A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả 1 thí ngiệm tạo dòng điện, nhận biết có dòng điện ( bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng , quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực chung ( cực dương và cực âm của pin hay acquy)
- Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng .
2. Kĩ năng:
- Biết làm thí nghiệm, thao tác lắp mạch điện.
3. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
B. Phương pháp :
- Thí nghiệm trực quan, vấn đáp đàm thoại.
C. Chuẩn bị :
*Giáo viên: Tranh phóng to hình 19.1, 19.2 sgk
* Học sinh mỗi nhóm :
- Một mảnh phim nhựa, một mảnh kim loại mỏng, một bút thử điện, một mảnh len.
- Một nguồn điện và một bóng đèn lắp sẵn vào đế đèn.
- Một công tắc và 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện .
D. Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định tổ chức: (1)
7A: 7B: 7C:
7D: 7E: 7G:
II. Kiểm tra bài củ: (4)
- Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? Trả lơì bài tập 18.1 ?
- Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Trả lời bài tập 18.2?
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề: (1)
- Nêu những ích lợi và thuận tiện khi sử dụng điện? (hs trả lời)
- Các thiết bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua, vậy dòng điện là gì?
Tg Hoạt động Gv-Hs Nội dung
15 Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì ?
Gv: - Treo tranh vẽ hình 19.1 yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ.
- Mảnh phim nhựa tương tự như gì?
- Điện tích trên mảnh phim nhưa tương tự như gì ?
- Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như gì?
- Điện tích dịch chuyển qua mảnh tôn, bóng đèn và tay tương tự như gì?
- Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như gì?
- Khi nước chảy đến khoá ta làm như thế nào để nước lại chảy qua ống?
- Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng ?
- Cho hs làm thí nghiệm kiểm tra
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành nhận xét
* Gv thông báo dòng điện là gì? I. Dòng điện :
1. Thí nghiệm.
2. Kết luận:
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Ngày soạn: 04/02/2009. Ngày dạy: 05/02/2009. Tiết : 21 Bài dạy: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả 1 thí ngiệm tạo dòng điện, nhận biết có dòng điện ( bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng , quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng . - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực chung ( cực dương và cực âm của pin hay acquy) - Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng . 2. Kĩ năng: - Biết làm thí nghiệm, thao tác lắp mạch điện. 3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện. B. Phương pháp : - Thí nghiệm trực quan, vấn đáp đàm thoại. C. Chuẩn bị : *Giáo viên: Tranh phóng to hình 19.1, 19.2 sgk * Học sinh mỗi nhóm : - Một mảnh phim nhựa, một mảnh kim loại mỏng, một bút thử điện, một mảnh len. - Một nguồn điện và một bóng đèn lắp sẵn vào đế đèn. - Một công tắc và 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức: (1’) 7A: 7B: 7C: 7D: 7E: 7G: II. Kiểm tra bài củõ: (4’) - Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? Trả lơì bài tập 18.1 ? - Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Trả lời bài tập 18.2? III. Bài mới : 1. Đặt vấn đề: (1’) - Nêu những ích lợi và thuận tiện khi sử dụng điện? (hs trả lời) - Các thiết bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua, vậy dòng điện là gì? Tg Hoạt động Gv-Hs Nội dung 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì ? Gv: - Treo tranh vẽ hình 19.1 yêu cầu các nhóm quan sát tranh vẽ. - Mảnh phim nhựa tương tự như gì? - Điện tích trên mảnh phim nhưa tương tự như gì ? - Mảnh tôn, bóng đèn bút thử điện tương tự như gì? - Điện tích dịch chuyển qua mảnh tôn, bóng đèn và tay tương tự như gì? - Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như gì? - Khi nước chảy đến khoá ta làm như thế nào để nước lại chảy qua ống? - Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng ? - Cho hs làm thí nghiệm kiểm tra - Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành nhận xét * Gv thông báo dòng điện là gì? I. Dòng điện : 1. Thí nghiệm. 2. Kết luận: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 13’ Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng. Gv: - Thông báo tác dụng của nguồn điện . -Cho hs quan sát hình 19.2sgk và trả lời C3. ( pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, acquy) - Gv cho hs xem một số pin thật chỉ ra đâu là cực dương đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này. * Mắc mạch điện đơn giản - Yêu cầu hs mắc mạch điện như hình 19.3 - Hs quan sát đèn có sáng hay không ? - Nếu đèn không sáng , ngắt công tắc và kiểm tra mạch điện tìm nguyên nhân mạch hở . II. Nguồn điện : 1. Các nguồn điện thường dùng : - Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (+) và cực âm (-). - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động . 2. Mạch điện có nguồn điện: - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. 7’ Hoạt động 3: Vận dụng. - HS thảo luận nhóm trả lời câu C4? - HS trả lời câu C5? C5: Đèn pin; radio; máy tính bỏ túi; bộ phận điều khiển tivi từ xa;máy ảnh tự động; III. Vận dụng. C4: Ví dụ các câu sau: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. - Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua. IV. Củng cố: (3’) - Dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua bóng đèn pin ? - Nguồn điện có vai trò gì trong một mạch điện ? V. Dặn dò: (1’) - Học bài và ghi nhớ sgk , hoàn chỉnh C1 -> C6 sgk, làm bài tập 19.1 -> 19.3 sbt - Chuẩn bị bài: Chất dẫn điện và chất cách điện- dòng điện trong kim loại.
Tài liệu đính kèm: