Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tôi được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nên các phương tiện thông tin nghe nhìn hầu như không có. Vì thế mỗi tối rảnh rỗi ba chị em tôi đều quây quần bên bếp lửa nhge bố tôi kể chuyện.

 Bố tôi là một người Hà Nội nhưng sau khi tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật, Bố tôi đã tình nguyện lên miền núi công tác, ở bố là cả một kho tàng các câu chuyện. Nhưng tôi thích nghe bố kể chuyện về Bác Hồ – người khai sinh ra nước Việt Nam.

 Câu chuyện về cuộc đời Bác với đôi bàn tay trắng xuống tàu đi tìm đường cứu nước. Chuyện Bác đi cào tuyết nơi xứ người để có tiền sinh sống và hoạt động. Chuyện Bác sưởi ấm bằng viên gạch hồng giữa gió rét mùa đông thành Paris. Đặc biệt Bác rất yêu quý thiếu nhi. Mỗi khi có thời gian rảnh Bác đều đến thăm và phát quà cho các cháu thiếu nhi.

 Hình ảnh ông cụ già, râu tóc bạc phơ, với ánh mắt hiền từ đã dành cả cuộc đời đem lại bình yên cho một dân tộc đã theo tôi lớn lên từng ngày và tình cảm thiêng liêng ấy luôn đi sâu vào kí ức tôi.

 Càng lớn tôi càng hiểu hơn, nhận thứuc của tôi về Bác cũng chín chắn hơn ”Bác ơi tim Bác mênh mông thế . ôm cả non sông mọi kiếp người.” Và non sông này, con người Việt Nam bao thế hệ vẫn trọn niềm kính yêu và biết ơn Người.

 Vào cao đẳng , ngành sư phạm Ngữ văn giúp tôi nghiên cứu sâu hơn về Hồ chí Minh qua những áng văn chương, được học tư tưởng Hồ Chí Minh một cách bài bản và khoa học. Tư liệu của tôi về Bác ngày một dầy hơn và tình cảm của tôi với Người ngày một sâu hơn.

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nên các phương tiện thông tin nghe nhìn hầu như không có. Vì thế mỗi tối rảnh rỗi ba chị em tôi đều quây quần bên bếp lửa nhge bố tôi kể chuyện.
	Bố tôi là một người Hà Nội nhưng sau khi tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật, Bố tôi đã tình nguyện lên miền núi công tác, ở bố là cả một kho tàng các câu chuyện. Nhưng tôi thích nghe bố kể chuyện về Bác Hồ – người khai sinh ra nước Việt Nam.
	Câu chuyện về cuộc đời Bác với đôi bàn tay trắng xuống tàu đi tìm đường cứu nước. Chuyện Bác đi cào tuyết nơi xứ người để có tiền sinh sống và hoạt động. Chuyện Bác sưởi ấm bằng viên gạch hồng giữa gió rét mùa đông thành Paris.... Đặc biệt Bác rất yêu quý thiếu nhi. Mỗi khi có thời gian rảnh Bác đều đến thăm và phát quà cho các cháu thiếu nhi.
	Hình ảnh ông cụ già, râu tóc bạc phơ, với ánh mắt hiền từ đã dành cả cuộc đời đem lại bình yên cho một dân tộc đã theo tôi lớn lên từng ngày và tình cảm thiêng liêng ấy luôn đi sâu vào kí ức tôi.
	Càng lớn tôi càng hiểu hơn, nhận thứuc của tôi về Bác cũng chín chắn hơn ”Bác ơi tim Bác mênh mông thế . ôm cả non sông mọi kiếp người.” Và non sông này, con người Việt Nam bao thế hệ vẫn trọn niềm kính yêu và biết ơn Người.
	Vào cao đẳng , ngành sư phạm Ngữ văn giúp tôi nghiên cứu sâu hơn về Hồ chí Minh qua những áng văn chương, được học tư tưởng Hồ Chí Minh một cách bài bản và khoa học. Tư liệu của tôi về Bác ngày một dầy hơn và tình cảm của tôi với Người ngày một sâu hơn. 
	Bác là người đã dạy cho tôi tình yêu trẻ cách giáo dục học trò, lúc sinh thời Bác là “ Ông cụ trồng cây giỏi nhất nước “ và cũng vì yêu cây yêu người, Bác đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” cho thế hệ mai sau.
	Mong ước của tôi là có thể truyền cho học sinh của mình tình cảm cao quý của dân tộc đối với Bác giúp các em hiểu tài năng kiệt xuất, đức hy sinh và cuộc đời “thanh bạch chẳng vàng son “ của Người để sống sao cho xứng đáng.
	Trong nghị quyết của tổ chức giáo dục khoa học Liên hợp quốc ( UNESCO ) về kỷ niệm 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
	Bây giờ với cương vị là một giáo viên tôi tự hào về một điều: “ Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh”. Chính vì điều này Tôi nhận thấy trách nhiệm to lớn của bản thân là phải học tập như tấm gương của Bác sao cho xứng đáng là con cháu của Bác Hồ kính yêu.
Đặc biệt là hiện nay cả nước ta đăng thực hiện chỉ thị số 06 – CT/ TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị số 33 /2006/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. Cuộc vận động của ngành giáo dục:” Mỗi thày co giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, và phong trào thi đua:” Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ văn - Giáo dục công dân ở cấp THCS đang công tác ở vùng 2 đă được gần 5 năm đang làm công việc trồng người một công việc vô cùng vất vả nhưng cũng đầy trọng trách và vinh quang .
Vậy để thực hiện tốt lời dạy của bác cũng như các cuộc vận động các phong trào trên thì trước hết bản thân tôi với vai trò cương vị là giáo viên , là đảng viên thì tôi phải là ‘’tấm gương sáng cho học sinh “ .Muốn vậy tôi đã chú ý cách sống đúng với chuẩn mực đạo đức ở trường cũng như ở nhà . 
Thành ngữ “Y phục xứng kì đức ” chính vì vậy trang phục của người giáo viên cũng rất quan trọng . Vì thế tôi luôn lựa chọn những trang phục phù hợp vời việc giảng dạy , không lựa chọn trang phục hở hang ... Bời trang phục phản ánh đạo đức của người giáo viên . Đi đôi với trang phục chính là lời nói và việc làm . Vì thế khi giảng bài và giao tiếp hàng ngày cân lựa chọn từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp .
Với học sinh tôi luôn ân cần , dịu dàng , chọn những từ ngữ phù hợp đôí với từng đối tượng học sinh để tạo sự thên thiện với học sinh , không có khoảng cách phân biệt giữa thầy và trò , các em có thể tự do bày tỏ những suy nghĩ , sự sáng tạo của học sinh đặc biệt thực hiện tốt phong trào thi đua:” Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Việc vận dụng lời dạy của Bác và phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vào công tác giảng dạy đã đem lại kết quả rất tốt cho bản thân tôi . Hầu hết các em đều yêu thích học môn học và đặc biệt thích tôi giảng dạy ở lớp các em bởi các em nhận thấy cô giáo như người mẹ người chị của các em ... Khi đánh giá phần kiểm tra bài cũ , đối với như những em trả lời tốt tôi luôn cố gắng động viên các em học cho tốt hơn , còn những em không thuộc bài động viên , giảng lại kiên thức các em chưa nắm được ( vào các tiết phụ đạo học sinh yếu kém ) . Từ đó đánh giá đúng chất lượng không chạy theo thành tích bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến kiến thức của ccá em đặc biệt hơn cả là hỏng cả một thế hệ tương lại . Thực hiện đúng trách nhiệm lòng yêu nghề và lương tâm nhà giáo nên đã đánh giái đúng . việc đánh gía này đảm bảo chất lượng thực của các em hoc sinh . Chính vì vật chất lượng chuyem môn các em học lớp tôi đạt kết qủa tương đối tốt . Ví dụ chất lượng học lực năm học 2007-2008
3/4 em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện .
Môn Ngữ văn 8ac + 9b : 
+ Giỏi 5/91
+ Khá 34/91
+ Trung bình : 50/91
+ Yếu : 2/91
Học sinh đỗ tốt nghiệp môn học 98/%
Hay trong năm học 2008-2009 , Tôi đã có 2/2 em đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện đồng thời năm trong đội tuyển học sinh giỏi thi cấp tỉnh của phòng giáo dục .
Với địa bàn công tác vùng 2 gặp nhiều khó khăn , các em chưa có thời gian đầu tư vào học , ngoài giờ học chính khoá chiều về các em phải giúp đỡ bố mẹ . Chính vì vậy với đặc thù bộ môn tôi luôn lồng ghép những kiến thức lời dạy của Bác vào các bài học của mình , tuyên truyền cho các em để nhằm cung cấp tri thức cho các em , ngoài ra tôi còn phải phối hợp với các giáo viên cùng trường tổ chức các buổi ngoại khoá kể về tấm gương về Bác đồng thời tuyên truyền cho mọi cha mẹ phụ huynh và nhân dân địa phương bằng các khẩu hiệu tuyên truyền hoặc tổ chức buổi tuyên truyền nói chuyện kể về Bác .Những điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức của các em . Kết quả là các em luôn được tôi kể cho nghe những câu chuyện kể của Bác và mong ước được thực hiện tốt lời dạy của Bác .Học kì I năm học 2008-2009 không có em HS nào hạnh kiểm trung bình và đạt 90% hạnh kiểm tốt . 
Những tấm gương đạo đức của Bác Hồ như vầng thái dương soi sáng tâm hồn tôi .Tôi tự hứa với bản thân mình : Mình sẽ quan tâm hơn nữa trong công tác giảng dạy , quan tâm hưn nữa với những học sinh thân yêu , luôn dành tình thương yêu cho các cháu , xứng đáng với thiên chức người mẹ thứ 2 giúp các em học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ . Hưởng ứng và thâm gia nhiệt tình cuộc vận động : 
" Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo ".Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
	Cố gắng tự rèn luyện bản thân , không ngừng học tập , nâng cao kiến thức , trình độ chuyên môn , nghiệp vụ , thực hiện tốt công tác của người lái đò , công tác " trồng người '' mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn : 
	" Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây 
	 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ". 
	Tôi vô cùng thấm thía lời dạy ấy và sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mọi người . Với Hồ Chủ Tịch không văn hoa mà mộc mạc , không nhiêu khê mà lắng đọng . Chính vì thế ta càng thấy Bác thật gần gũi và nhân hậu biết bao .
	Qua bài viết này tôi cũng xin nêu và ý kiến ( Biện pháp ) mà bản thân tôi sau 2 năm thục hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức , tự học và sáng tạo ".Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”như sau : 
	Thứ nhất là về phía giáo viên : Cần nâng cao ý thức học tập và thực hành ( Học đi đôi với hành ) . Việc học này phải thường xuyên bởi những tri thức chúng ta có “chỉ là một giọt nước trên đại dương mênh mông “ , có nhiều cách học khác nhau nhưng cần học chọn lọc và đúng hướng không nên học quá chuyên sâu mà học phỉ phục vụ cho chuyên môn cho việc áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày . Nhưng chỉo học thôi chưa đủ mà phải biết vận dụng nó vào trong công tác giảng dạy , trong cuộc sống . Tôi có thể lấy ví dụ như một số giáo viên hiện này việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém không được trả thù lao nên không coi trọng chỉ dạy đủ để báo cáo cấp trên nhưng các đồng chí đó không nghĩ rằng việc phụ đạo đó sẽ có ích rất lớn với học sinh bởi các em cần hiểu kiến thức , vận dụng được kiên thức đó vào cuộc sống có như vậy các em mới hứng thú học – say mê môn học – Từ đó yêu quý và tôn trọng cô giáo hơn .Theo tôi đay là điều căn bản nhất để việc thực hiện các cuộc vận động ccác phong trào mới có hiệu quả tốt .
	Thứ hai là về phía học sinh cũng cần phải có ý thức “Học đi đôi với hành ” bởi các em chỉ học thôi là chưa đủ mà cần phải thực hành vào cuộc sống có như vậy các em mới hiểu ý nghĩa sâu xa các kiến thức mà các em nghe từ cô giáo dạy .
	Thứ ba là đối với nhà trường cần phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên và học sinh , đồng thời tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề , các buổi ngoạ khoá với các hình thức đa dạng phong phú cho giáo viên và học sinh ...Ngoài ra cần tuyên dương khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc học tập các cuộc vân động và các phong trào , 
Và tụi cũng mong, những ai đang tiếp bước “theo chõn Bỏc” hóy hiểu rằng những chụng gai trờn con đường ấy đó được đụi bàn chõn Người đạp cho bằng phẳng hơn thỡ hóy giữ vững đạo đức cỏch mạng mà đi trọn con đường. 
Kết thúc bài viết này , tôi muốn gửi tới ban giam khảo , quý thầy cô , và toàn thể các bạn bức thông điệp :
	Chúng ta " hãy sống - Chiến đấu - Lao động và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại " .
	Hãy xứng đáng là cháu Bác Hồ kính yêu ./.
	Xin trân trọng cảm ơn .
	Mặc dù được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển . Nhưng những bài học, những áng văn thơ , những bài hát về người luôn in đậm và tâm trí tôi . Câu chuyện về cuộc đời Bác với đôi bàn tay trắng xuống tàu đi tìm đường cứu nước. Chuyện Bác đi cào tuyết nơi xứ người để có tiền sinh sống và hoạt động. Chuyện Bác sưởi ấm bằng viên gạch hồng giữa gió rét mùa đông thành Paris.... Đặc biệt Bác rất yêu quý thiếu nhi. Mỗi khi có thời gian rảnh Bác đều đến thăm và phát quà cho các cháu thiếu nhi.
	Hình ảnh ông cụ già, râu tóc bạc phơ, với ánh mắt hiền từ đã dành cả cuộc đời đem lại bình yên cho một dân tộc đã theo tôi lớn lên từng ngày và tình cảm thiêng liêng ấy luôn đi sâu vào kí ức tôi.
	Càng lớn tôi càng hiểu hơn, nhận thứuc của tôi về Bác cũng chín chắn hơn ”Bác ơi tim Bác mênh mông thế . ôm cả non sông mọi kiếp người.” Và non sông này, con người Việt Nam bao thế hệ vẫn trọn niềm kính yêu và biết ơn Người.
	Chính vì điều này Tôi nhận thấy trách nhiệm to lớn của bản thân là phải học tập như tấm gương của Bác sao cho xứng đáng là con cháu của Bác Hồ kính yêu.
Đặc biệt là hiện nay cả nước ta đăng thực hiện chỉ thị số 06 – CT/ TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị số 33 /2006/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. Cuộc vận động của ngành giáo dục:” Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, và phong trào thi đua:” Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
	Với cương vị là một kế toán trường học tôi nhận thấy mình lại càng phải học tập tấm gương về Bác nhiều hơn ở sự tiết kiệm , chống lãng phí trong chi tiêu cũng như việc tính toán các con số sao cho chính xác đúng với luật chi tiêu ngân sách nhà nước và cũng từ đó tôi rút ra bài học cho bản thân mình là :
Thứ nhất, bài học vì sao phải biết tiết kiệm cái nhỏ. Ví dụ như đôi dép của Bác cắt rất vừa chân, đi quai, chắc chắn, đi đến đâu cũng được. Qua suối hoặc trời mưa, trên cánh đồng hoặc đi công tác khắp nơi, hơn 11 năm rồi vẫn đôi dép ấyThật cảm động, vì đôi dép của Bác đã mòn, tụt quai, đóng đinh nhiều lần mà Bác vẫn dùng. Bác giải thích, mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi cha cần thiết cũng cha nên. Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta vẫn là nước nghèo và kém phát triển.
Thứ hai, bài học về tiết kiệm cái lớn. Ví dụ : Bác từ chối săm xe ôtô mới, lấy lí do là không thích đi nhanh, không thích êm. Bác kiên trì chịu đựng gian khổ, không dành chi mình cái quyền được ưu tiên, sung sướng, mà tiết kiệm cho nước nhà. Nghĩ lại câu chuyện này hôm nay. Một số cán bộ lãnh đạo đua nhau sắm xe ôtô vợt quá quy định của nhà nớc. Một số người khoe khoang có ôtô đắt tiền, có điện thoại xịn, có nhà cao, cửa rộng có vẻ "giàu sang". Họ không biết rằng uy tín và tài giỏi đâu phải là cái mẽ "sang giàu", là hình thức bề ngoài. Những người như vậy cần đọc kỹ và rút ra bài học cho mình ở câu chuyện này.
Thứ ba, bài học về trong trường hợp nào cũng cần tiết kiệm. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, tiết kiệm cả trong sản xuất và trong tiêu dùng. Tiết kiệm cần là một thói quen, một đức tính cần thiết. Một số ngời có thói quen  hình thức. Bác khước từ đi ôtô mới, sử dụng đồ đắt tiền, là để tiết kiệm của công. Bài học cho những ai nắm trong tay của công phải biết chống tham nhũng, không được tiêu xài hoang phí chỉ tiêu đúng chế độ, không hình thức và có hiệu qủa. Mọi cán bộ cần tiết kiệm tiền của cho Nhà Nước và tập thể, khiêm tốn, không hình thức là cách tốt nhất và thiết thực nhất học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
 Và tôi cũng mong, những ai tiếp bước “theo chân Bác ” hãy hiểu rằng những chông gai trên con đường ấy đã được đôi bàn chân Người đạp cho bằng phẳng hơn thì “hãy giữ vững đạo đức cách mạng mà đi trọn con đường” .
Kết thúc bài viết này , tôi muốn gửi tới ban giam khảo , quý thầy cô , và toàn thể các bạn bức thông điệp :
	Chúng ta " hãy sống - Chiến đấu - Lao động và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại " .
	Hãy xứng đáng là cháu Bác Hồ kính yêu ./.
	Xin trân trọng cảm ơn .

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen tam guong dao duc Ho Chi Minh.doc