Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 12 - Tiết 12 - Bài 11: Khối lượng riêng – trọng lượng riêng

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 12 - Tiết 12 - Bài 11: Khối lượng riêng – trọng lượng riêng

 1/Kiến thức : -Pht biểu được định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng, nắm được đơn vị của từng đại lượng cũng như tra bảng xác định khối lượng riêng của một chất

 -Các công thức m = D.V, P = d.V để tính khối lượng và trọng

 lượng của 1 vật.

 2/Kỹ năng : Vận dụng được các công thức m = D.V, P = d.V để tính khối lượng và trọng

 lượng của 1 vật.

 3/Thái độ : cẩn thận trong tính toán.

II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo Viên: Lực kế GHĐ 3N, quả nặng 200g, bình chia độ 250 cm3, nước

 2/Học sinh: -Học bài , làm BT ,Xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.

 -Dụng cụ học tập.

III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 12 - Tiết 12 - Bài 11: Khối lượng riêng – trọng lượng riêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :12 ,Tiết :12
NS: 19.10.10
ND: 25.10.10 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
 Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức : -Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng, nắm được đơn vị của từng đại lượng cũng như tra bảng xác định khối lượng riêng của một chất
 	 -Các công thức m = D.V, P = d.V để tính khối lượng và trọng 
 lượng của 1 vật.
 2/Kỹ năng : Vận dụng được các công thức m = D.V, P = d.V để tính khối lượng và trọng 
 lượng của 1 vật.
 3/Thái độ : cẩn thận trong tính toán.
II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Lực kế GHĐ 3N, quả nặng 200g, bình chia độ 250 cm3, nước
 2/Học sinh:	-Học bài , làm BT ,Xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
 	-Dụng cụ học tập.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (5’) 
a.Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
 b.Một xe ôtô có khối lượng 2,5 tấn. Hỏi sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn ?
3/Bài mới: (30’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài
-Ở Ấn Độ, thời cổ xưa, người ta đã đúc được 1 cái cột bằng sắt nguyên chất có khối lượng gần đến 10 tấn. Làm thế nào để cân được chiếc cột đó.
2/Hoạt động 2: (10’) khối lượng riêng, tính khối lượng của 1 vật theo khối lượng riêng
-Yêu cầu hs đọc và trả lời C1.
-Gợi ý cho hs chọn phương án đúng.
-Giúp hs ghi lại số liệu đã cho
 V = 1 m3, m = 7800 kg
-Yêu cầu hs đọc phần thông tin
-Chốt lại 7800 kg của 1 m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt.
-Nếu V = 1 m3 thì m = ?
 V = 0,9 m3 thì m = ?
-Khắc sâu cho hs về khối lượng riêng của 1 chất thông qua bảng khối lượng của một số chất sgk
-C2:Nếu biết một khối đá có V=0,5 m3 -> mđá = ? kg.
-Cho HS hoàn thành C3.
3/Hoạt động 3: (10’) Trọng lượng riêng:
-Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin sgk.
-Khắc sâu cho hs về khái niệm đó.
-Yêu cầu hs đọc và thực hiện C4?
-Thông qua công thức -> trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng cách nào?
-Nếu P = 10 m có thể suy ra được 
d = ?
-Chốt lại, ghi bảng cho học sinh.
4/Hoạt động 4 (9’) xác định trọng lượng riêng của 1 số chất và vận dụng:
-Yêu cầu hs đọc C5, xác định yêu cầu của C5 là gì?
-Giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm
-Gợi ý:
+Xác định trọng lượng P = ?
+Xác định thể tích V = ?
+Aùp dụng công thức để xác định trọng lượng riêng của quả nặng
-Yêu cầu hs đọc và thực hiện C6.
-Gợi ý: đổi 40 dm3 về m3, áp dụng công thức , P = 10 m
-Yêu cầu hs lên bảng thực hiện.
-GV nhận xét .
-Yêu cầu hs đọc C7
-Hướng dẫn hs về thực hiện C7
-Lắng nghe
-Đọc câu hỏi C1.
-Chú ý.
-Quan sát nội dung cụ thể
-Đọc phần thông tin
-Vận dụng để thực hiện
m = 0,9 x 7800
-Quan sát bảng khối lượng riêng của 1 số chất -> vận dụng.
 -Tính m.
-Hoàn thành.
-Đọc phần thông tin sách giáo khoa.
-Chú ý.
-Đọc và trả lời C4.
-Được xác định bằng trọng lượng của 1 đơn vị thể tích (1 m3) chất đó.
-Thì : d = 10 . D
-Nghe.
-Đọc và thực hiện C5.
-Quan sát 
-Chú ý theo dõi.
-Đọc và thực hiện C6.
-Đổi 40 dm3 về m3.
-Trình bày .
-Chú ý .
-Đọc C7 theo yêu cầu 
-Nắm được cách thực hiện
I.Khối lượng riêng, tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng:
 1.Khối lượng riêng.
C1: Khối lượng chiếc cột sắt là:
 0,9 x 7800 = 7020 kg
*Kết luận: khối lượng của 1 m3 1 chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
 D: là khối lượng riêng (kg/m3)
 m : khối lượng (kg)
 V: thể tích (m3).
 2/Bảng khối lượng riêng của 1 số chất ( sách giáo khoa).
 3/ Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng:
C2: m = 0,5 x 2600 = 13 00 kg
C3: m = D x V
II. Trọng lượng riêng:
 Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
C4: 
 d: là trọng lượng riêng (N/m3)
 P: trọng lượng (N)
 V: thể tích (m3) 
 * Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng.
 d = 10. D 
III/ Xác định trọng lượng riêng của 1 chất:
C5: ta có P = 2 N
 V = 0,000025 m3.
Vậy: 
 = 80 000 N/m3.
C6: Ta có V = 40 dm3 = 0,04 m3
-Khối lượng của chiếc dầm sắt:
 m = D.V = 7800 x 0,04 = 312 (kg)
-Trọng lượng của chiếc dầm sắt là:
P = 10.m = 10 . 312 = 3120 (N).
 4/Củng cố: (7’): -Ghi nhớ SGK tr. 38.
 - BT : Một hộp sữa ông thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.
 Giải
 Ta có: m = 397 g = 0,397 kg.
 V = 320 cm3 = 0,000 32 m3
 Khối lượng riêng của sữa trong hộp là:
 = 1240,6 kg/m3
5/Dặn dò: (2’)
 -Về nhà học bài, chép phần ghi nhớ vào vỡ.
 -Làm bài tập 11.3, 10.4 trang 17 sách bài tập.
 - Xem và nghiên cứu trước bài 13 trang 41 
 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc