Câu 1: Đoạn văn sau có bao nhiêu phó từ?
“Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Trong không khí không ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh”.
A. Ba B. Bốn
C. Năm D. Sáu.
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng kiểu so sánh nào?
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
A. So sánh ngang bằng B. So sánh không ngang bằng
C. So sánh đối lập D. So sánh trừu tượng.
Họ và tên :. J Lớp: 6/. Kiểm tra 1 tiết tiếng Việt 6 ------&--&--&----- I. Trắc nghiệm: (3.5đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Đoạn văn sau có bao nhiêu phó từ? “Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Trong không khí không ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh”. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu. Câu 2: Câu thơ sau sử dụng kiểu so sánh nào? Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng So sánh ngang bằng B. So sánh không ngang bằng C. So sánh đối lập D. So sánh trừu tượng. Câu 3: Nối kiểu nhân hóa ở cột B với các câu ở cột A. (1.5đ) A B Nối 1. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. 2. Cà cuống uống rượu la đà Chim ri, sáo sậu nhảy ra chia phần. 3. Chú mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. 4. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. c. Dùng những từ để trò chuyện, xưng hô với vật như với người. B.a với A .. B.b với A.. B.c với A.. Câu 4: Trong câu “Các cụ già, thanh niên, phụ nữ vỗ tay hoan hô và tươi cười vẫy chào đoàn quân anh dũng” có bao nhiêu chủ ngữ? Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 5: Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là? Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Tre là người bạn thân thiết của nhà nông Người ta gọi chàng là Sơn Tinh II. Tự luận: (6.5đ) Câu 1: (3.5đ) Trình bày sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Cho ví dụ. Câu 2: (2đ) Hãy đặt câu, trong đó: Một câu trần thuật đơn để giới thiệu một người bạn thân nhất của em. Một câu trần thuật đơn tả vẻ đẹp của con vật nuôi mà em thích nhất. Câu 3: (1đ) Hãy xác định thành phần chính sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Hôm nay, chúng tôi làm bài kiểm tra tiếng Việt”. ---------------Hết-------------- @ Bài làm ? .... ...... Kiểm tra 1 tiết tiếng Việt 6 ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: (3.5đ) Mỗi câu chọn đúng được 0,5đ, câu 3 được 1.5đ Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A B B.a với A.3 B.b với A.2 B.c với A.1 B C II. Tự luận: (6.5đ) Câu 1: (3.5đ) Trình bày sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Ẩn dụ Hoán dụ Giống nhau Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác.(0.5đ) Khác nhau - Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể tương đồng về: + Cách thức diễn đạt. + Hình thức. + Về phẩm chất. + Về cảm giác. (0.75đ) Dựa vào quan hệ tương cận (gần gũi) cụ thể là: + Bộ phận - toàn bộ. + Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng. + Dấu hiệu của sự vật - sự vật. + Cụ thể - trừu tượng. (0.75đ) HS nêu điểm giống và khác GV cho 0.5đ điểm giống, 1.5đ điểm khác mỗi câu trả lời đúng, tổng cộng 2đ. Ví dụ: Ẩn dụ (0.75đ) Hoán dụ (0.75đ) - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. - Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. - Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. - Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. HS lấy ví dụ đúng phép ẩn dụ và hoán dụ GV cho 0.75đ mỗi vd đúng, tổng cộng 1.5đ. Câu 2: (2đ) HS tự đặt câu đúng ngữ pháp, đúng kiểu câu, đúng yêu cầu được mỗi câu 1đ, tổng cộng 2đ. Câu 3: “Hôm nay, chúng tôi / làm bài kiểm tra tiếng Việt”. (Thành phần chính) (0.5đ) C V (0.5đ)
Tài liệu đính kèm: