Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2006-2007

Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản Con Rồng Cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.

- Kể được truyện.

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp.

2. bài mới:

* Giới thiệu bài:

Gv có thể giới thiệu bức ảnh Bác Hồ cùng các chiến sỹ đến thăm đền Hùng. HS nhắc được câu nói của Bác đối với các chiến sỹ. GV vào bài .

* Tiến trình tổ chức các hoạt động:

I. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sơ bộ về khái niệm truyền thuyết và văn bản:

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2006	Ngày dạy: /9/2006
Bài 1- Tuần 1
Văn bản:	Con Rồng Cháu Tiên.
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản Con Rồng Cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.
- Kể được truyện.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. bài mới:
* Giới thiệu bài:
Gv có thể giới thiệu bức ảnh Bác Hồ cùng các chiến sỹ đến thăm đền Hùng. HS nhắc được câu nói của Bác đối với các chiến sỹ. GV vào bài .
* Tiến trình tổ chức các hoạt động:
I. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sơ bộ về khái niệm truyền thuyết và văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
 GV giao việc cho học sinh bằng các lệnh sau:
* Văn bản Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết. Vậy, trước hết chúng ta hiểu truyền thuyết là loại truyện dân gian có những đặc điểm gì?
Gv bổ sung:
 Cũng như các sáng tác dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, truyền thuyết không chỉ đem đến sự hiểu biết về tên người , tên núi tên sông như Lạc Long Quân , Âu Cơ , Thánh Gióng , An Dương Vương, núi Sóc, Cổ Loa thành ...mà còn chứa đựng trong đó pho sử hào hùng về thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông. Lấy cốt lõi là sự thật lịch sử, trí tưởng tượng bay bổng và phong phú của nhân dân đã khiến đời sau không nhầm lẫn trang truyền thuyết đầy chất thơ với những những trang sử kí. Đúng như Ông Phạm Văn Đồng đã nhận định :”Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá , gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng , chắp đôi cánh của sức tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người ưa thích”. Trong số đó, phải kể đến chuỗi truyền thuyết về thời đại Hùng Vương mà Con Rồng cháu Tiên là viên ngọc thứ nhất.
HS đọc * SGK
Nêu được:
- Kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ.
- Có yếu tố hoang đường kỳ ảo.
- Thể hiện thái độ và sự đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện lịch sử ấy.
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Truyền thuyết:
- Nhân vật và sự kiện lịch sử quá khứ.
- Tưởng tượng kỳ ảo.
- Thái độ và cách đánh giá.
GV đọc diễn cảm một đoạn.
Gọi 2 - 3 em đọc tiếp. Nói được nội dung mỗi đoạn. Gọi những em khác nhận xét cách đọc của bạn.
HS đọc. Nêu nội dung từng đoạn.
Học sinh khác nhận xét.
Nắm được bố cục.
Đoạn 1: Từ đầu...cung điện Long Trang: Giới thiệu về lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 2; Tiếp đến...lên đường: kể về việc sinh nở kỳ lạ của Âu Cơ.
-Đoạn 3; Còn lại: Sự nghiệp mở mang dựng nước của thời đại Hùng Vương.
2. Đọc - bố cục:
3 phần
GV treo bảng các sự việc chính của truyện:
* Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất thân nòi Rồng giống Tiên, giúp dân làm ăn, .sinh sống 
* Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên sinh ra bọc trăm trứng.
* Bọc trăm trứng nở trăm người con khoẻ đẹp.
* Chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng.
* Người con trưởng lên ngôi đóng đô tại Phong Châu lấy hiệu Hùng Vương truyền nối nhiều đời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản:
* Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên gồm có mấy nhân vật chính?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
* Có thể thấy trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên những chi tiết kỳ ảo tửơng tượng nào?
GV giao việc cho 3 nhóm:
- Nguồn gốc và vẻ đẹp của hai nhân vật chính?.
- Những chién công phi thường của LLQ trong sự nghiệp mở nước?
- Cuộc kết duyên kỳ lạ của Âu Cơ và LLQ?
- HS kể ra một vài chi tiết:
+ Nguồn gốc thần kỳ...
+ Phép lạ để Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ yêu quái.
+ Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng nở trăm con....
II. Tìm hiẻu văn bản:
1. Nhân vật và sự việc.
a. Lạc Long Quân và Âu Cơ:
* Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo ấy khiến người nghe có tâm trạng ra sao khi theo dõi câu chuyện?
GV: Không chỉ khiến câu chuyện được hấp dẫn lôi cuốn, người xưa qua các chi tiết thần kỳ tưởng tượng còn muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa. Chúng ta cùng trở lại với các phát hiện của các bạn trong mỗi nhóm.
- Thích thú, thấy hấp dẫn lôi cuốn.
* Trong trí tưởng tượng của người xưa, LLQ hiện lên với những vẻ đẹp phi thường nào về nòi giống và sức mạnh?
- Nòi Rồng, nhiều phép lạ, sức khoẻ vô địch, diệt trừ yêu quái.
* Còn Âu Cơ ?
* Thần Nông là ai?
- Con thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ.
- Chú giải 3 SGK.
* Như vậy, một anh hùng có xuất thân cao quý, một tiên nữ mang vẻ đẹp phi phàm đã gặp gỡ và nên duyên. Nghĩa là những vẻ đẹp cao quý phi thường của thần tiên đã được hoà hợp. Theo em, qua mối duyên tình này người xưa muốn gửi gắm điều gì?
- Tô đậm tính chất lớn lao kỳ lạ đẹp đẽ của nhân vật
- Khẳng định dân tộc ta có nguồn gốc cao quý thiêng liêng.
* Chi tiết ấy còn bộc lộ tình cảm ra sao của nhân dân đối với cội nguồn dân tộc?
- Tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng cháu Tiên.
* Mối lương duyên kỳ lạ ấy đã có sự khai hoa kết quả tốt đẹp lạ thường thế nào?
* Từ Khôi ngô chỉ một vẻ đẹp như thế nào?
- Sinh một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khôi ngô, khoẻ mạnh.
- sáng sủa, thông minh.
* Theo cảm nhận của em, ông cha ta đã bày tỏ ý nguyện gì qua chi tiết ấy?
- HS thảo luận:
+ Giải thích mọi người Việt Nam đều là anh em ruột thịt do cùng một mẹ sinh ra.
+ Nguồn gốc giống nòi người Việt là phi thường, cao quý.
+ Từ trong nguồn cội, dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
* Để chỉ điều này, người Việt ta đã dùng một từ Hán Việt rất giàu ý nghĩa. Là từ nào?
*Nhắc nhở tình cộng đồng thiêng liêng ấy, nhân dân ta còn có những câu ca dao tục ngữ nào nữa?
- Đồng bào
GV : Bác Hồ đã từng nói: Đồng bào là cùng một bào thai. Mọi người Việt Nam đều có chung nguồn cội, dù là người Kinh dưới xuôi hay người Tày Nùng Việt Bắc, người Dao, Hmông Tây Bắc hay người Khme Tây Nguyên đều là anh em một nhà, đều là núm ruột mang nặng đẻ đau của mẹ Âu Cơ, đều trưởng thành từ dòng máu Tiên Rồng, gắn bó và bình đẳng.
- Hs đọc, liên hệ.
* Tập quán sinh hoạt nòi Rồng giống Tiên khác biệt đã dẫn đén việc chia con của LLQ và AC. Vậy,em hiểu thế nào là tập quán?
- HS đọc chú thích 5.
* Việc chia con diẽn ra như thế nào?
* Vì sao lại chia con theo hai hứơng lên rừng xuống bể?
- 50 con theo cha xuóng biển, 50 con theo mẹ lên rừng.
- Rừng núi là quê mẹ, biển cả là quê cha. Đi như vậy, không phải là chia ly mà là phân chia để mở mang, khai phá, phát triển đất nước rộng dài về bờ cõi, giàu có về sản vật biển rừng.
* Câu chuyện kết lại bằng sự việc nào? Bằng sự việc ấy nhân dân ta còn muốn bày tỏ điều gì nữa?
Liên hẹ câu ca nhắn nhủ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
- HS nêu chi tiết cuói.
=>ý nghĩa: Dân tộc ta có từ lâu đời, trải qua các triều đại HùngVương. Phong Châu là đất Tổ.
Nền văn hoá Việt từ đó mà được hình thành, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt cũng từ đó mà được viết nên trang.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
* Qua bài học, văn bản Con Rồng cháu Tien đã giúp em hiểu thêm gì về dân tộc Việt Nam ta?
- Hs nêu được ý nghiã văn bản:
+ Nguồn gốc dân tộc là cao quý, đáng tự hào.
+ Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết gắn bó từ trong nguồn cội.
+ Lịch sử dân tộc ta đã được dựng xây tự ngàn đời...
* Không chỉ làm giàu thêm kiến thức, câu chuyện truyền thuyết này còn bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp như thế nào?
Hs trình bày:
+ Tự hào kiêu hãnh...
+ Gắn bó yêu quý nhân dân, đất nước mình.
+ mong muốn được ....
* Để tạo nên sức lôi cuốn và sức sống lâu bền, khiến những ý nguyện của người xưa dễ thấm thía khắc ghi trong lòng nhiều thế hệ, yếu tố nghệ thuật nổi bật nào đã có mặt trong truyền thuyết?
Câu chuyện khiến ta liên hệ đến hiện thực lịch sử nào của dân tộc?
Gv: Đây là cốt lõi lịch sử, nhưng khi thâm nhập vào trí tưởng tượng bay bổng và lòng yêu mến của nhân dân, lịch sử ấy đã được thăng hoa thành những truyền thuyết vừa chân thực vừa giàu tính huyền thoại. Nhân vật và sự kiện có thật được toả sáng trong một vẻ đẹp phi thường kỳ diệu bởi những chi tiết kỳ ảo. Vậy, em hiểu thế nào là chi tiết kỳ ảo ?
- Sự thật lịch sử.:
GV gợi dẫn và bổ sung ý kiến các em:
Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ gợi ta liên tưởng đến sự kết hợp giữa các bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt là nguồn gốc chung của cư dân Bách Việt. Ngày đó, con người sống rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và núi cao phương Bắc, sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, săn bắn và đánh cá. Cuộc sống ấy cần sức mạnh để chinh phục thiên nhiên và chống giặc dữ. Vì vậy, các bộ lạc đã kết hợp để tạo nên khối cộng đồng cư dân Bách Việt, lấy tên nước là Văn Lang.
- Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo...
- Tưởng tượng, hư cấu, không có thật.
Hs đọc ghi nhớ trong SGK.
Gv bình tổng kết:
 Như vậy, câu chuyện kể về nguồn gốc dân tộc khép lại nhưng đã mở ra những bài học và ý nghĩa sâu sắc, cảm động về nguồn cội, gieo vào tâm hồn mỗi người dân Việt hạt giống của niềm tự hào, lòng kiêu hãnh vì mình là con Rồng cháu Tiên, về lịch sử ngàn đời của dân tộc, về tình nghĩa đồng bào sâu nặng thiêng liêng để từ đó lòng yêu nước thương nòi, chí dựng xây Tổ Quốc, tình gắn bó cộng đồng được nảy nở, được đơm hoa kết trái. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ...
..............cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • doccon rong chau tien.doc