a.Kiến thức :
- Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau thì sự giản nở vì nhiệt khác nhau
- Tìm được các thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt
của chất lỏng
Ngày soạn:25/01/2010 Ngày dạy:6A: 27/01/2010 6B: 27/01/2010 Tiết 22 Bài 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG 1./ Mục đích , yêu cầu : a.Kiến thức : - Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên và giảm khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau thì sự giản nở vì nhiệt khác nhau - Tìm được các thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng b.Kỹ năng : - Làm được các thí nghiệm trong hình 19.1 và 19.2 để chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng c.Thái độ : -Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . 2./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : 1 bình thuỷ tinh đáy bằng chứa nước có pha màu ,1 ống thuỷ tinh thẳng ,1 nút cao su có đục lỗ 1 chậu thuỷ tinh hoặc nhựa ,1 phích nước nóng ,1 chậu nước lạnh Cả lớp : Tranh vẽ hình 19.3 , 19.4 2 bình thuỷ tinh đáy bằng như nhau đựng nước và rượu đã được pha màu . Lượng nước và rượu như nhau 3./ Các bước lên lớp : a./ Ổn định lớp . b./ Kiểm tra bài cũ : + Hãy nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn + Sửa bài tập 18.3 c./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’) - Gọi HS đọc vấn đề ở đầu bài - Gọi HS trả lời - Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được Bình trả lời như thế có đúng không Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không ? (10’) - Gọi HS đọc phần 1 . làm thí nghiệm - Gọi HS đọc câu C1 và C2 - Yêu cầu HS nêu tiến trình làm thí nghiệm - GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn cho HS cách làm thí nghiệm - Nhắc nhở HS cẩn thận với nước nóng - Yêu cầu HS nhận dụng cụ thí nghiệm , tiến hành làm thí nghiệm trả lời câu C1 và C2 - Yêu cầu HS làm thí nghiệm bỏ bình cầu vào nước nóng trong 3 phút , quan sát và trả lời câu C1 - Yêu cầu HS dự đoán câu trả lời C2 - Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra - Yêu cầu HS rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng - GV nhận xét - Đối với các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt có khác nhau hay không? Hoạt động 3 : Làm thí nghiệm chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (10’) - Yêu cầu HS thảo luận , đưa ra phương án kiểm tra - GV nhận xét và treo hình 19.3 lên bảng - Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm , nêu cách tiến hành thí nghiệm và dự đoán kết quả thí nghiệm - GV làm thí nghiệm cho HS quan sát - Yêu cầu HS trả lời câu C3 - GV có thể đặt các câu hỏi kiểm tra HS : + Tại sao lượng chất lỏng trong 3 bình phải bằng nhau + Tại sao phải nhúng cả 3 bình vào cùng 1 chậu nước nóng Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (5’) - GV treo bảng phụ ghi câu C4 - Yêu cầu HS đọc câu C4 và trả lời - Gọi 1 vài HS đọc lại câu kết luận và cho HS ghi vào tập Hoạt động 5 : Vận dụng (5’) - Gọi HS lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi C5 , C6 và C7 - Đối với câu C6 , HS chỉ cần trả lời : để tránh trình trạng nắp bật ra khi chất lỏng nở sẽ tạo ra một lực đẩy lớn - GV treo hình 19.4 và yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa - GV có thể kể thêm trường hợp đặc biệt của kim cương bắt đầu giản nở khi lạnh xuống dưới –420C - HS đọc vấn đề ở đầu bài - HS : - HS đọc phần 1 - HS đọc câu C1 và C2 - HS nêu tiến trình làm thí nghiệm - HS theo dõi GV hướng dẫn - HS nhận dụng cụ thí nghiệm , tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm - HS làm thí nghiệm và trả lời câu C1 - HS dự đoán câu trả lời C2 - HS làm thí nghiệm kiểm tra - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - HS : - HS thảo luận , đưa ra phương án kiểm tra - HS quan sát hình 19.3 - HS mô tả thí nghiệm , nêu cách tiến hành thí nghiệm và dự đoán kết quả thí nghiệm - HS quan sát GV làm thí nghiệm - Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau - HS : .. - HS đọc và trả lời câu C4 - Các HS khác nhận xét , bổ sung - HS lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi C5 , C6 và C7 - HS đọc phần có thể em chưa 1./ Thí nghiệm . SGK 2./ Kết luận : * Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi * Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau 3./ Vận dụng SGK d./ Cũng cố : + Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? + Sửa bài tập 19.5* e./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi chú và làm các bài tập 19.1 ; 19.2 ; 19.3 ; 19.4 SBT / 24 + Xem trước bài 20. “SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ”
Tài liệu đính kèm: