Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2008-2009

Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2008-2009

 C. Nội dung kế hoạch :

 I. Mục tiêu chung :Bộ môn Ngữ văn 8

 1. Đọc - hiểu văn bản :

 Qua các tiết học, nhằm giúp học sinh :

 - Nắm bắt được những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của những văn bản được học theo các cụm văn bản tự sự, văn bản nghị luận và văn bản trữ tình.

 - Có những nhận thức, hiểu biết cơ bản về đặc trưng của một số thể loại văn học như truyện ngắn hiện đại, thể hịch và cáo, tiểu thuyết, thơ mới, kịch cổ điển phương Tây.

 - Nắm bắt được những nét tinh tế, phong cách riêng, điểm mạnh của mỗi nhà văn, nhà thơ thể hiện qua các văn bản được học.

 - Có thái độ hứng thú trong học tập và niềm say mê, khám phá tìm hiểu những giá trị, cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Từ đó có được những tình cảm tốt đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, yêu chuộng hoà bình, lòng nhân ái bao la đối với con người, căm ghét sự áp bức bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân phong kiến.

 - Rèn luyện các kĩ năng như đọc diễn cảm, cảm thụ phân tích các văn bản theo đặc trưng của thể loại. Từ đó biết vận dụng sáng tạo trong quá trình đọc - hiểu văn bản nói chung và kĩ năng tạo lập văn bản.

 

doc 36 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học bộ môn Ngữ văn
 A. Đặc điểm tình hình :
 1. Khảo sát chất lượng đầu năm :
Môn
Lớp
Số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Ngữ văn
8E
Ngữ văn
8G
Ngữ văn
9I
 2. Thuận lợi :
 a. Về phía giáo viên :
 - Trải qua 17 năm trong nghề, đã đúc rút được một số kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.
 - Trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn ( đã hoàn thành khoá đào tạo 10 chuyên đề sau đại học )
 - Có trình độ chuyên môn khá vững vàng và lòng nhiệt thành trong công tác giảng dạy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
 - Tài liệu, sách vở phục vụ cho bộ môn giảng dạy khá đầy đủ.
 b. Về phía học sinh :
 - Nhìn chung học sinh cả ba lớp 8E, 8G , 9I đều có ý thức học tập khá tốt.
 - Sách vở phục vụ cho bộ môn đầy đủ, ghi chép, học và làm bài khá đầy đủ, thường xuyên.
 - Một số em có năng lực viết văn khá, có triển vọng để bồi dưỡng:
 + Lớp 8E có em Huyền, Quỳnh Anh, Phương Anh, Thu Hà, Thục Trang.
 + Lớp 8G có em Phương Dung, Linh Đan, Thuỳ Dương, Bích, Tống Khánh Linh, Quỳnh, Thanh Huyền.
 +Lớp 9I có em Thuỳ Dương, Bảo Khanh, Nguyễn Thu Trang, Lê Vân Trang, Quỳnh Nga.
 3. Khó khăn :
 a. Về phía giáo viên :
 - Phải dạy chéo khối, lại 3 lớp văn 8E, 8G, 9I nên giáo án nặng, phải chấm nhiều bài, thời gian hạn hẹp có khó khăn trong việc lập kế hoạch cũng như hoàn thành kế hoạch.
 - Thời gian, điều kiện để học hỏi, nâng cao chuyên môn còn những hạn chế nhất định.
 b. Về phía học sinh :
 - Chất lượng không đồng đều, có một số em chữ viết trình bày cẩu thả, năng lực tiếp thu còn chậm, kĩ năng diễn đạt kém như em Vũ Dũng, Bình, Dương, Cường, Linh, Thư, Quang Tùng, Hoàng ( Lớp 8E ), em Công Dũng, Ngọc Anh, Đức Anh, Long, Nguyễn Huy, Khánh Huyền ( Lớp 8G ), em Phạm Thị Vân Anh, Tài, Thắng ( lớp 9I ).
 - Một số em ý thức học còn kém: trong lớp không tập trung chú ý ghi chép,việc học và làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp không đầy đủ, thường xuyên, tự giác như em Quang Tùng, Thắng, Ngọc Tùng, Vũ Dũng, Linh, Hoàng ( Lớp 8E ), em Long, Phúc, Ngọc Anh, Công Dũng, Duy Quang ( Lớp 8G ), em Mỹ Hằng, Quân,Tuấn, Tài, Thắng, Hùng ( lớp 9I .
 B. Các chỉ tiêu cuối năm :
 - Tẩt cả các loại hồ sơ có đầy đủ và xếp loại A.
 - Có sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học xếp loại A cấp trường.
 - Giảng dạy xếp loại khá, giỏi.
 - Không ngừng học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ( dự 12 tiết / năm của anh em đồng nghiệp )
 - Thực hiện nghiêm túc mọi quy chế chuyên môn của Bộ, nghành đề ra.
 - Tham gia đầy đủ và có chất lượng các lớp chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, các buổi họp tổ, nhóm chuyên môn.
 - Chỉ tiêu đặt ra đối với bộ môn Ngữ văn :
 Lớp 8E	 Lớp 8G	Lớp 9I
 Loại giỏi :.........................................................................................................
 Loại khá :........................................................................................................
.
 Loại TB :..........................................................................................................
 Cả ba lớp không có loại yếu, kém
 C. Nội dung kế hoạch :
 I. Mục tiêu chung :Bộ môn Ngữ văn 8
 1. Đọc - hiểu văn bản :
 Qua các tiết học, nhằm giúp học sinh :
 - Nắm bắt được những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của những văn bản được học theo các cụm văn bản tự sự, văn bản nghị luận và văn bản trữ tình.
 - Có những nhận thức, hiểu biết cơ bản về đặc trưng của một số thể loại văn học như truyện ngắn hiện đại, thể hịch và cáo, tiểu thuyết, thơ mới, kịch cổ điển phương Tây.
 - Nắm bắt được những nét tinh tế, phong cách riêng, điểm mạnh của mỗi nhà văn, nhà thơ thể hiện qua các văn bản được học.
 - Có thái độ hứng thú trong học tập và niềm say mê, khám phá tìm hiểu những giá trị, cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Từ đó có được những tình cảm tốt đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, yêu chuộng hoà bình, lòng nhân ái bao la đối với con người, căm ghét sự áp bức bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân phong kiến.
 - Rèn luyện các kĩ năng như đọc diễn cảm, cảm thụ phân tích các văn bản theo đặc trưng của thể loại. Từ đó biết vận dụng sáng tạo trong quá trình đọc - hiểu văn bản nói chung và kĩ năng tạo lập văn bản.
 2. Tiếng Việt :
 Qua các tiết học, nhằm giúp học sinh :
 - Nắm bắt những đơn vị kiến thức cơ bản về từ vựng như cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; các phép tu từ như nói giảm, nói tránh ; các kiểu câu chia theo mục đích nói; hành động nói ; hội thoại ; lựa chọn trật tự từ trong câu. 
 - Biết nhận diện và phân tích các đơn vị kiến thức trong từng bài học cũng như làm các bài tập thực hành.
 - Biết vận dụng sáng tạo trong thực tế giao tiếp, trong văn nói và văn viết.
 - Có thái độ trân trọng, giữ gìn, trau dồi ngôn ngữ dân tộc, tiếng nói của cha ông.
 3. Tập làm văn :
 Qua các tiết học, nhằm giúp học sinh :
 - Tiếp tục nắm bắt những đơn vị kiến thức cơ bản và nâng cao về phương pháp làm bài văn tự sự, bài văn nghị luận mà các em đã được học ở lớp 6, lớp 7. Có thêm kiến thức mới về văn bản thuyết minh và phương pháp làm bài văn thuyết minh; biết cách viết một số văn bản hành chính - công vụ như : văn bản báo cáo, văn bản tường trình, văn bản thông báo.
 - Rèn luyện các kĩ năng nhận biết đề bài, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết bài văn tự sự, bài văn nghị luận, bài văn thuyết minh, văn bản hành chính công vụ theo yêu cầu.
 - Có thái độ tích cực chủ động nắm bắt kiến thức, vận dụng trong nói, viết.
 II. Kế hoạch thực hiện :
Bộ môn Ngữ văn - Lớp 8
Học kì I
Tháng 9
Tuần
Tiết
Bài học
Mục tiêu cần đạt
Qua bài học giúp HS:
Dự kiến phương tiện DDDH, cách thức tổ chức HĐ
1+2
Tôi đi học
- Hiểu, phân tích được những cảm giác êm dịu, trong sáng, man mác buồn của NV tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng NV tôi- người kể chuyện.
- Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bảnn thân, biết trân trọng những tình cảm trong sáng, cao đẹp.
- Băng hình, tranh ảnh về ngày khai giảng.
- Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình; diễn giảng.
1
3
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và hẹp.
- Bảng phụ vẽ sơ đồ.
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
4
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
-Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
-Bảng phụ ( đèn chiếu )
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
5+6
Trong lòng mẹ (trích "Những ngày thơ ấu" )
-Đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được biểu hiện qua ngòi bút hồi kí-tự truyện thấm đượm chất trữ tình chân thành và truyền cảm của tác giả.
- Rèn các kĩ năng phân tích nhân vật, cách kể chuyện kết hợp với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết.
-Có thái độ trân trọng, cảm thông trước tình cảm cao đẹp của bé Hồng và liên hệ bản thân có tình cảm đối với cha mẹ. 
-Tranh ảnh phóng to minh hoạ cảnh bé Hồng nằm trong lòng mẹ.
- Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình; diễn giảng.
2
7
Trường từ vựng
-Nắm được khái niệm về trường từ vựng và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và các thủ pháp NT ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá.
-Rèn kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói, viết.
- Bảng phụ ( đèn chiếu ), phiếu học tập.
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
8
Bố cục của văn bản
-Biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản, đặc biệt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng của người đọc.
-Rèn kĩ năng xây dựng bố cục văn bản trong nói, viết.
Bảng phụ ( đèn chiếu)
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra 
kết luận, luyện tập thực hành.
3
9
 Tức nước vỡ bờ (Trích" Tắt đèn" )
-Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến thực dân trước cách mạng tháng Tám ở Việt Nam; tình cảnh khốn khổ, cùng cực của người nông dân bị áp bức và vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân; cảm nhận được quy luật xã hội có áp bức là có đấu tranh.
-NT kể chuyện, dựng cảnh, tả người, tả việc đặc sắc của Ngô Tất Tố.
-Rèn kĩ năng phân tích NV qua đối thoại, cử chỉ và hành động; biện pháp đối lập tương phản; kĩ năng đọc sáng tạo VB tự sự nhiều đối thoại, giàu kịch tính.
-Có thái độ trân trọng cảm thông với nỗi khổ của người nông dân bị áp bức và căm ghét chế độ phong kiến thực dân.
-Băng hình phim Chị Dậu ; ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm Tắt đèn.
- Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình; diễn giảng.
10
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
-Hiểu được khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo các yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa.
Bảng phụ ( đèn chiếu)
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra 
kết luận, luyện tập thực hành
11+12
Viết bài tập làm văn số 1
-Ôn kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6 có kết hợp với bài biểu cảm đã học ở lớp 7.
-Luyện viết bài văn và đoạn văn.
-Đề bài in sẵn
-Quản lý, giám sát học sinh làm bài độc lập.
13+14
Lão Hạc
-Hiểu biết về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua hình tượng NV lão Hạc; thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của Nam Cao; bước đầu hiểu được NT viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả.
-Rèn các kĩ năng : tìm hiểu và phân tích NV, kĩ năng đọc diễn cảm.
-Có thái độ thương cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với những người nông dân nghèo khổ.
-Chân dung Nam Cao; Nam Cao tác phẩm, tập 1; băng hình phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
- Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình; diễn giảng.
4
15
Từ tượng hình, từ tượng thanh
-Hiểu được thế nào là từ tuợng hình, tượng thanh.
-Rèn kĩ năng sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Bảng phụ ( đèn chiếu ), phiếu học tập.
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
16
Lien kết các đoạn văn trong văn bản
-Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử ...  người bị bóc lột thuế máu theo trình tự kết án của tác giả; thấy rõ tính chiến đấu, cách mạng rất sâu, rất mạnh, ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc trong văn chính luận.
-Rèn luyện kĩ năng đọc văn chính luận của Bác Hồ, tìm hiểu, phân tích NT trào phúng sắc bén, yếu tố biểu cảm trong phóng sự - chính luận của Người.
-Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; một số tranh ảnh lịch sử, phóng to 2 bức tranh minh hoạ của chính Nguyễ ái Quốc.
-Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình diễn giảng
27
107
Hội thoại
-Nắm được khái niệm "vai xã hội trong hội thoại" và mối quan hệ giữa các "vai" trong quá trình hội thoại.
-Rèn luyện kĩ năng xác định và phân tích các "vai" trong hội thoại.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành
108
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
-Thấy được vai trò, tầm quan trọng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
-Rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận một cách có hiệu quả mà không phá vỡ lôgic của lập luận.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành
109 110
Đi bộ ngao du
-Hiểu rõ đoạn văn nghị luận trích trong luận văn - tiểu thuyết, với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả, không những rất sinh động mà qua đó ta còn thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn - một con người giản dị, rất yêu tụ do và thiên nhiên.
- Rèn kĩ năng đọc VB nghị luận dịch vừa gọn rõ vừa truyền cảm; tìm hiểu và phân tích các luận điểm, luận cứ và cách trình bày chúng trong bài văn nghị luận.
-Tranh ảnh chân dung J. Ru - xô, bản dịch tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục.
-Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình diễn giảng.
28
111
Hội thoại (tiếp)
-Nắm được khái niệm "lượt lời" trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng "cướp lời" trong khi giao tiếp.
-Rèn kĩ năng "cộng tác hội thoại" trong giao tiếp xã hội.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành
112
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận
-Củng cố những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận; vận dụng những hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
-Rèn luyện các kĩ năng xác định và sắp xếp luận điểm, xác định cảm xúc và đưa cảm xúc vào bài văn nghị luận.
-Tổ chức cho HS luyện tập thực hành.
113
Kiểm tra Văn
-Ôn tập và củng cố những kiến thức văn học đã học ở học kì 2, lớp 8.
-Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp trắc nghiệm với tự luận.
-Đề in sẵn
-HS làm bài, GV theo dõi giám sát. 
114
Lựa chọn trật tự từ trong câu
-Nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu.
-Vận dụng kĩ năng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả trong giao tiếp.
- Bảng phụ (đèn chiếu),phiếu học tập.
 - Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành
29
115
Trả bài Tập làm văn số 6
-HS thêm một lần củng cố nhận thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận về các mặt trình bày diễn đạt, sắp xếp luận điểm, phát triển luận cứ, luận chứng.
-Rèn các kĩ năng tự nhận xét bài viết của bản thân sau khi đã được GV nhận xét hướng dẫn, kĩ năng tìm và hệ thống hoá luận điểm, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
-Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa lỗi.
116
Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
-Thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận; nắm được những yêu cầu và cách thức đưa những yếu tố tự sự và miêu tả vào trong văn nghị luận một cách có hiệu quả.
-Rèn kĩ năng bước đầu vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận của bản thân.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
117 118
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
-Thấy rõ qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động, Mô-li-e đã chế giễu tính cách rởm đời, học làm sang của gã trưởng giả Giuốc-đanh, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả và người đọc.
-Rèn kĩ năng đọc kịch bản VH theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách NV hài kịch .
-Tranh, ảnh chân dung Mô-li-e, toàn văn kịch bản Trưởng giả học làm sang.
-Tổ chức đàm thoại; nêu vấn đề thảo luận nhóm, tổ; thuyết trình diễn giảng.
30
119
Lựa chọn trật tự từ trong câ (luyện tập)
-Củng cố lại khái niệm về trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp.
-Rèn luyện kĩ năng sắp xếp trật tự từ nhằm đạt hiệu qủa cao trong giao tiếp.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Luyện tập thực hành.
120
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
-Củng cố những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và luyện tập cách đưa những yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách có hiệu quả.
-Rèn luyện kĩ năng: Xác định và hệ thống hoá luận điểm, tìm và chọn các yếu tố tự sự, miêu tả, tìm cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận cho phù hợp và hiệu quả.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Luyện tập thực hành.
 Ký duyệt của tổ trưởng
Tháng 5
Tuần
Tiết
Bài học
Mục tiêu cần đạt
Qua bài học giúp HS:
Dự kiến phương tiện DDDH, cách thức tổ chức HĐ
121
Chương trình địa phương (phần Văn)
-Hướng dẫn HS đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại : 
+Nhà hàng hải của Đặng ái.
-Rèn kĩ năng đọc, phân tích truyện ngắn.
-Thuyết trình, trao đổi, thảo luận.
122
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic)
-Củng cố lại kiến thức liên kết về nội dung trong văn bản.
-Rèn kĩ năng sửa lỗi diễn đạt trong khi nói, viết, nghe, đọc.
- Bảng phụ (đèn chiếu), phiếu học tập.
- Luyện tập thực hành.
31
123 124
Viết bài Tập làm văn số 7
-Ôn luyện phép lập luận chứng minh và giải thích.
-Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài đã học, đặc biệt là đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận nhằm giải quyết một Vấn đề xã hội hoặc văn học.
-Đề bài in sẵn.
-HS làm bài, GV theo dõi giám sát.
125
Tổng kết phần Văn
-Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học trong SGK Ngữ văn, lớp 8 (tập trung vào cụm VB thơ - các bài 18, 19, 20, 21); khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng - NT vào những VB tiêu biểu.
-Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh. 
- Bảng phụ, (đèn chiếu).
- Luyện tập, thực hành.
126
Ôn tập phần Tiếng Việt học kì 2
-Ôn tập các kiến thức đã học ở học kì 2, lớp 8.
-Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nói, viết.
- Bảng phụ, (đèn chiếu).
-Hệ thống hoá; Luyện tập, thực hành.
32
127
Văn bản tường trình
-Hiểu được những trường hợp cần viết VB tường trình; những đặc điểm của loại VB này và biết cách viết VB tường trình đúng quy cách.
-Rèn kĩ năng phân biệt VB tường trình với các loại đơn từ, đề nghị, báo cáo đã học và thông báo (sắp học).
-Các VB mẫu, bảng phụ (đèn chiếu).
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
128
Luyện tập làm văn bản tường trình.
-Ôn tập những tri thức về Vb tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một VB tường trình; nâng cao năng lực viết VB tường trình.
-Rèn kĩ năng nhận biết tình huống cần viết VB tường trình, viết được một VB tường trình đngs quy cách.
-Một số tình huống và mẫu VB tường trình.
-Luyện tập, thực hành.
129
Trả bài kiểm tra Văn
-Củng cố lại một lần nữa về các VB đã học.
-Rèn kĩ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng đẫn của GV.
-Trả bài
-Nhận xét, đánh giá, sửa lỗi.
130
Kiểm tra Tiếng Việt
-Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, hội thoại.
-Rèn kĩ năng xác định các kiểu câu, xác định lượt thoại.
-Đề in sẵn (trắc nghiệm và tự luận).
-HS làm bài, GV theo dõi, giám sát.
33
131
Trả bài Tập làm văn số 7
-Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về các phép lập luận chứng minh, giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt về cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
-Trả bài
-Nhận xét, đánh giá,sửa lỗi.
132
Văn bản thông báo
-Hiểu những tình huống cần viết VB thông báo, đặc điểm của VB thông báo và biết cách làm VB thông báo đúng quy cách.
-Rèn kĩ năng nhậ diện và phân biệt VB thông báo so với các VB thông cáo, tường trình, báo cáo...bước đầu viết VB thông báo đơn giản đúng quy cách.
- Bảng phụ (đèn chiếu).
- Tổ chức phân tích dữ liệu rút ra kết luận, luyện tập thực hành.
133 134
Tổng kết phần Văn (tiếp)
-Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm VB nghị luận đã học, nắm được giá tri tư tưởng - thẩm mĩ đặc sắc, những nét chung và riêng của chúng về phương diện thể loại, ngôn ngữ; nắm vững giá trị nội dung - NT tiêu biểu của cụm VB tác phẩm VH nước ngoài (tiểu thuyết, truyện ngắn, hài kịch...), những chủ đề chính của cụm VB nhật dụng.
-Rèn kĩ năng học thuộc lòng, tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập VH.
- Bảng phụ, (đèn chiếu).
-Hệ thống hoá; Luyện tập, thực hành.
34
135 136
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
-Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài kiểm tra.
-Năng lực vận dụng các phương thức tự sự, nghị luận kết hợp với biểu cảm, miêu tả; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn.
-Đề in sẵn của phòng giáo dục .
-HS làm bài thi
-GV xem thi
137
Chương trình địa phương 
-Kiểm tra kiến thức địa phương (tại lớp )
-Đề in sẵn (trắc nghiệm và tự luận).
-HS làm bài, GV theo dõi, giám sát.
138 
Luyện tập làm văn bản thông báo
-Củng cố lại những tri thức về VB thông báo; từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho HS.
-Rèn kĩ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
-Sưu tầm tình huống và VB mẫu.
-Luyện tập, thực hành
35
139
Ôn tập phần Tập làm văn
-Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong năm; HS nắm chắc khái niệm và biết cách viết VB thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
-Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại, theo chủ đề.
- Bảng phụ, (đèn chiếu).
-Hệ thống hoá; Luyện tập, thực hành.
140
Trả bài kiểm tra tổng hợp
-Nắm được những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức, để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
-Rèn kĩ năng hệ thống hoá, chữa bài làm của bản thân. 
-Trả bài
- Nhận xét, đánh giá, sửa lỗi.
 Ký duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach giang day Ngu van 82008.doc