Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

 “Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ”, câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang triển khai tiếp tục “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Đó cũng chính là khẩu hiệu của trường THCS Lý Tự Trọng - trường THCS đầu tiên trong huyện đạt Danh hiệu trường Chuẩn quốc gia của huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk.

 Người giáo viên luôn tự hào trong sự nghiệp trồng người của mình nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh .

 Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên . Nhưng không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lí lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh.

 Vì thế, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng.

 Bản thân tôi đã giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm được 10 năm tại trường THCS Lý Tự Trọng của huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk. Trong quá trình làm việc tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình về “ Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ”, với hi vọng ý kiến đó sẽ phần nào gợi ý cho những giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác của mình.

 

doc 20 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
TRONG VIỆC QUẢN LÍ LỚP HỌC
 BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
 š›š›š› 
 &!
I. Lý do chọn đề tài
 “Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ”, câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta và hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang triển khai tiếp tục “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Đó cũng chính là khẩu hiệu của trường THCS Lý Tự Trọng - trường THCS đầu tiên trong huyện đạt Danh hiệu trường Chuẩn quốc gia của huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk.
 Người giáo viên luôn tự hào trong sự nghiệp trồng người của mình nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh .
 Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên . Nhưng không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lí lớp học của mình, thậm chí còn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Thêm nữa, nhìn lại chặng đường đã qua của công tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cô giáo nói riêng không khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí còn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về thể chất cũng như tinh thần của học sinh. 
 Vì thế, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng. 
 Bản thân tôi đã giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm được 10 năm tại trường THCS Lý Tự Trọng của huyện Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk. Trong quá trình làm việc tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mong muốn được đóng góp một vài ý kiến của mình về “ Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ”, với hi vọng ý kiến đó sẽ phần nào gợi ý cho những giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác của mình.
II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
 1. Cơ sở lí luận
 “Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ”được phát triển từ dự án Môi trường thân thiện do Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển thực hiện thí điểm ở 12 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại đang được nhân rộng ra tại các trường Tiểu học, THCS, THPT trên cả nước. Trước khi trình bày một số các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, tôi xin trình bày một số những nội dung sau để có cái nhìn ban đầu về kỉ luật, biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 a. Khái niệm kỉ luật
 Theo từ điển tiếng Việt, kỉ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với người vi phạm kỉ luật.
 Theo quan điểm của Cambell – nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp đỡ trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội, sự kỉ luật bao gồm : hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua kinh nghiệm vui tươi. Và hình phạt chỉ là một trong số những biện pháp của việc kỉ luật, thậm chí còn là biện pháp kỉ luật tiêu cực nhất.
 Như vậy, theo hai cách hiểu trên ta thấy kỉ luật là những quy định và hình phạt, song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng giáo dục tích cực đến người học.
 b. Khái niệm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
 Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. 
 Theo như khái niệm trên cho ta hai cách hiểu về phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực . Thứ nhất, đó là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường) ở học sinh một cách tích cực. Thứ hai, đó là biện pháp giáo dục bằng các hình thức kỉ luật có tác động một cách tích cực đến người học.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Hiện nay, không ít giáo viên có thói quen giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể xác: đánh học sinh bằng tay hoặc roi, bắt học sinh dán băng keo vào miệng, tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp, bắt học quỳ gối, úp mặt vào tường.Còn có giáo viên trừng phạt về tinh thần bằng cách xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của học sinh như : chửi bới, xa lánh
 Có nhiều giáo viên tỏ ra bất lực trong việc giáo dục những học sinh cá biệt, khó bảo, nên đã sử dụng bạo lực. Biện pháp này thiếu hiệu quả, thậm chí là biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, chỉ có tác dụng trước mắt, gây thương tổn về lâu dài đến tinh thần của học sinh. Học sinh phát triển thái độ thù nghịch, về lâu dài các em trở nên chai lì với đòn roi, hung tợn và hiếu thắng. 
 Cũng đã có những giáo viên phạt tiền cho mỗi lỗi vi phạm của học sinh. Mặc dù ở mức độ nào đó hình phạt này có thể hạn chế sự vi phạm của học sinh, được sự chấp thuận, đồng tình của tập thể lớp và phụ huynh học sinh nhưng sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức của các em. Vô hình chung tạo nên ở học sinh nét suy nghĩ: mọi tội lỗi, sai phạm đều có thể mua chuộc được bằng đồng tiền.
III. Nhóm các giải pháp 
 Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng giáo dục với việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật học sinh, tôi xin đưa ra một số các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Theo cách hiểu giáo dục kỉ luật tích cực là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường) ở học sinh một cách tích cực, có thể áp dụng một vài biện pháp có ý nghĩa đi trước ngăn chặn việc học sinh vi phạm kỉ luật sau: 
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng tiến hành bàn bạc với nhau về nội qui của lớp, hình thức kỷ luật đối với học sinh (dựa trên Điều lệ trường THPT, Qui định về khen thưởng và kỷ luật học sinh của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam - trích Quyết định 1118/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ký ngày 1.12.1987). Sau khi học sinh tự bàn bạc, thống nhất mọi điều, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng hợp thành một bản “ Nội qui lớp học” hoặc “hình thức kỷ luật của lớp” và phổ biến. Bản nội qui này có thể bổ sung hoặc sửa đổi tùy theo tình hình học tập của học sinh và tình hình cụ thể của từng lớp. 
	 Mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào kinh nghiệm thực tế và tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm của mình mà đưa ra nội dung hoặc hình thức kỷ luật cho phù hợp, riêng cá nhân tôi thì tôi làm như sau:
 1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
	 - Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng: “muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”
	 - Nếu hiểu học sinh thì có thể chọn lựa được những tác động thích hợp. Nếu không hiểu học sinh thì không thể tìm được những phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng và do đó có thể thất bại. Kể cả việc lựa chọn nội dung và các hình thức giáo dục cũng cần căn cứ vào đặc điểm đối tượng. Chú ý đặc điểm đối tượng là nguyên tắc quan trọng của giáo dục học. Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh vừa là điều kiện vừa là một nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp.
	 - Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý, tính cách, năng lực, sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, phẩm chất đạo đức của học sinh. Về hoàn cảnh sống, mối quan hệ với tập thể, bạn bè .... Qua đó để thấy mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, của tập thể lớp để phát huy và khắc phục. Trên cơ sở đó phát hiện những yếu tố mới, những mầm mống, những nhân tố tích cực để làm nòng cốt cho phong trào chung của lớp. 
	 - Để tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục, Giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng những cách: 
 	 a. Thông qua phiếu lý lịch đầu năm học, trong buổi đầu tiên lớp gặp Giáo viên chủ nhiệm trước khi bước vào năm học mới
	 Từ phiếu lý lịch, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt kịp thời đặc điểm sơ lược của các em, đây cũng là cơ sở quan trọng để giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Ban cán sự lớp – lực lượng nòng cốt và quan trọng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực. 
	 b. Thông qua, giấy tờ cá nhân của học sinh (khai sinh , hộ khẩu ...), phiếu học sinh do nhà trường chuẩn bị
 	 Từ giấy khai sinh hoặc hộ khẩu của học sinh chúng ta nắm bắt những thông tin chính xác hơn về học sinh, kịp thời sửa chữa những sai sót về lý lịch của các em. Kết hợp với tư liệu từ phiếu học sinh, chúng ta tổng kết những thông tin cần thiết về học sinh về mọi mặt, để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng. 
Thông qua giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của lớp .
 Ban cán sự lớp được giáo viên chủ nhiệm trích quĩ lớp để mua bút, vở và có nhiệm vụ ghi chép các hoạt động của lớp , đồng thời theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong lớp tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ mà giáo viên chủ nhiệm đã giao. Thông qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt cụ thể từng đối tượng học sinh và có những biện pháp giáo dục phù hợp. 
 2. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Giáo viên chủ nhiệm và học sinh – nền tảng quan trọng của phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp kỷ luật tích cực
Quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người với người ở đất nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tốt đẹp giữa người lớn và tuổi mới lớn. Đặc biệt chúng ta đang thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tuy vậy khó tránh khỏi những xung đột nhỏ giữa thanh thiếu niên và người lớn, hay giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Điều đó một phần do học sinh và giáo viên chủ nhiệm sống và phát triển ở hai giai đoạn khác nhau. Mặt khác nó phụ thuộc nhiều vào thái độ của hai phía đối với nhau, quan điểm của hai phía về nhau.
Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể tốt đẹp nếu giáo viên chủ nhiệm thực sự tin tưởng vào học sinh, tạo điều kiện để các em được thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động, tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không được quyết định thay, làm thay cho học sinh, như vậy các em sẽ mất hứng thú và cảm thấy phiền toái. Mặt khác , thái độ “đỡ đầu” quá cặn kẽ của giáo viên chủ nhiệm sẽ củng cố ở học sinh tính trẻ con, thờ ơ và vô trách nhiệm. Nếu quen với cảm giác “đỡ đầu” đó các em sẽ rụt rè, không dám quyết định khi cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức  ... c sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
 * Đối với học sinh:	Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cưc có tác dụng khiến học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, học sinh được bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến. Học sinh trở nên tự tin trước đám đông, phát huy được khả năng của mình.
 * Đối với giáo viên: Khi sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp như giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó, giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinhh tôn trọng và quý mến. Điều quan trọng nữa là xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. 
 * Đối với nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội. Sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực sẽ giảm thiểu được tệ nạn xã hội, bạo hành và bạo lực; xã hội có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
 b. Phương pháp và yêu cầu thực hiện
 Để phương pháp này được thực hiện có hiệu quả, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương.
	 Khi vận dụng phương pháp trên cần chú ý đến đối tượng và mục tiêu giáo dục. Mỗi Giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, linh hoạt, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, đơn điệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
 Có những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực chưa cho hiệu quả tức thời. Cho nên, khi vận dụng giáo viên không nên nóng vội, cần có sự kiên trì và tâm huyết với công tác quản lí lớp học của mình.
 Nếu gặp một tập thể lớp ngoan ngoãn và chăm chỉ thì Công tác chủ nhiệm của giáo viên là một công tác hết sức thú vị. Giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh sẽ có một quan hệ thân ái và gắn bó. Giáo viên chủ nhiệm khi đó là người bạn tâm tình, người cố vấn tin cậy cho học sinh về các vấn đề hóc búa của tuổi “ Muốn làm người lớn ”, là người hướng dẫn cho các em về lẽ sống, về cách sống, về nghề nghiệp tương laiTuy nhiên, thực tế hiện nay Công tác chủ nhiệm là một công tác nặng nề và chán ngán bởi giáo viên chủ nhiệm phải dồn hết công sức để “đối phó” với những học sinh cá biệt, những học sinh đến trường để chơi chứ không phải để học. Hiện tượng nhiều giáo viên không kiềm chế được nên chửi mắng, thậm chí đánh cả học sinh không phải không có một phần nguyên do từ những học sinh như thế.
 Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là phương pháp giáo dục tiến bộ. Phương pháp này chủ yếu hướng tới sự tự giác, tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của học sinh hơn là các áp dụng các biện pháp kỉ luật. Thực hiện tốt phương pháp này xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; góp phần phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, cần nhân rộng, phát triển phương pháp trên tại các trường học trên toàn quốc. 
 Thiết nghĩ, mỗi phương pháp cũng như biện pháp cụ thể được đưa ra cần được thực tiễn và thời gian kiểm chứng. Lí thuyết sẽ không còn là viển vông, không tưởng nếu như được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự đầu tư xứng đáng. 
 Tôi đã vận dụng “ Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực vào Công tác chủ nhiệm lớp” trong năm học: 2009 – 2010 và đã thu được kết quả như sau:
 * Về xếp loại Hạnh kiểm : 
 Tốt : 77%
 Khá : 15,5%
 Trung bình : 0,75%
 Yếu, Kém : %
 * Về xếp loại Học lực : 
 Giỏi : 0%
 Khá: 33,5%
 Trung bình : 50% 
 Yếu : 16,5% 
 Kém : %
 Tuy nhiên chất lượng về học lực chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng về các hoạt động đã thu được những kết quả khả quan như: Giải ba khối 6 về Nghi thức, giải nhì về Văn nghệ và đặc biệt là Lớp đạt Danh hiệu Tiên tiến .
 Năm học này : 2010 – 2011 tôi tiếp tục vận dụng và bổ sung “ Phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực vào Công tác chủ nhiệm lớp” và đã thu được những kết quả tốt đẹp.Tôi mong rằng trên đây là những ý kiến, những biện pháp mang tính cá nhân, bày tỏ một góc nhìn về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, chắc chắn không tránh khỏi chủ quan và có phần phiến diện. Rất mong được sự lắng nghe và góp ý từ các giáo viên chủ nhiệm khác để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về phương pháp giáo dục thực sự mới mẻ và có ý nghĩa này. 
 2. Đề xuất và kiến nghị
 Công tác chủ nhiệm đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có sự đầu tư về thời gian và tâm sức. Vì vậy, cần có sự quan tâm, động viên kịp thời và thiết thực về cả tinh thần lẫn vật chất của nhà trường và các cơ quan đoàn thể, để giáo viên có thể yên tâm, dành trọn tâm huyết với nghề của mình. 
 Cần giảm thiểu thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên và tăng cường thời lượng cho các tiết chủ nhiệm. Có như vậy, việc thực hiện các biện pháp giáo dục mới có điều kiện phát huy hết được hiệu quả của nó.
 * Đối với Phòng giáo dục: cần tổ chức báo cáo chuyên đề hàng năm để các trường học hỏi kinh nghiệm những phương pháp hay và luôn có cái nhìn mới mẻ, tích cực về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp THCS. Qua đó cũng cần có sự tổng kết, đánh giá kết quả cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện các phương pháp giáo dục ở các trường phổ thông. Để đạt được mục đích giáo dục học sinh bằng biện pháp kỷ luật tích cực, cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, để lựa chọn biện pháp thích hợp. 
 * Đối với nhà trường: Nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo về Công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên làm công tác chủ nhiệm thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình và cần đánh giá xếp loại hàng tuần, hàng tháng chính xác.
 * Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 - Ngoài bản thân giáo viên chủ nhiệm nỗ lực phấn đấu quản lý lớp thì giáo viên chủ nhiệm còn phải phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu; chi hội phụ huynh lớp, trường; Liên đội của trường ; các tổ chức Đoàn Thanh niên, Công đoàn, tổ chức địa phương  trong suốt quá trình thực hiện biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực thì mới đạt được hiệu quả giáo dục học sinh toàn diện. 
 - Giáo viên chủ nhiệm phải là người có uy tín, có năng lực thực sự để tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, tạo được mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò, điều này góp phần rất lớn tạo nên sự trưởng thành ở mỗi học sinh, sự vững mạnh và ngày càng tiến bộ của mỗi lớp học. Cho nên bản thân giáo viên chủ nhiệm phải luôn luôn cố gắng học tập hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên trong thời đại mới, rèn luyện đạo đức, tác phong, mẫu mực trong giao tiếp xã hội, đồng nghiệp và thầy trò, xứng đáng là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo.
 * Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và thái độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn nữa. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao việc tự học, tự rèn ở nhà của các em.
 * Đối với chính quyền địa phương: luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác và tham gia vận động học sinh bỏ học ra lại lớp học cùng giáo viên chủ nhiệm. 
 Pơng Đrang, 02 / 11 / 2010
 Người thực hiện
 Lê Đình Lương
Ý kiến nhận xét
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài..............................................Trang 1 
II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu......................Trang 2
III. Nhóm các giải pháp.......................................Trang 3
IV. Kết luận, kiến nghị và đề xuất.......................Trang 13
 G
ôôôôôô

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM LUONG (2011-2011).doc