Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 28: Ứng dụng của nam châm - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 28: Ứng dụng của nam châm - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Ngày soạn: 27/11/2008. Ngày dạy: 28/11/2008

Tiết: 28 ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động.

 - Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.

 2. Kỹ năng:

 - Biết làm T N một cách chính xác, biết ứng dụng của nam châm điện trong một số dụng cụ.

 3. Thái độ:

 - Siêng năng, nhanh nhẹn và biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Nêu vấn đề + trực quan + Vấn đáp.

C. CHUẨN BỊ.

Gv: Giáo án, sgk, tài liệu, dụng cụ thí nghiệm.

Hs: mỗi nhóm. - 1 ống dây điện 100 vòng, 1 giá T N, 1 biến trở, 1 nguồn điện.

 - 1 ampe kế, 1 nam châm chữ U, 1 loa điện, công tắc, dây nối.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức lớp. (1p)

 II. Kiểm tra bài củ. (5p)

1. Hãy nêu sự nhiễm từ của sắt và thép? Các vật liệu nào bị nhiễm từ?

2. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách nào?

 III. Bài mới.

 1. Đặt vấn đề:(2p)

 Nam châm được chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng kại có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống củng như trong kĩ thuật. Vậy nam châm có những ứng dụng nào trong thực tế?

 2. Triển khai bài:

Điều khiển của GV Hoạt động của HS

HĐ1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loa điện.

Gv:- Yêu cầu các nhóm mắc sơ đồ H26.1

Hs:- Các nhóm mắc mạch điện H26.1.

 - quan sát hiện tượng xảy ra trong hai trường hợp.

- Có hiện tượng gì xảy ra với ống dây khi có dòng điện chạy qua ống dây và khi có dòng điện chạy qua ống dây biến thiên?

- Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của loa điện, yêu cầu mỗi HS chỉ ra các bộ phận chính của loa điện, chỉ ra được đâu là nam châm, ống dây điện, màng loa trong chiếc loa điện.

- Quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra ntn? I. Loa điện.

 1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện.

 a. Thí nghiệm:

b. Kết luận:

 - Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.

 - Khi I thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

2. Cấu tạo của loa điện.(sgk)

 - Ống dây L

 - Nam châm mạnh E

 - Màng loa M

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 28: Ứng dụng của nam châm - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2008. Ngày dạy: 28/11/2008
Tiết: 28 ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động.
 - Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.
 2. Kỹ năng:
 - Biết làm T N một cách chính xác, biết ứng dụng của nam châm điện trong một số dụng cụ.
 3. Thái độ:
 - Siêng năng, nhanh nhẹn và biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 - Nêu vấn đề + trực quan + Vấn đáp..
C. CHUẨN BỊ.
Gv: Giáo án, sgk, tài liệu, dụng cụ thí nghiệm.
Hs: mỗi nhóm. - 1 ống dây điện 100 vòng, 1 giá T N, 1 biến trở, 1 nguồn điện.
 - 1 ampe kế, 1 nam châm chữ U, 1 loa điện, công tắc, dây nối.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức lớp. (1p)
 II. Kiểm tra bài củ. (5p)
Hãy nêu sự nhiễm từ của sắt và thép? Các vật liệu nào bị nhiễm từ?
Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách nào?
 III. Bài mới.
 1. Đặt vấn đề:(2p)
 Nam châm được chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng kại có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống củng như trong kĩ thuật. Vậy nam châm có những ứng dụng nào trong thực tế?
 2. Triển khai bài:
TG
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
15p
HĐ1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của loa điện.
Gv:- Yêu cầu các nhóm mắc sơ đồ H26.1 
Hs:- Các nhóm mắc mạch điện H26.1.
 - quan sát hiện tượng xảy ra trong hai trường hợp. 
- Có hiện tượng gì xảy ra với ống dây khi có dòng điện chạy qua ống dây và khi có dòng điện chạy qua ống dây biến thiên?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của loa điện, yêu cầu mỗi HS chỉ ra các bộ phận chính của loa điện, chỉ ra được đâu là nam châm, ống dây điện, màng loa trong chiếc loa điện.
- Quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra ntn? 
I. Loa điện.
 1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện.
 a. Thí nghiệm:
b. Kết luận:
 - Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.
 - Khi I thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
2. Cấu tạo của loa điện.(sgk)
 - Ống dây L
 - Nam châm mạnh E
 - Màng loa M
10p
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ.
*. Tổ chức cho HS làm việc cá nhân với sgk và nghiên cứu H26.3, nêu câu hỏi:
- Rơle điện từ là gì? Hãy chỉ ra bộ phận chủ yếu của rơle điện từ, tác dụng của mỗi bộ phận?
- GV treo H26.3 lên bảng, Yêu cầu HS trả lời C1 về nguyên tắc hoạt động của rơle điện từ?
- HS làm việc cá nhân với sgk, nghiên cứu sơ đồ chuông báo động trên hình vẽ, nhận biết các bộ phận chính của hệ thống, phát hiện và mô tả được hoạt động của chuông báo động khi cửa mở, cửa đóng. Trả lời C2.
- Rơle điện từ sử dụng nam châm điện ntn để tự động đóng, ngắt mạch điện?
II. Rơle điện từ.
1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ.
 - Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
 a. Cấu tạo: 
 - Gồm một nam châm điện và một thanh sắt non.
 b. Nguyên tắc hoạt động: 
 - Khi đóng khóa K có dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm điện làm cho nam châm hút thanh sắt xuống chạm vào thanh sắt phía dưới. Mạch điện 2 được đóng mạch và có dòng điện chạy qua động cơ làm động cơ hoạt động.
2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động.
* C2: Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch điện 2 hở.
- Khi cửa hé mở, chuông kêu vì cửa mở làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2.
8p
HĐ3: Vận dụng.
- GV yêu cầu cá nhân HS tự nghiên cứu trả lời C3,C4. C4 HS giải thích trên hình vẽ.
- Gọi HS khác bổ sung ý kiến.
III. Vận dụng.
* C3: Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.
* C4: Khi cường độ dòng điện vượt qua mức cho phép thì nam châm có từ tính mạnh hơn, nó sẽ hút thanh sắt S về phía nam châm làm hở các tiếp điểm 1 và 2, mạch điện lúc đó bị ngắt mạch.
IV. Củng cố:(3p)
Hãy nêu cấu tạo của loa điện?
Rơle điện từ được hoạt động ntn?
V. Dặn dò:(1p)
- Các em về nhà học bài và làm bài tập 26.1 đến 26.4. 
- Đọc và soạn trước bài: Lực điện từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 28li 9.doc