Giáo án Vật lý 6 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

a.Kiến thức : Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi

 Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ

 Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ

 Biết tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi làm giảm nhiệt độ

 b.Kỹ năng : Biết sử dụng nhiệt kế

 Sử dụng đúng các thuật ngữ : Dự đoán , thí nghiệm , kiểm tra dự đoán , đối chứng , chuyển từ thể sang thể

 Kỹ năng quan sát , so sánh

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 31 - Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://2009 Ngày dạy:6A: //2009
 6B: //2009
Tiết 31
Bài 27 . SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tt)
1./ Mục đích , yêu cầu : 
	a.Kiến thức :	Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi 
	Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ 
	Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ 
	Biết tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi làm giảm nhiệt độ 
	b.Kỹ năng :	Biết sử dụng nhiệt kế 
	Sử dụng đúng các thuật ngữ : Dự đoán , thí nghiệm , kiểm tra dự đoán , đối chứng , chuyển từ thể  sang thể  
	Kỹ năng quan sát , so sánh 
	c. Thái độ :	Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
	Rèn luyện tính sáng tạo , say mê trong nghiên cứu hiện tượng vật lý 
2./ Đồ dùng dạy học :
	Mỗi nhóm : Hai cốc thuỷ tinh giống nhau , nước có pha màu , nước đá đập nhỏ ,hai nhiệt kế ,khăn lau khô , sạch 
	Cả lớp : 	1 cốc thuỷ tinh , 1 đĩa nhôm (đậy trên cốc) , nước nóng 
Hình 27.1 phóng to ,bảng phụ ghi các câu hỏi 	 
3./ Các bước lên lớp :
a./ Ổn định lớp .
b./ Kiểm tra bài cũ :
	+ Thế nào là sự bay hơi ? 
	+ Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng ?
	+ Yêu cầu 1 HS nêu kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay vào diện tích mặt thoáng chất lỏng ?
	+ Thu 5 bản kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra của HS .
c./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’)
 - GV lấy nước nóng đổ ra cốc thuỷ tinh , yêu cầu HS quan sát hơi nước bốc lên .
 - GV yêu cầu HS quan sát đĩa nhôm(nhìn và sờ vào) để thấy được đĩa nhôm hoàn toàn khô trước khi đậy lên cốc thuỷ tinh 
 - GV lấy đĩa nhôm đậy lên cốc nước , để một lát GV nhấc đĩa ra cho HS quan sát mặt đĩa , nêu nhận xét 
 - Những giọt nước trên mặt đĩa do đâu mà có 
 - Bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết được thế nào là sự ngưng tụ và những đặc điểm của nó 
Hoạt động 2 : Dự đoán về sự ngưng tụ (8’)
 - GV đưa ra sơ đồ biến đổi từ lỏng sang hơi và ngược lại 
 - Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là gì ?
 - Vậy ngược lại hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là gì ?
 - Các em có nhận xét gì về hai quá trình này ?
 - Để dễ quan sát được hiện tượng bay hơi thì ta nên tăng nhiệt độ chất lỏng hay giảm nhiệt độ chất lỏng ?
 - Ngược lại đễ dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ chất lỏng 
 - Để biết được sự ngưng tụ xảy ra có nhanh hơn khi ta giảm nhiệt độ hay không thì ta sẽ làm thí nghiệm sau :
Hoạt động 3 : Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán (12’)
 - Trong không khí có hơi nước , ta sẽ làm thí nghiệm kiểm tra xem khi ta làm giảm nhiệt độ không khí thì hơi nước có ngưng tụ nhanh hơn không?
 - Yêu cầu HS đọc phần b./ Thí nghiệm kiểm tra trong SGK
 - Yêu cầu 1 HS nêu tiến trình làm thí nghiệm kiểm tra , yêu cầu và kết quả cần thu được 
Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (5’)
 - Yêu cầu HS lần lượt đọc các câu C1, C2, C3 , C4 và C5 
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu C1 đến C5 
 - Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi ta tăng hay giảm nhiệt độ
 - Yêu cầu HS ghi kết luận vào tập 
Hoạt động 4 : Vận dụng (8’)
 - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu C6 và C7
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C8 
 - GV nhận xét và sửa các lỗi dùng từ 
 - Yêu cầu HS đọc phần Có thể em chưa biết 
 - HS quan sát hơi nước bốc lên 
 - HS quan sát và sờ vào đĩa thuỷ tinh => Đĩa hoàn toàn khô 
 - HS quan sát mặt đĩa => phát hiện ra các giọt nước đọng trên mặt đĩa 
 - Do hơi nước ngưng tụ lại 
 - HS quan sát sơ đồ 
 - Sự bay hơi 
 - Sự ngưng tụ 
 - Đây là hai quá trình trái ngược nhau 
 - Tăng nhiệt độ 
 - Giảm nhiệt độ 
 - HS đọc phần b./ Thí nghiệm kiểm tra
 - HS nêu tiến trình làm thí nghiệm kiểm tra , yêu cầu và kết quả cần thu được
 - HS lần lượt đọc các câu C1, C2, C3 , C4 và C5
 - HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu C1 đến C5
 - Giảm nhiệt độ 
 - HS ghi kết luận vào tập
 - HS đọc và trả lời câu C6 và C7
 - HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C8
 - HS đọc phần Có thể em chưa biết
II./ SỰ NGƯNG TỤ 
1./ Quan sát sự ngưng tụ 
a./ Dự đoán :
* * Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ 
* * Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi 
b./ Thí nghiệm kiểm tra 
	SGK
c./ Kết luận 
* * Khi giảm nhiệt độ của hơi , sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ 
2./ Vận dụng 
d./ Cũng cố :	 + Nêu các nội dung cần ghi nhớ trong bài 
	 + Nêu một phương án làm thí nghiệm kiểm tra khác chứng tỏ sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm 
e./ Dặn dò : 	 + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT
	 + Xem trước bài 28 : “SỰ SÔI” và quan sát hiện tượng nước sôi trước ở nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.31.doc