Giáo án Vật lý 6 - Tiết 16 - Bài 15: Đòn bẩy

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 16 - Bài 15: Đòn bẩy

- HS nêu được các ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống .

- Xác định được điểm tựa (O) , các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (Điểm O1 ; O2 và lực F1 ; F2)

 - Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp, biết

thay đổi vị trí của các điểm O ; O1 ; O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng .

Kỹ năng :

- Biết sử dụng đòn bẩy , sử dụng lực kế để đo lực

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 16 - Bài 15: Đòn bẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/2008 Ngày dạy: 6A: 09/12/2008
 6B: 09/12/2008
Tiết 16
Bài 15 . ĐÒN BẨY
I./ Mục đích , yêu cầu : 
Kiến thức : 
HS nêu được các ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống .
Xác định được điểm tựa (O) , các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (Điểm O1 ; O2 và lực F1 ; F2)
	- Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp, biết 
thay đổi vị trí của các điểm O ; O1 ; O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng .
Kỹ năng :	
- Biết sử dụng đòn bẩy , sử dụng lực kế để đo lực .
	Thái độ :	
- Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .
II./ Đồ dùng dạy học :
	Mỗi nhóm : 
lực kế có GHĐ là 2 N trở lên , 1 quả nặng kim loại có trọng lượng 2N , 1 đòn bẩy .
	Cả lớp : 
- Tranh vẽ to các hình 15.1 ; 15.2 ; 15.3 và 15.4 . Bảng 15.1 
trong SGK 
III./ Các bước lên lớp :
1/ Ổn định lớp .
2./ Kiểm tra bài cũ :
	Khi dùng mặt phẳng nghiêng ta được lợi ích gì ?
	Mối quan hệ giữa độ nghiêng của nặt phẳng nghiêng và lực kéo 
vật trên mặt phẳng đó ?
3./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (5’)
 - GV nhắc lại tình huống thực tế trong bài “Máy cơ đơn giản”
 - Gọi HS đọc vấn đề trong SGK .
 - GV treo hình 15.1 lên bảng 
 - Trong cuộc sống hằng ngày , người ta sử dụng rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy .
 - Vậy đòn bẩy là gì ? Nó có cấu tạo như thế nào ? Nó giúp ích gì cho con người ? 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (7’)
 - Gọi HS đọc phần I trong SGK
 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 15.1 
 - Yêu cầu HS chỉ ra đâu là điểm tựa , trọng lượng của vật tác dụng vào điểm nào , lực nâng vật tác dụng vào điểm nào trên đòn bẩy .
 - GV treo hình 15.2 và 15.3 lên bảng 
 - Yêu cầu HS nhìn vào hình vẽ , điền các từ O1 ; O2 và O vào các vị trí thích hợp trên hình vẽ 
 - Gọi HS trả lời và nhận xét , GV thống nhất câu trả lời 
 - Một vật được gọi là đòn bẩy đều phải có ba yếu tố , đó là những yếu tố nào ?
 - Gọi HS trả lời , gọi HS nhận xét và GV thống nhất câu trả lời .
 - GV cho HS ghi vào tập 
Hoạt động 3 : Đòn bẩy giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?(15’)
 - Gọi HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK
 - GV treo hình 15.4 lên bảng , đồng thời giới thiệu những dụng cụ thí nghiệm trong hình vẽ
 - Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm trong SGK
 - Gọi HS phát biểu cách tiến hành thí nghiệm 
 - Ta thay đổi khoảng cách O1O và OO2 bằng cách nào ?
 - GV nhận xét và phát dụng cụ cho HS làm thí nghiệm , lấy kết quả điền vào bảng 15.1
 - GV theo dõi HS làm thí nghiệm , uốn nắn những động tác sai .
 - Gọi HS lên bảng điền kết quả vào bảng 15.1 
 - So sánh , đối chiếu với kết quả của các nhóm khác .
 - Yêu cầu nhìn vào bảng kết quả thí nghiệm 15.1 và hoàn thành câu C3 
 - GV yêu cầu HS trả lời câu C3
 - Các HS khác nhận xét
 - GV thống nhất câu trả lời và cho ghi vào tập
Hoạt động 4 : Vận dụng (10’)
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C4
 - GV treo hình 15.5 và yêu cầu HS đọc câu C5 , C6
 - GV nhận xét của 1-2 bài tiêu biểu
 - HS đọc vấn đề trong SGK
 - HS đọc phần I trong SGK
 - Điểm tựa : O ; Trọng lượng của vật tác dụng vào điểm : O1; lực nâng vật tác dụng vào điểm: O2 trên đòn bẩy
 - 1,4 : O1 ; 3,6 : O2 ; 2,5 : O
(HS hoạt động cá nhân)
 - HS trả lời và nhận xét
 - HS hoạt động cá nhân trả lời 
 - HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn
 - HS ghi bài vào tập
 - HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK
 - HS đọc và nghiên cứu cách tiến hành thí nghiệm trong SGK
 - HS nêu cách tiến hành thí nghiệm
 - Thay đổi vị trí O hoặc O1; O2
 - HS nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, điền kết quả vào bảng 15.1
 - HS lên bảng điền kết quả vào bảng 15.1
 - Các nhóm HS nhận xét kết quả thu được của nhóm khác
 - Từ kết quả thí nghiệm , HS so sánh độ lớn của lực F2 với trọng lượng F1 của vật trong 3 trường hợp thí nghiệm
 - HS ghi bài vào tập
 - Cái kéo, cái kìm , cầu bập bênh , đồ bật nắp chai, đầu búa.
 - HS hoạt động theo nhóm , trả lời câu C5, C6 và ghi vào phiếu học tập 
I./ Cấu tạo của đòn bẩy :
 * Mỗi đòn bẩy đều có :
+ Điểm tựa là O
+ Điểm tác dụng của lực F1 là O1
+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2
II./ Đòn bẩy giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
 1./ Đặt vấn đề
	SGK
 2./ Thí nghiệm
	SGK
 3./ Kết luận 
 * Khi OO2 > OO1 thì 
	 F2 < F1
 * Khi OO2 = OO1 thì 
	 F2 = F1
* Khi OO2 < OO1 thì 
	 F2 > F1
 4./ Vận dụng 
C4 : Cái kéo , cái kìm , cầu bập bênh , đồ bật nắp chai, đầu búa.
4./ Cũng cố :
	-Hãy nêu lợi ích khi sử dụng đòn bẩy ? 
	-GV có thể kể chuyện về câu nói nổi tiếng của Ác si mét : 
“Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng cả trái đất lên”
5./ Dặn dò : 
	-Về nhà đọc lại bài , học thuộc phần ghi chú và làm các bài tập trong
 sách bài tập
	 -Xem lại các bài trước , chuẩn bị cho tiết sau ôn tập thi HK I

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.16.doc