Hướng dẫn học tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 - Năm học 2012-2013

Hướng dẫn học tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 - Năm học 2012-2013

 1.Phân môn văn.

 a.Trước khi học (chuẩn bị ở nhà)

 * Đọc kỹ văn bản và phần chú thích

 - Đọc, suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK

 - Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần)

 - Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.

 * Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh,.)

 * Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình.

 * Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.

 b. Khi ở trên lớp

 * Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô:

 - Trước những câu hỏi, những vấn đề dặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời.

 - Tích cực tham gia phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và tự tin.

 - Mạnh dạn nêu thắc măc của bản thân.

 * Ghi chép bài đầy đủ, chính xác

 - Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập thoái quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay.

 - Gạch dưới từ ngữ đặc sắc, phép tu từ trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.

 * Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
Ngày soạn: 11/08/2012
I.Giới thiệu chung về môn ngữ văn
 chương khơi gợi những tình cảm cao đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Văn chương làm phong phú thêm đời sống tình cảm con người. Thật đáng buồn nếu con người Việt Nam hiện đại giỏi về kiến thức tự nhiên, xã hội mà lại thiếu một trái tim biết yêu cái đẹp và giàu lòng yêu thương. Với những hướng dẫn ngắn gọn dưới đây, mong các em học tốt và yêu thích môn NGỮ VĂN hơn. 
II. Phương pháp học tập môn ngữ văn
 1.Phân môn văn.
 a.Trước khi học (chuẩn bị ở nhà)
 * Đọc kỹ văn bản và phần chú thích
 - Đọc, suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK
 - Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần)
 - Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.
 * Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh,..)
 * Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình.
 * Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.
 b. Khi ở trên lớp
 * Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô:
 - Trước những câu hỏi, những vấn đề dặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời.
 - Tích cực tham gia phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và tự tin.
 - Mạnh dạn nêu thắc măc của bản thân.
 * Ghi chép bài đầy đủ, chính xác
 - Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập thoái quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay.
 - Gạch dưới từ ngữ đặc sắc, phép tu từtrong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.
 * Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học.
 c. Sau giờ học
 * Học thuộc lòng bài thơ, dẫn chứng trong truyện.
 * Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “ Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô.
 * Đọc tài liệu tham khảo mở rộng, khắc sâu kiến thức.
 2. Phân môn tiếng việt 
 a. Trước khi học (chuẩn bị ở nhà)
 * Đọc kỹ, tìn hiểu các hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”.
 * Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải.
 b. Khi học trên lớp
 * Tập trung, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành khái niệm
 - Tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự ti.
 - Mạnh dạn nêu thắc mắc của bản thân.
 * Ghi chép đầy đủ, chính xác 
 - Dùng bút chì màu gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng trong SGK
 - Tập thói quen ghi chú vào sách các phần giải đáp sau khi thầy cô đã sửa bài
 * Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
 c. Sau khi học
 * Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập SGK 
 * Làm bài tập để khác sâu kiến thức
 * Biết liên hệ với các bài văn, thơ đã học, đọc thêm để tìm ví dụ có liên quan nội dung đã học.Từ đó có thể dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn , dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý trong sáng giàu sưc biểu cảm hơn.
 * Đọc thêm tài liệu để khắc sâu. Mở rộng kiến thức.
 3. Phân môn tập làm văn
 Các bước làm bài tập làm văn
 a.Tìm hiểu đề
 - Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 - Xác định thể loại ( kể chuyện, thuyết minh, ngị luận,..)
 - Xác định nội dung
 b. Tìm ý
 - Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.
 - Ý nào dứng trước, ý nào đứng sau.
 c. Lập dàn bài 
 - Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý
 - Không thừa, thiếu ý
 - Xác định được phần trọng tâm, phần không trọng tâm.
 * Viết bài: 
 - Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài
 - Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp
 - Tách đoạn hợp lý, có liên kết đoạn văn để bài văn rõ ràng chặt chẽ.
 * Sau khi làm bài:
 - Đọc lại bài văn 
 - Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi viết câu.
 - Nếu thiếu xót thì bổ sung ở lề trái.
 * Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm:
 - Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề để học cách viết. Tuy vậy không nên sao chép.
 - Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh mình. Cần viết nhiều nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc nhiều để có vốn từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1 HUONG DAN HOC TAP NGU VAN 6.doc