi lớp 6 cũng là năm đầu tiên các em chuyển cấp học mới đòi hỏi giáo viên bồi dưỡng phải có một phương pháp truyền thụ thích hợp để các em hiểu bài một cách có hệ thống. Qua những năm phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 6 đạt kết quả tương đối tốt bản thân thấy cần thiết phải đề xuất một giải pháp – xem như đây là một kinh nghiệm nhỏ trong quá trình tham gia quản lý và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 6.
 II/ PHẦN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để đạt được kết quả tốt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cho học sinh lớp 6, vấn đề quan trọng đối với chúng ta – thầy cô giáo dạy bồi dưỡng là cách thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán của lớp 6 như thế nào ? Ở đây –với góc độ là giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn toán trong nhiều năm qua, xin được phép trình bày vài nét cơ bản – tạm gọi là KINH NGHIỆM đối với việc DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN lớp 6 như sau : 
	1. Trước hết, giáo viên giảng dạy cần nghiên cứu và nắm vững chương trình lớp 6. Thông qua đó xác định được những liên hệ đối với chương trình toán lớp 5. Ví dụ : Ở lớp 5 thì số tự nhiên được hình thành gắn liền với phép đếm trong thực tế, nhưng ở lớp 6 nó gắn liền với xây dựng cấu trúc tập hợp số. Bên cạnh đó, cũng xác định được những kiến thức của toán lớp 6 sẽ là cơ sở hình thành kiến thức kỹ năng và phát triển tư duy trong chương trình toán lớp 7,8,9 sau này .
	2 . Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình toán lớp 6 , nên xác định được hệ thống các chuyên đề cơ bản : 
	 a) Chuyên đề về suy luận logic: Bao gồm các bài toán về hai phép toán Giao & Hợp của các tập hợp, các dạng bài toán cơ bản trong N , Q+ , các bài toán về tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị và nguyên lý Điriclê .
	 b) Chuyên đề về so sánh. Bao gồm phần so sánh 2 lũy thừa, so sánh 2 phân số, so sánh giá trị của 2 biểu thức.
	 c) Chuyên đề về Bội - Ước, phép chia hết, phép chia có dư, các dấu hiệu chia hết .
	 d) Thực hiện các phép toán trên N , Q+ , ( bằng cách hợp lý ) .
3. Triển khai bồi dưỡng học sinh theo các chuyên đề xác định trên song song với các phần kiến thức trên lớp. Đây có thể coi là bước quan trọng nhất, cần thực hiện dựa trên những cơ sở sau : 
	 a) Đối với chuyên đề cần xác định kiến thức cơ bản và lập kế hoạch cụ thể, phân bổ thời gian hợp lý gắn liền với chương trình sách giáo khoa mà học sinh đang học. Chẳng hạn, trong chuyên đề so sánh thì sau khi học sinh được học những kiến thức phần lũy thừa ở tuần 4, tuần 5 thì cần phải đưa vấn đề, các cách so sánh 2 lũy thừa (bằng chuyển các lũy thừa về dạng cùng cơ số, số mũ). Đến tuần 15 lại tiếp tục thực hiện chuyên đề này với vấn đề đặt ra là so sánh 2 phân số bất kỳ (Sử dụng tất cả các phương pháp: quy đồng, phần bù, phân số trung gian v..v. ) .
	 b) Ở mỗi chuyên đề, cần tiến hành chia nhỏ thành những bộ phận và đi sâu khai thác những kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, mà từ đó hình thành cho học sinh những đơn vị kiến thức rồi nâng cao mở rộng hợp lý. Chẳng hạn, cần hình thành cho học sinh công thức tổng quát : hoặc công thức tính chỉnh hợp chập k của n phần tử :
 Với .
	Từ những công thức tổng quát này, mục đích hình thành cho học sinh tư duy phát hiện vấn đề và giúp cho các em tìm được kết quả nhanh chóng, đồng thời qua đó rèn luyện kỹ năng cho học sinh vận dụng kiến thức cơ bản một cách sâu sắc để hình thành những kiến thức mới .
	 c) Trong mỗi chuyên đề cần hệ thống ra tất cả các dạng bài tập cơ bản và luôn hướng vào việc hình thành ở học sinh sự chủ động tư duy sáng tạo, linh hoạt trong việc khai thác và sử dụng kiến thức. Xây dựng hướng giải và rèn kỹ năng trình bày chính xác, nhanh gọn nhưng vẫn đầy đủ. Vì thế đối với mỗi bài toán, cần đặt ra yêu cầu cho mỗi học sinh phải thành thạo các thao tác : 
	 + Đọc và phân tích kỹ đề bài .
	 + So sánh đặc điểm, yêu cầu của bài toán với các bài toán khác đã học .
	 + Tìm tất cả các hướng giải và chọn hướng giải tối ưu nhất .
	 + Mở rộng nâng cao bài toán dưới nhiều hình thức .
	 Ví dụ : Từ chỗ học sinh thực hiện được bài toán 
	Tính A = 1/ (1*2) + 1/ (2*3) +  + 1/ (98*99) + 1/ (99*100) 
dựa vào việc phát hiện quy luật : 
	1/ (1*2) = 1/1 – 1/2 ; 1/ (2*3) = 1/2 -1/3 ;  ; 1/99- 1/100 
để có A = 1/1-1/2+1/2-1/3+.+ 1/99-1/100 = 1/1 – 1/100 . 
Yêu cầu học sinh phân tích khai thác kỹ bài toán trên để giải quyết được các bài toán sau : 
Thực hiện phép tính : 
	Sau đó học sinh phải hoàn thiện được các công thức tổng quát : 
	Trong quá trình truyền đạt kiến thức tới học sinh, phải luôn quan tâm đến việc bảo đảm được yếu tố phát triển mở rộng từ thấp lên cao một cách hợp lý thông qua các hệ thống bài tập có liên quan chặt chẽ với nhau . 
	 Ví dụ : Sau khi học sinh biết cách tính : 
	1 + 2 + 3 + . + 99 + 100 
cần phát triển ra các hệ thống bài tập sau:
	Bài 1 / Tính tổng A các số tự nhiên có 2 chữ số : 
	A = 10 +11 + .+ 96 + 98 + 99 = (1 + 2 + + 98 + 99 ) - (1 + 2 +
+8 + 9 ) .
	Bài 2 / Tính tổng B các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 100 : 
	B = 2 + 4 + 6 +  + 96 + 98 = 2 (1 + 2 +  + 48 + 49 ) . 
	Bài 3 / Tính tổng C các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 100 :
	C = 1 + 3 + 5 +  + 97 + 99 
	 = ( 1 + 2 + 3 +  98 + 99 ) – ( 2 + 4 + 6 +  + 96 + 98 ) .
	Bài 4 / Tính tổng D các số tự nhiên lẻ a thỏa mãn ( 
	D = 15 + 17 + 19 +  + 97 + 99 
	 = ( 1 + 3 +  + 97 + 99 ) – ( 1 + 3 +  + 11 + 13 ) .
	Bài 5 / Tính tổng các số tự nhiên chẵn có 2 chữ số lớn hơn 14 : 
	E = 16 + 18 + 20 +  + 96 + 98 
	 = 2 ( 8 + 9 + 10 +  + 48 + 49 ) .
	Trên cơ sở bồi dưỡng những chuyên đề cho học sinh, cần tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa và xác định sự ràng buộc lẫn nhau giữa các chuyên đề. Từ đó phát triển sự linh hoạt sáng tạo của học sinh . 
	- Ví dụ sau khi học sinh đã nắm được các cách so sánh phân số và cách tính tổng các số hạng viết theo quy luật. Giáo viên giảng dạy cần đưa ra bài toán : 
	Hãy so sánh A với 1, biết : 
	 .
Ta có { Sử dụng phương pháp so sánh 2 phân số } 
	 { đã sử dụng cách tính tổng các số hạng xếp theo quy luật }
	 .
	Vậy A < 1 . 
	Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ theo các chuyên đề để rút kinh nghiệm. Qua đó phát hiện được những mũi nhọn để tiếp tục nâng cao yêu cầu hơn nữa. Bên cạnh đó là sự kết hợp với gia đình và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, ngoài nhà trường nhằm động viên, thúc đẩy hứng thú và tinh thần tích cực học tập của các em học sinh để đạt kết quả cao nhất . 
	III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI VẬN DỤNG KINH NGHIỆM :
	- Quá trình tham gia giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong các năm học vừa qua của đơn vị trường THCS Chợ Lầu trong nhiều năm liền đạt kết quả cao HỌC SINH GIỎI các cấp từ cấp Huyện đến cấp Tỉnh, chỉ kể từ 3 năm học trở lại đây như sau : 
	- Năm học 2005-2006 :+Cấp Huyện : đạt 139/181 thí sinh dự thi (Cả 4 khối lớp 6,7,8,9 trong đó môn toán lớp 6 đạt 15/ 19 em học bồi dưỡng ) .
	 +Cấp Tỉnh : đạt 14/ 181 TS ( Chỉ riêng lớp 9)
	- Năm học 2006-2007 : +Cấp Huyện : đạt 25/ 129 TS ( cho 2 khối 8-9)
	 + Cấp Tỉnh : đạt 12/ 129 TS ( Chỉ riêng lớp 9)
	 + Đối với lớp 6 không tổ chức thi cấp Huyện nhưng trường vẫn tổ chức bồi dưỡng để tạo nguồn cho những năm sau. Cuối khóa trường tổ chức khảo sát để đánh giá chất lượng . Kết quả có 25/ 28 đạt yêu cầu.
	- Năm học 2007-2008 :+Cấp Huyện : Đạt 42/ 97 dự thi (chỉ khối 8-9 )
	 + Cấp Tỉnh : Đối với đơn vị trường dược chọn bồi dưỡng để dự thi Giải 19/4 cấp Tỉnh là 26 em ( chưa có kết quả ) 
	 + Đối với lớp 6 không tổ chức thi cấp Huyện nhưng trường vẫn tổ chức bồi dưỡng để tạo nguồn cho những năm sau. Cuối khóa trường tổ chức khảo sát để đánh giá chất lượng. Kết quả có 19/ 22 đạt yêu cầu.
	IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA QUA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 6 : 
	Để đạt được kết quả tốt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 6 cần 
phải có những yếu tố như sau :
1/ Chủ trương và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phải được thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi của BGH và Hội cha mẹ học sinh toàn trường.
2/ Tổ chức khảo sát và chọn những em có năng khiếu tiếp thu những kiến thức về toán học để giáo viên giảng dạy chọn những phương pháp bồi dưỡng thích hợp.
3/ Giáo viên giảng dạy phải nắm chắc chương trình và xác định hệ thống các chuyên đề cơ bản.
4/ Trên cơ sở của từng chuyên đề giáo viên cần phải chọn lọc những kiến thức trọng tâm và lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp. Chuẩn bị kỹ hệ thống câu hỏi hợp lý, nêu vấn đề để học sinh suy nghỉ và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
5/ Qua từng chuyên đề giáo viên cần hệ thống hóa lại những kiến thức trọng tâm để học sinh nắm vững và tự mình chọn ra những dạng bài tập phù hợp với những kiến thức đã được tiếp thu.
6/ Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải thường xuyên cho bài kiểm tra để học sinh tự đánh giá năng lực tiếp thu bài của mình. Thông qua đó động viên kịp thời những em tiếp thu tốt và chỉ ra những mặt còn hạn chế để học sinh tự mình điều chỉnh cho phù hợp.
	Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 6. Mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giáo viên trực tiếp giảng dạy có kinh nghiệm tốt hơn trong việc bồi dưỡng cho học sinh sau này . 
	 Người viết 
 NGUYỄN BÌNH LÂM QUỐC THANH
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XD SKKN TRƯỜNG
...
XẾP LOẠI SKKN : .
 HIỆU TRƯỞNG 
 NGUYỄN BÌNH 
PHÒNG GD& ĐT B ẮC BÌNH	 PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
TRƯỜNG THCS CHỢ LẦU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
	- Năm học : 2007-2008	 - Cấp Trung Học Cơ Sở
	- Đồng tác giả : Nguyễn Bình - Lâm Quốc Thanh
	- Đơn vị : Trường THCS CHỢ LẦU
- Đề Tài : MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG 
HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 6
	- Người Đánh Giá :..
	I/ Bảng Đánh Giá :
Tiêu Chuẩn Đánh Giá
Điểm Chuẩn
Điểm Đánh Giá
 1/ Tính Thời Sự
5 Điểm
 2 / Nội Dung
30 Điểm
 3/ Các Phương Pháp Sử Dụng
20 Điểm
 4/ Tính Hiệu Quả
30 Điểm
 5/ Hình Thức
15 Điểm
Tổng Cộng
100 Điểm
II/ NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ :
III/ XẾP LOẠI : 
	 Chợ Lầu, Ngày..Tháng..Năm 2008 
	 NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 

Tài liệu đính kèm:

  • docKN BDHSG TOAN 6.doc