Đáp án Điểm
ĐỀ I
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu 1 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(3,0 đ) a. Nội dung Hội nghị thành lập Đảng
- Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,50
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. 0,50
b. Vì sao nói.
- Sự ra đời của Đảng là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Chứng tỏ giai cấp vô
sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Từ
đây cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của
đội tiên phong của giai cấp công nhân.
0,75
- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và đường lối giải
phóng dân tộc Việt Nam.
0,50
- Kể từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của phong
trào cách mạng thế giới. Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất
quyết định cho những bước phát triển về sau của dân tộc Việt Nam.
0,75
Câu 2
(4,0 đ)
Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt
Nam hoá” chiến tranh
a. Âm mưu
Tiếp tục tiến hành chiến tranh thực dân mới ở miền Nam, chống lại
các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Giảm xương máu của người
Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu của người Việt Nam, mà
thực chất là “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”.
0,50
b. Thủ đoạn
- Rút dần quân đội Mĩ và quân các nước thân Mĩ khỏi miền Nam.
Tăng cường xây dựng quân đội ngụy, viện trợ cho quân ngụy. Đẩy
mạnh việc thực hiện quốc sách “bình định”.Tăng cường đầu tư
1,00
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2007 Môn thi: LỊCH SỬ - Trung học phổ thông không phân ban HƯỚNG DẪN CHẤM THI Bản Hướng dẫn chấm gồm 03 trang I. Hướng dẫn chung - Thí sinh trả lời câu hỏi theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm ĐỀ I A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu 1 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3,0 đ) a. Nội dung Hội nghị thành lập Đảng - Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,50 - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt... 0,50 b. Vì sao nói... - Sự ra đời của Đảng là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới... Chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Từ đây cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của đội tiên phong của giai cấp công nhân... 0,75 - Chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam. 0,50 - Kể từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển về sau của dân tộc Việt Nam. 0,75 Câu 2 (4,0 đ) Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh a. Âm mưu Tiếp tục tiến hành chiến tranh thực dân mới ở miền Nam, chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu của người Việt Nam, mà thực chất là “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”. 0,50 b. Thủ đoạn - Rút dần quân đội Mĩ và quân các nước thân Mĩ khỏi miền Nam. Tăng cường xây dựng quân đội ngụy, viện trợ cho quân ngụy. Đẩy mạnh việc thực hiện quốc sách “bình định”.Tăng cường đầu tư 1,00 2 vốn, kĩ thuật, phát triển kinh tế miền Nam, vừa để lừa bịp, vừa để bóc lột được nhiều hơn và giảm gánh nặng cho Mĩ. - Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mở rộng xâm lược Lào, Campuchia, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Dùng thủ đoạn ngoại giao với các nước lớn xã hội chủ nghĩa để gây sức ép với ta. 0,50 c. Thắng lợi lớn của ta trên mặt trận quân sự - Phối hợp với quân dân Campuchia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ - ngụy (từ tháng 4 đến tháng 6-1970) 0,50 - Phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (1970). 0,50 - Cùng với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719” của Mĩ - ngụy (tháng 2 và 3-1971). 0,50 - Mở cuộc tiến công chiến lược (1972) trên các hướng chủ yếu là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đẩy chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh đứng trước nguy cơ bị phá sản. 0,50 B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm) Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) a. Diễn biến chính - Ngày 20-7-1946, Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến. Từ tháng 7- 1946 đến 6-1947, Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không chủ trương giữ đất, chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, phát triển lực lượng cách mạng. 0,75 - Từ tháng 6-1947, Quân giải phóng chuyển sang phản công, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Tháng 4-1949, Quân giải phóng vượt Trường Giang, tiến vào giải phóng Nam Kinh (23-4-1949). 0,75 - Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập. 0,50 b. Ý nghĩa sự ra đời - Đánh dấu thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử Trung Quốc... 0,50 - Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc. 0,50 ĐỀ II A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 đ) Những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công a. Ngoại xâm và nội phản - Hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và tay sai kéo vào miền Bắc... Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào miền Nam, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngày 23-9-1945, quân Pháp chính thức nổ súng tại Sài Gòn, mở đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trên nước ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật. 1,00 - Các lực lượng phản cách mạng như Đại Việt, Tơrốtxkít... ra sức 0,50 3 chống phá cách mạng. b. Kinh tế - tài chính Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề; giặc đói hoành hành. Ngân quỹ Nhà nước trống rỗng, tài chính hỗn loạn. 0,50 c. Văn hoá - xã hội Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội còn phổ biến. 0,50 Do những khó khăn trên, cách mạng nước ta đứng trước những thử thách hiểm nghèo, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. 0,50 Câu 2 Diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (4,0 đ) a. Chiến dịch Tây Nguyên - Sau khi đánh nghi binh ở Bắc Tây Nguyên, ngày 10-3-1975 ta tiến công tiêu diệt địch ở thị xã Buôn Ma Thuột. 0,50 - Ngày 12-3-1975, đập tan cuộc phản công của địch tại Buôn Ma Thuột. Ngày 14-3-1975, địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ta tiến hành truy kích. Ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc. 0,50 b. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng - Giải phóng Quảng Trị (19-3), Huế (25-3), cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai... 0,50 - Tiến công từ nhiều hướng, giải phóng Đà Nẵng (29-3). 0,50 c. Chiến dịch Hồ Chí Minh - Ta tấn công, phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang (16-4), Xuân Lộc (21-4). 0,50 - Ngày 26-4, mở đầu chiến dịch, các cánh quân của ta vượt tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn... 0,50 - Ngày 29-4, tổng công kích vào trung tâm Sài Gòn. Ngày 30-4, giải phóng Sài Gòn... Cùng thời gian trên, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng kết hợp tiến công và nổi dậy. Ngày 2-5- 1975, Nam Bộ và miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng. 1,00 B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm) như Đề I .........Hết.........
Tài liệu đính kèm: