1/Kiến thức :
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí
- Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.
2/Kỹ năng : Làm được thí nghiệm trong bài, biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận cần thiết.
3/Thái độ : Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin
trong nhóm.
II . CHUẨN BỊ :
1/Giáo Viên: Ống thuỷ tinh, nhiệt kế, nút cao su, tranh 23 vật lý 6.
2/Học sinh: học bài ,xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Tuần :24 ,Tiết :23 NS: 17.01.2011 ND: 24.01.2011 Ngày soạn: Ngày dạy : Bài 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/Kiến thức : - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí - Tìm được ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế. 2/Kỹ năng : Làm được thí nghiệm trong bài, biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận cần thiết. 3/Thái độ : Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. II . CHUẨN BỊ : 1/Giáo Viên: Ống thuỷ tinh, nhiệt kế, nút cao su, tranh 23 vật lý 6. 2/Học sinh: học bài ,xem và nghiên cứu trước bài ở nhà. III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh 2/kiểm tra bài cũ: (5’) -Nêu phần kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. -Bài tập 19.1 ( Đáp : thể tích của chất lỏng tăng). -Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? 3/Bài mới: (30’) HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG 1/Hoạt động 1: (2’) -Nêu vấn đề như phần mở đầu sgk. -Làm thí nghiệm với quả bóng bàn bị bẹp, cho hs dự đoán trả lời. -Chuyển ý: nguyên nhân làm cho quả bóng bàn phồng lên là do không khí trong bóng nóng lên nở ra -> để kiểm tra dự đoán này ta tiến hành thí nghiệm. 2/Hoạt động 2: (20’) Tiến hành thí nghiệm và đi đến kết luận: -Yêu cầu học sinh đọc phần yêu cầu thí nghiệm sách giáo khoa. -Nói rỏ mục đích của việc thí nghiệm và hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm và phát dụng cụ cho học sinh. -C1:Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước trong ống thuỷ tinh? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Không khí trong bình thay đổi như thế nào? C2:Khi thôi áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ? C3:Tại sao thể tích không khí trong bình cầu tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình? C4:Tại sao thể tích không khí trong bình cầu giảm khi ta thôi áp tay vào bình? -Cho học sinh quan sát bảng 20.1 để trả lời câu hỏi C5 ? -Từ các vấn đề trên ta rút ra kết luận điều gì về sự nở vì nhiệt của chất khí? (cho HS hoàn thành C6) 3/Hoạt động 3: (8’) Vận dụng:. C7:Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? -Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện C8 ? -Gợi ý dựa vào công thức d =10 . D -Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để trả lời C9? -Nhận xét. -Lắng nghe -Dự đoán trả lời -Đọc phần yêu cầu thí nghiệm sách giáo khoa. -Nắm rỏ yêu cầu thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. -Quan sát thí nghiệm và trả lời. -Trả lời -Quan sát thí nghiệm trả lời -> dựa vào kết quả thí nghiệm. -Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời. -Trả lời . -Quan sát hình 20.1 trả lời -> ?. -Hoàn thành C6. -Trả lời. -Vận dụng công thức d = 10 . D trả lời. -Đại diện trong nhóm trả lời. -Chú ý . 1. Thí nghiệm: 2. Trả lời câu hỏi. C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích trong bình tăng không khí nở ra. C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm -> không khí co lại. C3: Do không khí trong bình bị nóng lên C4: Do không khí trong bình lạnh đi. C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. -Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. -Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 3/ Rút ra kết luận: C6: (1): tăng (2): lạnh đi (3): Ít nhất (4): nhiều nhất. 4/ Vận dụng: C7: Không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra. C8: Dựa vào công thức d= 10 . D. C9: Khi thời tiết nóng lên không khí trong bình cầu cũng nóng lên nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới và ngược lại. 4/Củng cố: (7’): -Ghi nhớ SGK -Bài tập 20.1 sách bài tập ( Đáp án: C: khí, lỏng, rắn.) -Bài tập 20.2 sách bài tập (Đáp án: C: khối lượng riêng). 5/Dặn dò: (2’) -Về nhà học bài, xem và trả lời lại các câu hỏi C1 đến C9. -Chép phần ghi nhớ vào vở -Làm bài tập 20.3; 20.4; 20.5 trang 23; 24 sách bài tập. -Xem trước bài 21 trang 65 sách giáo khoa.
Tài liệu đính kèm: