Câu 2 (0,75 điểm). Điền dấu ì vào ô vuông sau ý kiến em cho là đúng:
A. Em bé thông minh là truyện cổ tích nói về các nhân vật thông minh.
B. Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết phổ biến trong truyện dân gian.
C. Đó là cách tạo tình huống để nhân vật bộc lộ trài năng, phẩm chất,.
D. Em bé được coi là thông minh phải qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử.
Câu 3 (0,75 điểm).
1/ Tại sao nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh lại là một em bé ? (Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng):
A. Nhằm gây cho người đọc sự tò mò để có hứng thú theo dõi câu chuyện.
B. Để đề cao hết mức trí thông minh của con người.
C. Cả hai ý trên.
trường thcs kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2007-2008 Môn Ngữ văn, Lớp 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Họ và tên học sinh:.. Lớp Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo Số phách Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Các chi tiết dưới đây, chi tiết nào quan trọng nhất trong các văn bản ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi ? (Khoanh tròn chữ cái đặt trước những chi tiết đó): a) ếch ngồi đáy giếng A. ếch ngồi đáy giếng cứ tưởng mình oai lắm, trên đời không có ai bằng mình. B. Nó chẳng thèm để ý đến xung quanh. C. ếch bị trâu giẫm bẹp. b) Thầy bói xem voi D. Năm ông thầy bói xem voi, mỗi ông xem một cách. E. Mỗi ông phán về voi một cách. F. Các ông đánh nhau toạc đầu, chảy máu. Câu 2 (0,75 điểm). Điền dấu ì vào ô vuông sau ý kiến em cho là đúng: Em bé thông minh là truyện cổ tích nói về các nhân vật thông minh. Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết phổ biến trong truyện dân gian. Đó là cách tạo tình huống để nhân vật bộc lộ trài năng, phẩm chất,... Em bé được coi là thông minh phải qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử. Câu 3 (0,75 điểm). 1/ Tại sao nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh lại là một em bé ? (Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng): Nhằm gây cho người đọc sự tò mò để có hứng thú theo dõi câu chuyện. Để đề cao hết mức trí thông minh của con người. Cả hai ý trên. 2/ Trí tuệ của em bé (truyện Em bé thông minh) trong cách giải đố được bộc lộ bất ngờ nhất ở lần thứ mấy ? (Khoanh tròn chữ cái trước ý em trả lời): A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư. 3/ Viết tiếp để làm rõ chủ đề của truyện Em bé thông minh : Qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm, truyện đề cao.................................................................................................................................... Câu 4 (0,5 điểm). Truyền thuyết và cổ tích có sự khác nhau cơ bản nào ? (Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu nhận xét đúng): Không viết vào phần có 2 gạch chéo này ! Truyền thuyết ít yếu tố kì ảo hơn cổ tích. Truyền thuyết liên quan đến lịch sử, truyện cổ tích gắn với đời sống hằng ngày. Truyền thuyết thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. Truyện cổ tích nói lên quan niệm, ước mơ của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội. Cả ba ý trên. Câu 5 (0,75 điểm). 1/ Thế nào là cụm danh từ ? (Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng): Cụm danh từ là đơn vị nhỏ hơn câu. Cụm danh từ gồm hai từ. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ là cụm từ ba từ. 2/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Truyện Treo biển chế giễu ............................... (A) những người có tính ..................................... (B). Câu 6 (0,5 điểm). Sau khi đọc đoạn thơ: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm, tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông.” (Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương) Bạn A cho rằng trong đoạn thơ trên “năm”, “bảy” là số từ. Bạn B cho rằng “năm”, “bảy” là lượng từ. Em hãy điền Đ (đúng), hoặc S (sai) vào ô vuông cuối câu xác nhận ý kiến của từng bạn. Câu 7 (0,25 điểm). Hai bạn A và B tranh luận: Kể chuyện đời thường là kể chuyện người thật, việc thật, xảy ra thường ngày, nên bắt buộc phải dùng tên thật, địa chỉ thật của người đó. Tuy kể chuyện người thật, việc thật nhưng không bắt buộc phải dùng tên thật, địa chỉ thật của người đó. ý kiến của em như thế nào ? (Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý em chọn). Câu 8 (1 điểm). Đề bài: Kể lại một lần về thăm trường cũ. Hãy sắp xếp các ý sau thành dàn bài đại cương bằng cách điền chữ cái đặt trước các ý đó vào chỗ trống: Cảm xúc lâng lâng vui sướng khi gặp lại thầy cô giáo cũ, bạn cũ. Những đổi thay của cảnh, của người. Cùng nhau nhắc lại kỉ niệm cũ. nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường, trở về thăm ngôi trường thời phổ thông. Bâng khuâng lưu luyến khi tạm biệt thầy cô, bạn bè, chia tay mái trường. Mở bài: ................................. Thân bài: ............................... Kết bài: ................................. Phần II. Tự luận (5 điểm) Viết bài văn theo đề bài trên (Câu 8) sau khi sắp xếp chính xác các ý thành dàn bài đại cương. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. hướng dẫn chấm đề kiểm tra học kì i - Năm học 2007-2008 Môn Ngữ văn Lớp 6 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Mỗi đáp án khoanh đúng, cho 0,25 điểm: a) Khoanh chữ A. b) Khoanh chữ D. Câu 2 (0,75 điểm). Điền dấu ì vào ô vuông thuộc đáp án A, B, C. Mỗi đáp án đúng, cho 0,25 điểm. Câu 3 (0,75 điểm). Mỗi đáp án đúng, cho 0,25 điểm. 1/ Khoanh chữ B. 2/ Khoanh chữ D. 3/ sự thông minh và trí khôn dân gian. Câu 4 (0,5 điểm). Mỗi đáp án đúng, cho 0,25 điểm. Khoanh chữ B, C. Câu 5 (0,75 điểm). Mỗi đáp án đúng, cho 0,25 điểm. 1/ Khoanh chữ C (0,25 đ). 2/ A: nhẹ nhàng (0,25 đ); B: ba phải (0,25 đ). Câu 6 (0,5 điểm). Mỗi đáp án đúng, cho 0,25 điểm. A. Điền S. B. Điền Đ. Câu 7 (0,25 điểm). Khoanh chữ B. Câu 8 (1 điểm). Mở bài: D ; Thân bài: A, B, C ; Kết bài: E. Nếu sắp xếp sai 1 ý: trừ 0,25 đ; sai 2 ý: trừ 0,5 đ. Sai từ 3 ý trở lên: Không tính điểm cả câu. II. Tự luận (5 điểm). I. Hình thức (1 đ): - Thể hiện bố cục từng phần rõ ràng, trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận. - Văn viết trôi chảy, lỗi về chính tả và ngữ pháp không đáng kể. II. Nội dung (4 đ). Nêu được các ý như ở câu 8 (phần Trắc nghiệm) với điều kiện sắp xếp đúng thứ tự. Nếu sắp xếp sai thứ tự thì có thể xem xét từng ý viết có đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và hình thức không để tính điểm (từng ý) cho phù hợp với mỗi bài. Và dù có viết tốt từng ý đến mấy thì điểm toàn bài vẫn không thể đạt tối đa (vì phần đề cương sắp xếp chưa chuẩn).
Tài liệu đính kèm: