Kế hoạch bài dạy nâng cao Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Hồ Thị Nhật Thành

Kế hoạch bài dạy nâng cao Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Hồ Thị Nhật Thành

Bài tập 1: Truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử. Em hãy tìm cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên

Gợi ý:

- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt đã được hình tượng hóa trong sự gặp gỡ và kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang.

- Công trạng của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước và xây dựng cuộc sống của cha ông ta.

Bài tập 2:Hãy nêu những chi tiết kì lạ và ý nghĩa của những chi tiết ấy trong

truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Gợi ý:

- Nguồn gốc, dung mạo: đây là chi tiết mang tính lý tưởng hóa nhằm đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc.

- Những chiến công hiển hách của LLQ thực chất là công cuộc mở nước của cha ông ta thời xưa.

- Hình ảnh bọc trăm trứng nở ra một trăm người con

->Chi tiết kì lạ, hoang đường, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa.

+Kì lạ: người sinh bọc trăm trứng, nở trăm con

+Thiêng liêng: 100 người con đầu tiên của đất Lạc Việt đã ra đời từ bào thai ấy.

Tất cả đều chung nhau núm ruột, chung nhau huyết thống.Đó cũng là cội nguồn của 2 tiếng đồng bào thiêng liêng, ruột thịt.

+ Giàu ý nghĩa:họ được thừa hưởng trí tuệ, tài năng và đaoh đức của cha Rông, mẹ Tiên. Những vị thần đẹp nhất,những người đã làm nên kì tích phi thường. Điều đó, đã làm cho người VN tự hào, hãnh diện về nòi giống, tổ tiên của mình.

- Con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường,không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần.

-> Ý nghĩa sâu sắc:

+ Khẳng định dòng máu tiên rồng, sự đẹp đẽ về dáng vóc, cơ thể cũng như về tài năng, trí tuệ của những con người sinh ra từ bao thai ấy-> dáng dấp vị thánh

+ Dự báo trước sức mạnh của dân tộc ,điều đó đã được trả lời bằng sức sống diệu kì của dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm lịch sử.

+ Chất chứa niềm tự hào mộc mạc, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ về phong cách cao quý của giống nòi

-Chia tay:+50 con theo mẹ lên rừng

 +50 con theo cha về với biển

- Phản ánh được nhu cầu của dân tộc trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước

-Lời nói của Lạc Long Quân có ý khẳng định:

+ Kẻ miền xuôi cũng như người miền núi đều là anh em một nhà

+ Phải biết thương yêu nhau,giúp đỡ nhau.

Bài tập 3: Trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy yêu cầu của vua Hùng và việc Lang Liêu được truyền ngôi có liên hệ với nhau như thế nào?

Gợi ý:

Yêu cầu của vua Hùng: người nối ngôi ta phải nối chí ta. Chí của vua Hùng cũng là ý nguyện của cả dân tộc: làm cho dân ấm no, đất nước được hưởng thái bình. Muốn làm được điều đó, người nối ngôi phải là người có đức, có tài, có chí.

Lang Liêu là người chăm chỉ làm ăn, là con vua nhưng sống cuộc sống của người nông dân, biết làm ra hạt lúa, củ khoai. Việc làm bánh cầu kì, cẩn thận tỉ mỉ chứng tỏ cháng là người rất chu đáo, kính trọng và hiếu thảo với vua cha, với tổ tiên.

 như vậy, LL là người có đức.

Từ lời thần báo mộng, LL đã nghĩ ra cách làm hai loại bánh từ nguyên liệu quen thuộc mà lại có hương vị ngon lành, hấp dẫn chứng tỏ chàng là người thông minh, sáng tạo

 như vậy, LL là người có tài.

Từ hai loại bánh của LL, ta càng yêu quý, trân trọng những sản phẩm của nhà nông. Chính vì thế, cần phát triển nghề trồng trọt, chăn nuôi, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

 như vậy, LL là người có chí.

 

doc 21 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy nâng cao Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Hồ Thị Nhật Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 Thứ 4 ngày 18 tháng 8 năm 2010
Truyền thuyết và ý nghĩa những chi tiết kì lạ.
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Hiểu được nột cách đầy đủ, sâu sắc đặc điểm của truyền thuyết và ý nghĩa của nó.
Rèn kỹ năng trình bày một văn bản ngắn với cách diễn đạt rõ ràng, rành mạch.
Trình tự các hoạt động dạy- học.
HĐ1: Hướng dẫn giải các bài tập trên lớp.
Bài tập 1: Truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử. Em hãy tìm cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên 
Gợi ý: 
Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt đã được hình tượng hóa trong sự gặp gỡ và kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang.
Công trạng của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước và xây dựng cuộc sống của cha ông ta.
Bài tập 2:Hãy nêu những chi tiết kì lạ và ý nghĩa của những chi tiết ấy trong 
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Gợi ý: 
Nguồn gốc, dung mạo: đây là chi tiết mang tính lý tưởng hóa nhằm đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc.
Những chiến công hiển hách của LLQ thực chất là công cuộc mở nước của cha ông ta thời xưa.
Hình ảnh bọc trăm trứng nở ra một trăm người con
->Chi tiết kì lạ, hoang đường, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa.
+Kì lạ: người sinh bọc trăm trứng, nở trăm con
+Thiêng liêng: 100 người con đầu tiên của đất Lạc Việt đã ra đời từ bào thai ấy.
Tất cả đều chung nhau núm ruột, chung nhau huyết thống.Đó cũng là cội nguồn của 2 tiếng đồng bào thiêng liêng, ruột thịt.
+ Giàu ý nghĩa:họ được thừa hưởng trí tuệ, tài năng và đaoh đức của cha Rông, mẹ Tiên. Những vị thần đẹp nhất,những người đã làm nên kì tích phi thường. Điều đó, đã làm cho người VN tự hào, hãnh diện về nòi giống, tổ tiên của mình.
- Con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường,không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần.
-> Ý nghĩa sâu sắc:
+ Khẳng định dòng máu tiên rồng, sự đẹp đẽ về dáng vóc, cơ thể cũng như về tài năng, trí tuệ của những con người sinh ra từ bao thai ấy-> dáng dấp vị thánh 
+ Dự báo trước sức mạnh của dân tộc ,điều đó đã được trả lời bằng sức sống diệu kì của dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm lịch sử.
+ Chất chứa niềm tự hào mộc mạc, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ về phong cách cao quý của giống nòi
-Chia tay:+50 con theo mẹ lên rừng
 +50 con theo cha về với biển
 Phản ánh được nhu cầu của dân tộc trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước
-Lời nói của Lạc Long Quân có ý khẳng định:
+ Kẻ miền xuôi cũng như người miền núi đều là anh em một nhà
+ Phải biết thương yêu nhau,giúp đỡ nhau.
Bài tập 3: Trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy yêu cầu của vua Hùng và việc Lang Liêu được truyền ngôi có liên hệ với nhau như thế nào?
Gợi ý: 
Yêu cầu của vua Hùng: người nối ngôi ta phải nối chí ta. Chí của vua Hùng cũng là ý nguyện của cả dân tộc: làm cho dân ấm no, đất nước được hưởng thái bình. Muốn làm được điều đó, người nối ngôi phải là người có đức, có tài, có chí.
Lang Liêu là người chăm chỉ làm ăn, là con vua nhưng sống cuộc sống của người nông dân, biết làm ra hạt lúa, củ khoai. Việc làm bánh cầu kì, cẩn thận tỉ mỉ chứng tỏ cháng là người rất chu đáo, kính trọng và hiếu thảo với vua cha, với tổ tiên.
như vậy, LL là người có đức.
Từ lời thần báo mộng, LL đã nghĩ ra cách làm hai loại bánh từ nguyên liệu quen thuộc mà lại có hương vị ngon lành, hấp dẫn chứng tỏ chàng là người thông minh, sáng tạo
như vậy, LL là người có tài.
Từ hai loại bánh của LL, ta càng yêu quý, trân trọng những sản phẩm của nhà nông. Chính vì thế, cần phát triển nghề trồng trọt, chăn nuôi, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. 
như vậy, LL là người có chí.
KL: LL là người xứng đáng để nối nghiệp vua Hùng.
HĐ2: Bài tập về nhà
Bài tập1: Em thích nhất chi tiết nào trong truyện Bánh chưng bánh giầy? Vì sao?
 Bài tập 2: Thay lời Lạc Long Quân kể lại chuyện Con Rồng cháu Tiên và những lời nhắn nhủ cháu con.
 Thứ 4 ngày 31 tháng năm 2010
Buổi 2: Bài tập về sử dụng từ.
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu thêm và biết cách sử dụng từ mượn.
- Biết cách giải thích nghĩa của từ và sử dụng từ đúng nghĩa khi nói và viết.
II. Hệ thống các bài tập mở rộng, nâng cao:
Bài tập 1:
Tìm các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: xe lửa, thảo mộc, khán giả, hải đăng,thảo nguyên, thiên lí, quảng cáo, đa số, tối thiểu.
Bài tập 2: 
Đặt câu có sử dụng các từ sau một cách thích hợp:
phụ nữ- đàn bà, nhi đồng-trẻ con, đề nghị- nhờ, non sông-giang sơn.
Bài tập 3: 
Tìm 5 từ mượn gốc Hán, 5 từ mượn từ ngôn ngữ khác và các từ thuần Việt tương ứng.
Bài tập 4: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau đây:
Trận đấu bóng sôi nổi đã thu hút được rất nhiều.... đến xem.
 Tôi là một... thường xuyên của chương trình “Đọc chuyện đêm khuya”.
Cuốn sách này đã được ... trong và ngoài nước biết đến.
 Bài tập 5:
Điền vào chố trống các từ thích hợp ứng với các nghĩa sau đây, biết rằng:
tiếng đầu của từ là “hải”:
...................chim lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặp, sống ở biển khơi.
....................: cửa biển, dùng làm nơi ra vào của một nước.
.....................: thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở Bắc cực và Nam cực.
.....................: khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.
......................: việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hóa nhập từ nước này sang nước khác.
......................: sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển.
-tiếng đầu của từ là giáo:
.......................: người dạy học ở bậc phổ thông.
........................: học sinh trường sư phạm.
........................: bài soạn của giáo viên.
........................: đồ dùng dạy học để cho hs thấy một cách cụ thể.
Bài tập 6:
Viết đoạn văn tự sự ngắn, trong đó em có dùng ít nhất 2 từ Hán Việt. Gạch chân các từ đó.
	 Thứ 4 ngày 16 tháng9 năm 2010
Buổi 3:	Luyện tập
I.Mục đích cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu và phân biệt tự nhiều nghĩa và tự đồng âm.
- Luyện cách lập dàn ý cho đề văn tự sự.
II. Hệ thống các bài tập:
Bài tập 1:
Em háy nối nghĩa của từ ở cột A với câu văn ở cột B có chứa từ đó cho thích hợp.
A
Quả( hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất.
Thức ăn nấu đến mức ăn được
Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để có hiệu quả.
Màu da mặt đổ ửng lên.
B
Vườn cam chín đỏ.
Trước khi quyết định phải nghĩ cho chín.
Tôi ngượng chín cả mặt.
Trên cây, na đã bắt đầu chín.
Mẹ nấu cơm chín rồi đấy!
Đồng lùa chín vàng.
Gò má cậu ấy chìn như quả bồ quân.
Bài tập 2.
Cho đoạn văn sau:
“ Hè vừa qua, Hải đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bố mẹ đã bàn với nhau mua cho Hải một cái bàn cầu lông để em luyện tập vào cuối các giờ chiều . Nhờ thế, Hải đã tiến bộ không ngừng về môn thể thao này. Trong hội thi Hội khỏe Phù Đổng vừa qua, Hải là cây làm bàn xuất sắc trong các tay vợt của lớp.”
Em hãy giải thích nghĩa của các từ bàn trong đoạn văn trên.
Các từ đó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
Giải thích: bàn:
- trao đổi ý kiến để đi đến thống nhất.
- đồ vật có chân, có mặt phẳng, dùng để làm việc, để đồ dùng...
- làn đưa bóng vào lưới.
Bài tập 3: 
Em hãy đặt câu với 2 từ đường là từ đồng âm, 2 từ đường là từ nhiều nghĩa.
Vận dụng để viết đoạn văn sử dụng các từ đường đó.
Bài tập 4: 
Lập dàn ý cho đè văn sau: 
 Em đã lớn rồi.
Thứ 4 ngày 29 tháng9 năm 2010
Buổi 4: Luyện tập làm bài văn tự sự
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Luyện viết các đoạn văn tư sự theo một chủ đề cụ thể.
Rèn kỹ năng diễn đạt, cách dùng từ...
Các bài tập nâng cao:
Đề văn: Hãy kể chuyện về một em bé mà em yêu quý.
Bài 1: Viết đoạn văn giới thiệu về một em bé.
Thông tin cần giới thiệu: Tên, tuổi, quan hệ với người kể, những ấn tượng đầu tiên.
Các cách giới thiệu:
C1:Giới thiệu khung cảnh và sự xuất hiện của em bé.
C2: Bắt đầu từ âm thanh, lời nói.
C3: Bắt đầu từ một hính ảnh.
Bài 2: Viết đoạn văn tự sự với câu chủ đề sau: 
 Em là một cô bé (cậu bé)cực kỳ thông minh.
Yêu cầu: kể những chi tiết, sự việc chứng tỏ sự thông minh của em bé: việc làm, cách vòi vĩnh, việc tiếp thu các kiến thức: hát, đọc thơ, kể chuyện, tham gia các trò chơi...
Bài 3: Viết đoạn văn tự sự với câu chủ đề:
 Em còn là một cô bé (cậu bé) nghịch ngợm, hiếu động nhưng rất đáng yêu.
( kể các chi tiết nói về sự hiếu động như: bắt chước người lớn, chạy nhảy, hoạt động luôn chân luôn tay...)
Bài 4: Viết đoạn văn tự sự với câu chủ đề:
Trong nhà, ai cũng yêu chiều em.
( kể các chi tiết, sự việc như: chăm chút, dỗ dành, sẵn sàng đáp ứng những vòi vình đáng yêu của em...)
Bài 5: Viết phần kết bài cho đề bài trên.
( HS viết từng đoạn văn, trình bày trước lớp để hận xét, gv bổ sung, uốn nắn nếu cần)
Bài 6: Em hãy liên kết các đoạn văn trên thành một bài văn kể chuyện em bé.
Thứ 4 ngày 13 tháng10 năm 2010
Luyện viết văn tự sự.
Mục tiêu cần đạt:
Rèn kỹ năng viết các đoạn văn tự sự.
Tập xây dựng các tình huống truyện. 
Tiến trình các hoạt động dạy - học.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
Trình bày bài tập đã chuẩn bị.
HĐ2: Luyện tập:
Bài tập 1: 
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Kể lại một việc tốt mà em đã làm.
Yêu cầu:
Phần mở bài : Giới thiệu tình huống xẩy ra câu chuyện.(tạo khung cảnh, nguyên nhân)
Phần thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:
Chi tiết mở đầu: câu chuyện bắt đầu từ đâu?Những nhân vật (chính, phụ) tham gia vào câu chuyện.
Chi tiết phát triển: trình tự sự việc tiếp diễn trong không gian, thời gian cụ thể.Sự xuất hiện lần lượt của các nhân vật và hành động cụ thể.
Chi tiết cao trào: sự việc phát triển đến đỉnh điểm như thế nào? Tình huống có gì gay cấn? Nhân vật chính đã có những hành động, lời nói như thế nào? 
Phần kết bài: Câu chuyện kết thúc như thề nào? Điều em rút ra từ sự việc trên là gì?( có thể kết bằng lời của nhân vật).
Bài tập 2: 
Viết phần mở bài: chọn một trong những cách mở bài sau:
Mở bài bằng cách miêu tả khung cảnh nhằm giới thiệu thời gian, không gian xẩy ra câu chuyện.
Mở bài bằng một đoạn hội thoại.
Mở bài bằng âm thanh ( tiếng kêu, tiếng động).
Mở bài bằng dòng hồi tưởng.
Viết các đoạn thân bài: xen cả lời kể và lời thoại.
Đoạn kể sự việc bắt đầu.
Đoạn kể các sự việc tiếp diên.
Đoạn kể sự việc cao trào.
Viết đoạn kết bài.
Buổi 6 Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010.
 LUYỆN TẬP VỀ TIẾNG VIỆT.
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về cấu tạo từ, từ mượn, cách dùng từ, danh từ
Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn.\
Hệ thống các bài tập nâng cao:
Bài tập 1: 
Tìm các danh từ chỉ đơn vị trong các câu sau:
Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. ... hồ diện bộ thời trang tím thẫm, .hồ rực rỡ trong tấm áo dạ hội lung linh muôn sắc màu.
Bài tập 3 : Tả con đường em tới trường vào một buổi sáng.
Buổi 14. Tiết 40,41,42. Thứ 4 ngày 9 tháng3 năm 2011
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Phát hiện, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các biện pháp tu từ từ vựng vào văn bản miêu tả
- Rèn kỹ năng làm văn tả người
II. Thời gian : 2 tiết làm bài, 1 tiết chữa bài.
III.Luyện tập :
1. Đề bài :
Câu 1 : Em hãy tìm biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng cụ thể của mỗi biện pháp tu từ đó :
 Từ ấy trong toi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chỏi qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 (Từ ấy-Tố Hữu)
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn, tả một khu vườn sau trận mưa. Trong đoạn văn, em có sử dụng phép so sánh, nhân hoá một cách thích hợp.
Câu 3: Hình dung và tả lại hình ảnh của chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. 
Những yêu cầu cơ bản:
Câu 1: Chỉ ra hai phép ẩn dụ :
bừng nắng hạ: là hình ảnh thể hiện cho sự chỏi sáng. Trong lòng người , trong nhận thức có sự chói loà. Cách sử dụng ẩn dụ nhằm diễn tả niềm vui sướng khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng, cảm thấy con đường đi rực rỡ ánh sáng của niềm tin, niềm lạc qua cách mạng.
Mặt trời chân lí : chỉ lí tướng. Lí tưởng như mặt trời soi sáng con đường phía trước.
Phép so sánh : Hồn tôi là một vườn hoa lá....
Tâm hồn trở nên vui vẻ, lòng người rộn rã ngập tràn niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống.
Câu 2 : Đoạn văn phải chọn được những chi tiết làm nổi bật sự xanh tươi, mát mẻ, tinh khôi của cây cối sau trận mưa. Khu vườn sau trận mưa còn có thêm tiếng chim lảnh lót, vui tươi.
Có thể sử dụng phép so sánh: 
Những hạt mưa vẫn còn đọng lại trên lá, dưới ánh nắng long lanh như những hạt ngọc lấp lánh.
Phép nhân hoá: 
Gió đùa trên cây na, gió mơn trớn mấy bông hồng nhung mớí nở.
Câu 3: 
Tả làm nổi bật:
 hình dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn của chủ bé qua dáng đi, qua cử chỉ.
Sự hồn nhiên, yêu đời, ham hoạt động cách mạng qua cử chỉ, điệu bộ, lời nói, nụ cười, ánh mắt.
Sự dũng cảm, gan dạ qua hành động của lần đưa thư cuối cùng.
Trong tả có kết hợp kể để hình ảnh trở nên sống hơn, thật hơn.
Có sử dụng phép so sánh phù hợp.
BUỔI 15 TIẾT 43,44,45 LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Rèn kĩ năng làm bài tổng hợp với các kiến thức: Tiếng Việt, cảm thụ văn học, tập làm văn
Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu.
II.Tiến trình các hoạt động dạy -học:
HĐ1: Kiểm tra bài làm ở nhà.
HĐ2: Luyện đề(hs làm tiết 1,2)
Câu 1: ( 3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”
Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn trích trên? Đoan trích có mấy câu trần thuật đơn?
Hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về cây tre qua đoạn trích trên.
Câu 2: ( 7 điểm)
 Dựa vào văn bản “ Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, em hãy thay lời cây tre tự kể về mình.
HĐ3: Chữa bài.( t 3)HS trình bày bài viết, nhận xét.
 GV nhận xét bổ sung.
Câu 1: 
a.Yêu cầu xác định:
. Có 6 câu trần thuật đơn.
b.Yêu cầu:
- Về kĩ năng: biết dựng đoạn văn cảm nhận: câu mở đoạn nêu cảm nhận chung. Các câu khác triển khai trên cơ sở những hình ảnh, chi tiết của đoạn văn. Câu kết chọt lại vấn đề.
- Về kiến thức: nêu được những cảm nhận sâu sắc của bản thân.
VD: Hình ảnh cây tre Việt Nam vẫn mãi là hình ảnh gắn bó, yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân, của người dân Việt Nam. Tre toả bóng mát, xoa dịu cơn nắng hè trong những buổi trưa đi làm về. Tiếng vi vu của luỹ tre làng trong cơn gió mênh mang. Tiếng sáo tre gửi tâm tình của những nỗi niềm buồn vui cuộc sống. Chiếc đu tre bay bổng, mang theo niềm vui khi mỗi dịp xuân về. Cánh diều tre trong những chiều hè như mang theo ước mơ tuổi thơ bay cao, cao mãi. 
 Câu 2: 
- Về kĩ năng:
 Biết xây dựng một bài văn tự sự ( kể chuyện tưởng tượng) theo bố cục 3 phần.
Biết cách triển khai các đoạn văn, cách kể chuyện, dùng từ đặt câu chính xác.
Biết sử dụng ngôi thứ nhất để kể câu chuyện.
- Về nội dung: 
Bám vào bài Cây tre Việt Nam để thể hiện được:
+ Cây tre tự giới thiệu về hình dáng, phẩm chất của mình.
+ Cây tre kể về sự gắn bó đối với con người trong cuộc sống đời thường, trong lao động sản xuất.
+ Cây tre kể về sự đóng góp của mình trong công cuộc chống ngoại xâm.
+ Mong ước gần gũi mãi với con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Ngày soạn:4/4/2011
TIẾT 46, 47,48 CẢM THỤ VĂN BẢN: LAO XAO
.A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên và làng quê qua hình ảnh các loài chim.
- Hiểu nghệ thuật quan sát tinh tế, tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả.
B. Tiến trình:
I- KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Văn bản là một đoạn trích trong tập hồi ký tự truyện của DK. Qua những kỷ niệm thơ ấu và thiếu niên ở làng quê, tác giả làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người. Tuy đơn sơ nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm đa tình người và hết sức hồn hậu.
2. Văn bản tập trung miêu tả một số loài chim thường thấy ở làng quê bằng cái nhìn hồn nhiên tuổi thơ tuy có vẻ lan man tự do nhưng lại theo một trình tự khá chặt chẽ. ở mỗi loài thường chọn miêu tả một vài nét tiêu biểu về màu sắc hình dáng, tiếng kêu hoặc đặc tính đồng thời chú trọng tả hoạt động của chúng kết hộp với kể và nhận xét bình luận.
II- LUYỆN TẬP :
Bài 1: Hãy quan sát miêu tả một loài chim ở quê em.
+ Chích bông: Thân hình bé nhỏ di chuyển nhanh, lông màu hung, hay bắt sâu, có ích.
+ Bồ câu: Hiền lành sống theo đàn hoặc từng đôi một, lông màu trắng hoặc đen, chân nhỏ, thích đậu trên mái nhà, thích ăn ngũ cốc, là biểu tượng của hoà bình, hữu nghị.
+ Chim sẻ: Mình nhỏ, tiếng kêu nghe vui tai, thường xuất hiện vào mùa hè, rất thân thiết với học trò, sống theo đàn, đậu trong các lùm cây, di chuyển nhanh thoăn thoắt.
Bài 2 Qua bài "Lao Xao" viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của mình.
- ấn tượng sâu sắc về làng quê Việt Nam với cuộc sống thanh bình.
- Tình yêu của tác giả với quê hương qua hồi ức tuổi học trò.
- Tài quan sát miêu tả tinh tế về các loài chim.
Ngày 18/4/2011. Tiết 49,50,51.
 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức làm văn miêu tả.
- Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả sáng tạo.
II. Tiến trình các hoạt động dạy-học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà.
HĐ2: Bài mới:
Hệ thống câu hỏi gợi dẫn
Trong các đề sau, đề nào thuộc dạng đề yêu cầu miêu tả sáng tạo?
Vì sao em biết đó là đề văn miêu tả sáng tạo?
? Vậy, nếu chỉ bằng những chi tiết trong tác phẩm, đã đủ để viết thành bài văn chưa?
Thảo luận nhóm: Em hãy xây dựng dàn ý chung của bài văn miêu tả sáng tạo. 
Nhóm 1,2,3,4: Tả người
Nhóm 5,6,7,8: Tả cảnh.
Em hày lập dàn ý chi tiết cho một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy tả cơn mưa rào theo tưởng tượng của mình.
Đề 2: Dựa vào văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, em hày tưởng tượng và miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển.
Nội dung
1.Thế nào là bài văn miêu tả sáng tạo?
Đế bài:
a.Hãy tả lại quang cảnh ngày mùa ở quê em.
b. Dựa vào văn bản Lao xao, hãy tả lại khu vườn vào một buổi sáng sớm.
c. Tả chú bé Lượm theo hình dung của em.
d. Tả cơn mưa rào đầu hạ
e. Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy tả lại một cơn mưa rào.
* Các đề b,c,e.
Vì các đề ấy yêu cầu người viết phải có kĩ năng tưởng tượng thông qua hình ảnh , chi tiết được miêu tả trong tác phẩm.
Bài viết cần phải có sự sắp xếp hợp lí, vận dụng những hình ảnh có trong tác phẩm, quan sát thêm ngoài cuộc sống để tả cho sinh động. 
2.Dàn ý chung của bài văn miêu tả sáng tạo:
a. Tả người:
* Mở bài:Giới thiệu nhân vật định tả: Tả ai? Trong tác phẩm nào? Ấn tượng của em về nhân vật ấy.
* Thân bài: 
- Tả ngoại hình theo hình dung của em:
+ Dáng ngừơi
+ Khuôn mặt
+ Làn da, mái tóc.
+Trang phục
- Tả hành động, việc làm để làm nổi bật phẩm chất, tính cách.(cử chỉ, lời nói, tác phong...)
* Kết bài: Tình cảm của em đối với nhân vật.
Tả cảnh:
*Mở bài: Giới thiệu cảnh cần tả: 
Cảnh gì?
Tả trong không gian, thời gian nào?
 Đặc điểm chung của cảnh cần tả.
*Thân bài: 
- Hình dung của em về cảnh theo trình tự cụ thể.
Những hình ảnh nào gợi lên trong tác phẩm? Hình ảnh nào em liên tưởng thêm?
Tả cụ thể trên cơ sở nhữngợư vật, sự việc được nói đến trong văn bản.
*Kết bài: Lòng yêu mến, tự hào.
Suy nghĩ từ cảnh sắc được tả trong bài.
Luyện tập
Đề 1: 
*Mở bài: 
Mùa hè sang, trong những ngày nắng chói chang, bất chợt những cơn mưa rào đến rồi đi không báo trước.
*Thân bài:
- Cảnh khi trời sắp mưa:
+ Trời đang nắng giòn, bỗng đâu những cơn giỏ thổi tới, nắng tắt nhanh, trời tối sấm lại.
+Từ dưới lòng đất, cơ man nào là mối cánh bay lên, rợp sân, rợp vườn.
+ Gió ào ào thổi, lũ gà con rối rít theo tiếng gọi cục cục của mẹ, chạy nhanh về chuồng, sơ hãi nấp dưới cánh mẹ mình.
+Mây đen kéo tới đen kịt, gió mỗi lúc một mạnh dần, cây cối đổ nghiêng về một phía.
+ Vườn mía xào xạc, lá mía múa gươm, lá khô cuốn cùng đám bụi mịt mù đường thôn, ngõ xóm.
+ Lũ kiến hớt hải nối đuôi nhau, tha những cái trứng to, chạy tới tấp về tổ.
+ xa xa, bụi tre vặn mình, là tre bay lả tả.
+ Góc vườn, cây dừa cũng bị cuốn theo gió, những tàu lá dừa sải rộng như bơi trong không trung.
Cảnh khi trời mưa:
+ Sau tia chớp rạch ngang trời, tiếng sét đinh tai nhức óc, mưa bắt đầu rơi: lộp độp, lộp độp .
+ Mưa mỗi lúc một to, giọt mưa rơi chéo mặt sân, mưa quất vào mặt, mưa rào rào trong vườn cây, loong coong trên mái tôn, ồ ồ đổ xuống theo đường ống nước.
+ Cả trời đất chỉ toàn một màu trắng xoá, núi xa chẳng còn thấy nữa.
+ Trước sân, bong bóng nối nhau, phập phồng. Nước cháy thành dòng, tuôn xuống rãnh cống.
+ Những chú mồi ướt cánh, rơi xuống, trôi theo dòng nước đục ngầu. Mấy chú cóc tranh thủ ra kiếm mồi, nhảy chốm chồm làm chú cún sủa vang.
Cảnh sau cơn mưa: 
+ Mưa nhẹ hạt dần rồi tạnh hẳn, may đã kéo đi từ lúc nào, bẩu trời quang đãng, sáng sủa. 
+ Mặt trời lại hiện ra, chói chang, rực rỡ, soi vào những giọt mưa còn nán lại trên cành, lung linh, lung linh.
+ Cây cối tắm gội thoả thích, dường như xanh hơn, đậm đà hơn.
+ Ngoài đường, người và xe lại nhộn nhịp, tiếng chuông, tiếng còi rộn vang.
*Kết bài: Yêu sao những cơn mưa rào mùa hạ
HĐ3: Dặn dò:
Viết hoàn chỉnh bài văn.
Lập dàn ý cho đề 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao Ngu van 6.doc