Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân 6 - Nguyễn Thị Hường

Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân 6 - Nguyễn Thị Hường

I. Đặc điểm tình hình

1. Giáo viên:

 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu của bộ môn là phù hợp giảng dạy nhiệt tình , có trách nhiệm với bộ môn

2. Học sinh:

 Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều , một số em ý thức học tập bộ môn chưa cao. Học sinh lớp 6 còn nhỏ việc tiếp cận với pháp luật còn khá nhiều khó khăn.

3. Cơ sở vật chất:

- Có đầy đủ bàn ghế của giáo viên và học sinh

- Về tư liệu:

 + SGK của học sinh đầy đủ.

 + SGV; STK tương đối đầy đủ

 + Đồ dùng đã có nhưng chưa đáp ứng theo yêu cầu từng bài.

II. Nhiệm vụ bộ môn.

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu.

- Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản phổ thông , thiết thực phù hợp với lứa tuổi lớp 6; trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống.

- Hiểu ý nghĩa chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và XH, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.

2. Kỹ năng.

- Biết đánh giá về hành vi của bản thân và của mọi người xung quanh. Biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, VH, XH trong giao tiếp, hoạt động (học tập, lao động, giải trí.).

- Biết tổ chức rèn luyện của bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học.

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 6156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân 6 - Nguyễn Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch bộ môn GDCD 6
Họ và Tên: Nguyễn Thị Hường
Trường: THCS Tân Trào - Thanh Miện - Hải Dương
Năm học :2006 - 2007
Công hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kế hoạch bộ môn GDCD 6
I. Đặc điểm tình hình
1. Giáo viên:
	Trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu của bộ môn là phù hợp giảng dạy nhiệt tình , có trách nhiệm với bộ môn
2. Học sinh:
	Trình độ nhận thức của học sinh chưa đồng đều , một số em ý thức học tập bộ môn chưa cao. Học sinh lớp 6 còn nhỏ việc tiếp cận với pháp luật còn khá nhiều khó khăn.
3. Cơ sở vật chất:
- Có đầy đủ bàn ghế của giáo viên và học sinh
- Về tư liệu:
	+ SGK của học sinh đầy đủ.
	+ SGV; STK tương đối đầy đủ
	+ Đồ dùng đã có nhưng chưa đáp ứng theo yêu cầu từng bài.
II. Nhiệm vụ bộ môn.
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu.
- Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản phổ thông , thiết thực phù hợp với lứa tuổi lớp 6; trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống.
- Hiểu ý nghĩa chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và XH, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.
2. Kỹ năng.
- Biết đánh giá về hành vi của bản thân và của mọi người xung quanh. Biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, VH, XH trong giao tiếp, hoạt động (học tập, lao động, giải trí...).
- Biết tổ chức rèn luyện của bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học.
3. Thái độ.
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiên đạo đức , pháp luật , văn hoá trong đời sống hàng ngày. Có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, XH.
- Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị tốt đẹp .
- Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh để trở thành chủ thể XH tích cực, năng động.
III. Chỉ tiêu phấn đấu.
Lớp
HKI
HKII
CN
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
6A
8,3
27,8
61,1
2,8
11,1
33,3
52,8
2,8
10,1
31,5
55,6
2,8
6B
9,8
29,3
58,5
2,4
12,2
31,7
53,7
2,4
11,4
30,9
55,3
2,4
6C
10,8
27,0
59,5
2,7
13,5
32,4
51,4
2,7
12,6
30,6
54,1
2,7
IV. Biện pháp thực hiện .
1. Xây dựng kỷ cương nề nếp học tập bộ môn .
	a. Thầy:
- Soạn bài đầy đủ, đúng theo phân phối chương trình, đúng thời gian quy định , theo phương pháp mới: thầy nêu vấn đề, đưa ra tình huống cho học sinh thảo luận ...
- Giảng dạy nhiệt tình sáng tạo, bao quát lớp và quan tâm tới các đối tượng HS .
- Kiểm tra đánh giá HS thường xuyên nhằm khích lệ HS học tập , cho điểm công khai, công bằng, cộng tác chặt chẽ với phụ huynh HS, chủ động phối hợp với GV bộ môn, Đoàn, Đội, các tổ chức XH có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS...
- Nhận xét đánh giá xếp loại HS cuối học kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật HS , hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm, học bạ cho HS....
- Báo cáo thường kỳ đột xuất về tình hình của lớp , của HS với BGH.
	b. Trò:
* Nề nếp ở trường 
- Kính trọng thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè , phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường , thực hiện điều lệ , nội quy của nhà trường, chấp hành các quy tắc TTATXH .
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy, cô giáo và của trường: có đầy đủ SGK; vở ghi; đồ dùng học tập; không gian lận khi thi cử, kiểm tra; tham gia đầy đủ các buổi ngoại khoá về ATGT...
* ở nhà:
Có góc học tập, có đầy đủ ánh sáng , học và thuộc bài trước khi đến lớp , xem trước bài mới, sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn hoặc một số câu chuyện có liên quan tới nội dung bài học .
2. Tổ chức các hoạt động.
- Dự giờ thường xuyên.
- Tham gia hội giảng, chuyên đề, ngoại khoá đầy đủ
- Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm đầy đủ.
-Thường xuyên sử dụng đồ dùng có liên quan tới nội dung bài học.
- Tự học tự bồi dưỡng trong quá trình soạn giảng để nâng cao chất lượng bộ môn.
Kế hoach hoạt động cụ thể
Thời gian
Bài
Mục tiêu cần đạt
Chuẩn bị của thầy và trò
Ngoại khoá
Kết quả
Tuần 1
tiết 1
Bài 1: Tự chăm sóc RLTT
- HS hiểu những biểu hiện và ý nghĩa của việc tự CSRLTT, có ý thức và thường xuyên RLTT, có kế hoach luyện tập TDTT
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 2,3
tiết 2,3
Bài2: Siêng năng kiên trì
- HS hiểu những biểu hiện , ý nghĩa của việc rèn luyện tính SNKT, biết tự đánh giá hành vi của bản thân, có kế hoạch vượt khó, kiên trì bền bỉ trong học tập, LĐ
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 4
tiết 4
Bài3: Tiết kiệm
- HS hiểu : biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống. Biết tiết kiệm , không xa hoa lãng phí, tự đánh giá mình đã tiết kiệm ntn trong chi tiêu, thời gian...
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 5
tiết 5
Bài 4: Lễ độ
- HS hiểu biểu hiện ý nghĩa của việc rèn luyện tính lễ độ , biết đánh giá hành vi của bản thân từ đó đề ra phương hướng và rèn luyện tính lễ độ đối với mọi người trong cuộc sống
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 6
tiết 6
Bài5: Tôn trọng kỷ luật
- HS hiểu: biểu hiện , ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỷ luật, đánh giá hành vi của mình, của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỷ luật . HS có ý thức rèn luyện nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 7 tiết 7
Bài6: Biết ơn
HS hiểu: biểu hiện, ý nghĩa của lòng biết ơn, tự đánh giá hành vi của mình, của người khác về lòng bết ơn.Tự nguyện làm những việc thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô... 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tiần 8
tiết 8
Bài7: Yêu TN sống hoà hợp với TN
HS hiểu : thiên nhiên là gì? Vai trò của thiên nhiên đối với con người; có thái độ giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng yêu quý thiên nhiên; sống chan hoà gần gũi với thiên nhiên.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 9
tiết 9
Kiểm tra 45 phút
- HS vận dụng tốt những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua đó GV đánh giá được kết quả học tập của HS và việc giảng dạy của GV.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài sáng tạo, chính xác.
- Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra
- GV: Chuẩn bị giáo án; đề kiểm tra.
- HS: Chuẩn bị giấy để kiểm tra
Tuần 10
tiết 10
Bài8: Sống chan hoà với mọi người
HS hiểu:biểu hiện, ý nghĩa của lối sống chan hoà với mọi người, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, có ý thức với tập thể, với bạn bè, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè... 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 11
tiết 11
Bài9: Lịch sự, tế nhị
HS hiểu: biểu hiện, ý nghĩa cần thiết của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ cho lịch sự, tế nhị. Rèn luyện thành người lịch sự, tế nhị... 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 12,13
tiết 12,13
Bài10: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và HĐXH
HS hiểu:biểu hiện, tác dụng của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH.HS có thái độ và tự rèn luyện tính chủ động tích cực, tự giác trong hoạt động học tập, LĐ,XH. 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 14,15
tiết 14,15
Bài11: Mục đích học tập của HS
HS hiểu: Mục đích, ý nghĩa của việc học tập, sự cần thiết phải XDKH& thực hiện KH học tập. Có ý chí, nghị lực, tự giác trong học tập. 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 16
tiết 16
Ôn tập học kỳ I
-Ôn tập củng cố toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản theo các chủ đề đã học từ bài 1 đến bài 11.
- Có ý thức vận dụng những điều đã biết vào thực tế
- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát, tổng hợp kiến thức
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh....
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập...
Tuần 17
tiết 17
Kiểm tra học kỳ I
- HS vận dụng tốt những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua đó GV đánh giá được kết quả học tập của HS và việc giảng dạy của GV.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài sáng tạo, chính xác.
- Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra
- GV: Chuẩn bị giáo án; đề kiểm tra.
- HS: Chuẩn bị giấy để kiểm tra
Tuần 18
tiết 18
Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương
-Giúp HS củng cố các kiến thức đã học liên hệ các bài đã học với tình hình địa phương,
- Rèn kỹ năng phân tích so sánh, liên hệ kiến thức đã học vào thực tế
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu các vấn đề địa phương
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh....
- Trò: Học bài cũ, sưu tầm tư liệu về địa phương
Tuần 19, 20
tiết 19,20
Bài12: Công ước LHQ về quyền trẻ em
HS hiểu: một số nhóm quyền của trẻ em theo công ước liên hợp quốc, hiểu những hoạt động XH, giúp đỡ và bảo vệ trẻ em.GDHS ý thức giúp đỡ những trẻ em bị thiệt thòi trong cuộc sống.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập
Tuần 21,22
tiết 21,22
Bài13: Công dân nước CHXHCN Việt Nam
HS hiểu: trách nhiệm của CD đối với đất nước, quyền CD của mình. GDHS ý thức rèn luyện, học tập tốt để xứng đáng là CD của nước Việt Nam.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, tìm hiểu PL về quyền công dân
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu PLATGT
Tuần 23,24
tiết 23,24
Bài14: Thực hiện trật tự ATGT
HS hiểu: tính chất nguy hiểm, nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông; Rèn luyện kĩ năng nhận biết các biển báo giao thông; GDHS ý thức chấp hành luật lệ ATGT.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm đồ dùng, tranh ảnh, các loại biển báo giao thông
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu PLATGT
Tuần 25,26
tiết 25,26
Bài15: Quyền và nghĩa vụ học tập
HS hiểu : những quy định của PL về quyền được PL bảo vệ việc học tập của CD ; phân biệt những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, rèn luyện phương pháp học tập cho HS.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, tìm hiểu PL có liên quan, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập...
Tuần 27
tiết 27
Kiểm tra 45 phút
- HS vận dụng tốt những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua đó GV đánh giá được kết quả học tập của HS và việc giảng dạy của GV.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài sáng tạo, chính xác.
- Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra
- GV: Chuẩn bị giáo án; đề kiểm tra.
- HS: Chuẩn bị giấy để kiểm tra
Tuần 28,29
tiết 28,29
Bài16: Quyền được PL bảo hộ vè tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
HS hiểu: những quy định của PL về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Có thái độ quý trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự , nhân phẩm của mình và của người khác 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệuvề PL, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập....
Tuần 30
tiết 30
Bài17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
HS hiểu: Những ND cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Biết phân biệt những hành vi vi phạm chỗ ở của người khác , biết bảo vệ chỗ ở của mình , phê phán tố cáo những hành vi vi phạm những điều trên. Giáo dục HS ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác 
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu về PL sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập....
Tuần 31
tiết 31
Bài18: Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
HS nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; Phân biệt hành vi xâm phạm PL, tố cáo những hành vi vi phạm những quyền trên; GDHS ý thức, trách nhiệm đối với việc thực hiện những quyền trên.
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu về PL, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập...
Tuần 32
tiế32
Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương
-Giúp HS củng cố các kiến thức đã học liên hệ các bài đã học với tình hình địa phương,
- Rèn kỹ năng phân tích so sánh, liên hệ kiến thức đã học vào thực tế
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu các vấn đề địa phương
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh....
- Trò: Học bài cũ, sưu tầm tư liệu về địa phương
Tuần 33
tiết 33
Ôn tập học kỳ II
-Ôn tập củng cố toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản theo các chủ đề đã học từ bài 12 đến bài 18.
- Có ý thức vận dụng những điều đã biết vào thực tế
- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát, tổng hợp kiến thức
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh....
- Trò: Học bài cũ, làm bài tập...
Tuần 34
tiết 34
Kiểm tra học kỳ II
- HS vận dụng tốt những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. Qua đó GV đánh giá được kết quả học tập của HS và việc giảng dạy của GV.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài sáng tạo, chính xác.
- Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra
- GV: Chuẩn bị giáo án; đề kiểm tra.
- HS: Chuẩn bị giấy để kiểm tra
Tuần 35
tiết 35
Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương
-Giúp HS củng cố các kiến thức đã học liên hệ các bài đã học với tình hình địa phương,
- Rèn kỹ năng phân tích so sánh, liên hệ kiến thức đã học vào thực tế
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu các vấn đề địa phương
- GV: Soạn giáo án, đọc tư liệu, sưu tầm tục ngữ, ca dao, chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh....
- Trò: Học bài cũ, sưu tầm tư liệu về địa phương
 Tân Trào, ngày 21 tháng 9 năm 2006
 Nhà trường duyệt Người lập kế hoạch 
Ngày..../....../200....
 Nguyễn Thị Hường

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach GDCD 6.doc