Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 7: Gương cầu lồi - Năm học 2006-2007

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 7: Gương cầu lồi - Năm học 2006-2007

I/Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Nêu được tính chất ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi

 2.Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

 3.Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệmđã làm. Tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

II/Chuẩn bị:

1.GV : Một gương phẳng, một gương cầu lồi,1 cây nến,1 que diêm, 3 bảng phụ.

2.HS : Mỗi nhóm như trên.

 III/Phương pháp dạy học:

 Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình, trực quan

IV/Tiến trình:

1) On định tổ chức: Kiểm diện học sinh

2) Kiểm tra bài cũ:

-Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? (8đ)

Trả lời:

Anh ảo, to bằng vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

 - Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn ? ( 2đ )

 Trả lời:

Vì các tia phản xạ lọt vào mắt coi như đi thẳng từ ảnh S đến mắt không hứng được S trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S chứ không có ánh sáng thật đến S.

 3) Giảng bài mới:

Hoạt động của thầy-trò Nội dung bài học

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (SGK).

* Giáo viên cho HS quan sát 1 số vật nhẵn bóng không phẳng: cái thìa, muôi múc canh, gương xe máy .HS quan sát ảnh của mình trong gương và và nhận xét ảnh có giống mình không ? Mặt ngoài của muôi, thìa là gương cầu lồi, mặt trong là gương cầu lõm

 => Xét ảnh của gương cầu lồi.

Hoạt động 2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi :

- Gv giới thiệu dụng cụ TN. Phân nhóm HS. Phát phiếu học tập. Phát dụng cụ.

- Gv yêu cầu HS đọc h7.1 SGK, nêu dự đoán.

( ảnh đó có phải là ảnh ảo không ? ảnh lớn hơn vật hay ảnh nhỏ hơn vật )

 => TN kiểm tra

- Bố trí TN như H.7.2 trong SGK.

- GV nêu phương án so sánh độ lớn của ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương ? ( 2 cây nến giống nhau – khoảng cách 2 cây nến đến 2 gương bằng nhau )

- Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ?

- HS điền kết luận trong SGK.

Hoạt động 3: Quan sát vùng nhìn thấy của gương cầu lồi :

- Cho HS đọc TN mục II SGK ( C2 )

- Có phương án nào khác để xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi ?

- Cho 3 nhóm TN theo SGK.

- Cho 3 nhóm TN theo phương án sau:

+ Đặt gương phẳng cao hơn đầu quan sát các bạn trong gương, xác định được khoảng bao nhiêu bạn. Rồi tại vị trí đó ( gương phẳng ) đặt gương cầu lồi sẽ thấy số bạn quan sát được nhiều hơn hay ít hơn.

- Yêu cầu HS rút ra kết luận điền vào SGK.

- Cho HS vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi vào phiếu học tập.

I/Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi:

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:

- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

- Ảnh nhỏ hơn vật.

II/Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:

Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được 1 vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 7: Gương cầu lồi - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 7
Ngày dạy:17/10/2006
GƯƠNG CẦU LỒI
I/Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nêu được tính chất ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi
 2.Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
 3.Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệmđã làm. Tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
II/Chuẩn bị:
1.GV : Một gương phẳng, một gương cầu lồi,1 cây nến,1 que diêm, 3 bảng phụ.
2.HS : Mỗi nhóm như trên.
 III/Phương pháp dạy học:
 Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình, trực quan
IV/Tiến trình:
1) Oån định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
-Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? (8đ)
Trả lời:
Aûnh ảo, to bằng vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
 - Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn ? ( 2đ )
 Trả lời:
Vì các tia phản xạ lọt vào mắt coi như đi thẳng từ ảnh S’ đến mắt không hứng được S’ trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’.
 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (SGK).
* Giáo viên cho HS quan sát 1 số vật nhẵn bóng không phẳng: cái thìa, muôi múc canh, gương xe máy .HS quan sát ảnh của mình trong gương và và nhận xét ảnh có giống mình không ? Mặt ngoài của muôi, thìa là gương cầu lồi, mặt trong là gương cầu lõm
 => Xét ảnh của gương cầu lồi.
Hoạt động 2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi :
- Gv giới thiệu dụng cụ TN. Phân nhóm HS. Phát phiếu học tập. Phát dụng cụ.
- Gv yêu cầu HS đọc h7.1 SGK, nêu dự đoán.
( ảnh đó có phải là ảnh ảo không ? ảnh lớn hơn vật hay ảnh nhỏ hơn vật )
 => TN kiểm tra 
- Bố trí TN như H.7.2 trong SGK.
- GV nêu phương án so sánh độ lớn của ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương ? ( 2 cây nến giống nhau – khoảng cách 2 cây nến đến 2 gương bằng nhau )
- Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ?
- HS điền kết luận trong SGK.
Hoạt động 3: Quan sát vùng nhìn thấy của gương cầu lồi :
- Cho HS đọc TN mục II SGK ( C2 )
- Có phương án nào khác để xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi ?
- Cho 3 nhóm TN theo SGK.
- Cho 3 nhóm TN theo phương án sau:
+ Đặt gương phẳng cao hơn đầu quan sát các bạn trong gương, xác định được khoảng bao nhiêu bạn. Rồi tại vị trí đó ( gương phẳng ) đặt gương cầu lồi sẽ thấy số bạn quan sát được nhiều hơn hay ít hơn.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận điền vào SGK.
- Cho HS vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi vào phiếu học tập. 
I/Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi:
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
II/Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được 1 vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
4) Củng cố và luyện tập:
- Hs làm việc cá nhân trả lời câu C3, C4 ?
=> C3: Vùng nhìn thấy của GCL rộng hơn vùng nhìn thấy của GP, vì vậy giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
=> C4: Người lái xe nhìn thấy trong GCL xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
- Hướng dẫn Hs đọc phần có thể em chưa biết ( GCL có thể coi như gồm nhiều gương phẳng nhỏ ghép lại. Vì thế có thể xác định tia phản xạ bằng định luật phản xạ ánh sáng cho gương phẳng nhỏ tại mỗi vị trí đó ).
5)Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Làm bài tập 7.1 à 7.4 / SBT trang 8. học bài, làm bài tập trong vở bài tập.
- Gv cho Hs xem trước 1 gương cầu lõm: Hs về nhà tìm 1 vài gương cầu lõm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVL T7.doc