Giáo án Vật lý 6 - Tiết 12 đến tiết 14

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 12 đến tiết 14

Mục tiêu :

1.Kiến thức:

+ Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định GH Đ và Đ CNN của lực kế.

+ Biết đo lực bằng lực kế.

+ Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, để tính trọng lượng

của vật khi biết khối lượng và ngược lại.

2. Kĩ năng :

+ Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.

+ Biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.

3.Thái độ :

+ Rèn tính sáng tạo, cẩn thận.

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 12 đến tiết 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2009
Ngày giảng: 03/11/2009 (6A; 6B)
Tiết 12:
Bài 10: LỰC KẾ. PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LỰC VÀ KHỐI LƯỢNG
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
+ Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định GH Đ và Đ CNN của lực kế.
+ Biết đo lực bằng lực kế.
+ Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, để tính trọng lượng 
của vật khi biết khối lượng và ngược lại.
2. Kĩ năng :
+ Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.
+ Biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
3.Thái độ : 
+ Rèn tính sáng tạo, cẩn thận.
B. Chuẩn bị :
Cho 4 nhóm: 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vào sgk,.
+ Cho cả lớp một cung tên, 1 xe lăn, 3 quả nặng.
C. Phương pháp:
- Dạy học tích cực và học hợp tác
D. Tổ chức hoạt động dạy - học : 
Trợ giúp của GV
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (05 phút ) Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới 
. Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học ở nhà của HS, củng cố kiến thức cũ. Tạo hứng thú học tập cho HS.
. Cách tiến hành:
1 .Kiểm tra :
- Hs1: Lò xo bị dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu ? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào ?
- Hs2: Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào ? em hãy chứng minh .
2.Đặt vấn đề:
- Tại sao khi mua hoặc bán người ta có thể dùng cái lực kế để làm cân ?
- Dựa vào dự đoán của HS để vào bài.
- Hai hs trả lời câu hỏi .
- Cả lớp theo dõi câu hỏi của bạn -> nhận xét .
- Nghe nội dung GV đặt vấn đề 
- Nghe phần giới thiệu của GV
Hoạt động 2: (10 phút ) Tìm hiểu lực kế
. Mục tiêu: Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định GH Đ và Đ CNN của lực kế.
. Đồ dùng dạy học: 1 lực kế lò xo
. Cách tiến hành:
1. Lực kế là gì?
-Thông báo: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu lực kế lò xo là loại lực kế thường dùng nhất .
2. Mô tả loại lực kế lò xo đơn giản: 
- Phát lực kế lò xo cho các nhóm 
- Lực kế cấu tạo gồm những phần chính nào ? => Trả lời C1
- Kiểm tra thống nhất cả lớp và cho các em ghi vở 
- Y/c các em làm câu hỏi C2 
* KL: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Lực kế thường dùng là lực kế lò so.
-Hoạt động theo nhóm 5 phút (quan sát cấu tạo của lực kế )
- Nghiên cứu cấu tạo của lực kế 
C1: (1)- lò xo ;(2)-kim chỉ thị ;
 (3)-bảng chia độ 
-làm việc cá nhân trả lòi câu hỏi 
C2:GHĐ là.N.
 ĐCNN là N
Hoạt động 3: (12 phút ) Đo lực bằng lực kế
. Mục tiêu: Biết đo lực bằng lực kế. Biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
. Đồ dùng dạy học: 1 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh, nhẹ để buộc vào sgk,1 xe lăn, 3 quả nặng
. Cách tiến hành:
1.Cách đo lực: 
- Hướng dẫn hs điều chỉnh kim về vạch số 0 
- Dùng lực kế đo lực kéo đo trọng lực
- Y/c hs trả lời C3 
- Kiểm tra nội dung trả lời của hs 
2. Thực hành đo lực: 
- Kiểm tra các bước đo trọng lượng của các nhóm, trả lời C4
- Nhắc và hướng dẫn û hs: Phải cầm lực kế khi đo trong mỗi trường hợp sao cho trọng lượng của lực kế ít ảnh hưởng đến giá trị đo lực. 
- Y/c hs trả lời C5
* KL: Để đo lực bằng lực kế trước tiên phải điều chỉnh số 0. Sau đó cho lực cần đo tác dụng vào lò so của lực kế...
-Làm việc theo nhóm 
C3: (1)- vạch 0 ;(2)-lực cần đo; (3)-phương
C4:+ Đo lực kéo ngang 
+ Đo lực kéo xuống 
+ Đo trọng lực 
C5 :Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thẳng đứng ,vì lực cần đo là trọng lực có phưng thẳng đứng 
Hoạt động 4: (08 phút ) Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
. Mục tiêu: Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, để tính trọng lượng 
của vật khi biết khối lượng và ngược lại.
. Cách tiến hành:
- Y/c hs trả lời câu C6 
- Tư kết quả C6 y/c hs tìm mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, cho ghi vở 
- Y/c hs nêu rõ tên và các đơn vị của các đại lượng 
* KL: Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức: P = 10 . m. Trong đó P là trọng lượng của vật (N), m là khối lượng của vật (Kg)
Làm việc cá nhân trả lời C6 
C6 : a): (1)= 1; b): (2) = 200 ;
c): (3) = 10N
+ Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng P = 10 . m 
Hoạt động 5: (09 phút ) Vận dụng và củng cố
. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi vận dụng. Củng cố các kiến thức đã học trong bài.
. Cách tiến hành:
- Y/c hs trả lờiC7, C9 
- Gọi HS đọc ghi nhớ và mục có thể em chưa biết
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
C7: Vì trọng lượng của vật luôn luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế không cần ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật. Thực chất cân bỏ túi chính là một lực kế lò xo
C9: 32.000N
* HDVN: (01 phút )
- Học thuộc ghi nhớ.
- Trả lời lại các câu C1 đến C9
- Làm theo yêu cầu của C8 (nếu có điều kiện)
Ngày soạn: 08/11/2009
Ngày giảng: 10/11/2009 (6A; 6B)
Tiết 13:
Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hiểu khối lượng riêng (KLR)và trọng lượng riêng (TLR) là gì? 
+ Xây dựng được công thức m = D.V và p = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của vật.
2. Kĩ năng: 
+ Sử dụng phương pháp cân khối lượng và phương đo khối lượng để xác định KLR và TLR của vật.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc, cẩn thận. 
B. Chuẩn bị :
Dụng cụ cho nhóm hs : Một lực kế GH Đ 2,5N; một quả nặng bằng sắt ; một bình chia độ có Đ CNN đến cm3. 
C. Phương pháp:
- Dạy học tích cực và học hợp tác.
D. Tổ chức hoạt động dạy học : 
Trợ giúp của GV
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (05 phút ) Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới 
. Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học ở nhà của HS, củng cố kiến thức cũ. Tạo hứng thú học tập cho HS.
. Cách tiến hành: 
1.Kiểm tra :
-hs1 :Lực kế là đại lượng để đo đại lượng vật lí nào ?Em hãy nêu nguyên tắc cấu tạo của lực kế ? chữa bài tập 10.1
-hs 2 : chữa bài tập 10.3 và 10.4 
2.Đặt vấn đề :y/c hs đọc mẫu chuyện trong SGK -> mẩu chuyện đó cho ta cần nghiên cứu vấn đề gì ?
 -Hai hs trả lời câu hỏi và làm bài tập theo y/c của GV 
-cả lớp theo dõi để nhận xét .
-Đọc phần mở đầu SGK –trả lời câu hỏi của GV
Hoạt động 2: (10 phút ) Tìm hiểu khối lượng riêng, xây dựmg công thức tính khối lượng riêng
. Mục tiêu: Hiểu khối lượng riêng (KLR) là gì? Xây dựng được công thức m = D.V để tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng.
 . Cách tiến hành:
1. Khối lượng riêng:
- Y/c hs trả lời câu hỏi C1 
- Gợi ý cho hs toàn lớp có thể thực hiện được không ?
- Gợi ý cho hs ghi lại các số liệu đã cho 
V=1m3 sắt có m=7800kg .7800kg của 1m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt 
-> Khối lượng riêng là gì ? Đơn vị khối lượng riêng là gì ?
2. Bảng khối lượng riêng của một số chất: 
- Cho hs đọc bảng khối lượng riêng của một số chất 
- Qua số liệu đó em có nhận xét gì ?
-> Chính vì mỗi chất khác nhau có khối lượng riêng khác nhau mà chúng ta có thể giải quyết câu hỏi ở đầu bài :
3. Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng: 
- Y/chs làm việc cá nhân trả lời C2
- Gợi ý :
1m3đá có m=.?kg 
0,5 m3 đá có m= .?kg
?Muốn biết khối lượng của mot vật có nhất phải dùng cân để cân không?
?Vậy không cần cân thì ta phải làm như thế nào ?
- Y/c hs dựa vào kết quả tính toán của C2 để trả lời C3 
*KL: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Khối lượng của một vật theo khối lượng riêng được tính theo công thức: m=D.V
- Hoạt động cá nhân trả lời C1 
+ Khối lượng riêng của sắt: 7800kg/m3
+ Khối lượng của chiếc cột sắt 
 7800kg/m3. 0,9m3=7200kg
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
+ Khối lượng của 1m3 một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó 
+ Đơn vị khối lượng riêng: Kg/m3 
- Đọc bảng khối lượng riêng 
- Cùng V=1m3 nhưng các chất khác nhau thì có khối lượng khác nhau 
- Làm việc cá nhân trả lời C2
m=0,5m3.800kg/m3=400kg
 D:KLR(kg/m3)
C3: m=D.V m:KL(kg)
 V:Thể tích (m3)
Hoạt động 3: (10 phút ) Tìm hiểu trọng lượng riêng
. Mục tiêu: Hiểu trọng lượng riêng (TLR) là gì? Xây dựng được công thức p = d.V 
để tính trọng lượng riêng của vật.
. Cách tiến hành:
- Trọng lượng riêng là gì ?
- Gv khắc sâu lại khái niệm 
- Gợi ý cho hs tìm hiểu đơn vị trọng lượng riêng qua định nghĩa 
- Kiểm tra câu C4 
- Xây mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng 
- Hướng dẫn hs tìm mối liên hệ: 
P = 10.m (1)
d = P/V (2) => d=10m/V mà D=m/V => d=10.D
* KL: Trọng lượngcủa một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Trọng lượng riêng của một chất được tính theo công thức: d = P/V 
- Làm việc cá nhân trả lời câu do Gv y/c 1. Trọng lượng của 1m3 của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó 
2. Đơn vị trọng lượng riêng: N/m3 
 d: Trọng lượng riêng (N/m3) 
C4: d = P/V P:Trọng lượng (N)
 V:Thể tích (m3)
3. Mối liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d=10.D
Hoạt động 4: (10 phút ) Xác định trọng lượng riêng của một chất 
. Mục tiêu: Sử dụng phương pháp cân khối lượng và phương đo khối lượng để xác định KLR và TLR của vật.
. Đồ dùng dạy học: Một lực kế GH Đ 2,5N; một quả nặng bằng sắt ; một bình chia độ có Đ CNN đến cm3
. Cách tiến hành:
- Y/c tìm phương án xác định d (gợi ý) 
+ Biểu thức d=? (xác dinh bằng đại đại lượng nào ? 
+ Dựa vào biểu thức d cần phải xác định đại lượng trong biểu thức bằng phương pháp nào ? 
- Y/c trả lời C5 (xác định trọng lượng riêng của quả cân 200g ) 
* KL: Để xác định được trọng lượng riêng của môt chất ta cần phải xác định được thể tích và trọng lượngcủa chất đó.
Làm việc các nhân tìm cách xác định trọng lượng riêng 
- d=P/V
- Dùng lực kế để đo trọng lượng của quả cân, dùng bình chia độ để đo thể tích của quả cân 
C5:...
Hoạt động 5: (09 phút ) Vận dụng và củng cố 
. Mục tiêu: Vận dụng tốt các kiến thức của bài vào việc trả lời các câu hỏi vận dụng. Củng cố kiến thức của bài 
. Cách tiến hành: 
- Y/c hs làm việc cá nhân trả lời C6
- Khối lượng riêng là gì?, trọng lượng riêng là gì? Chúng được xác định bằng biểu thức nào ? Nêu các đại lượng và đơn vị của chúng ? Nêu công thức mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng 
- Suy nghĩ trả lời câu C6
- Trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
- Đọc ghi nhớ và mục Có thể em chưa biết.
* HDVN: (01 phút )
- Học thuộc ghi nhớ
- Trả lời lại từ C1 đến C6 
- Thực hành C7 
- Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành của bài 12
Ngày soạn: 15/11/2009
Ngày giảng: 17/11/2009 (6A; 6B)
Tiết 14:
Bài 12: Thực hành – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn .
2. Kĩ năng:
+ Biết cách tiến hành một bài thực hành vật lý .
3. Thái độ:
+ Tích cực trong hợp tác nhóm, trung thực trong khi làm thí nghiệm.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Cho 4 nhóm,mỗi nhóm: Một cái cân Đ CNN 10g; một bình chia độ GH Đ 100cm3; một cốc nước 
2.Học sinh:Phiếu học tập hướng dẫn từ tiết trước; 15 viên sỏi to bằng đốt ngón tay,rửa sạch lau khô; khăn lau. 
C. Phương pháp:
- Dạy học tích cực và học hợp tác.
D. Tổ chức thực hành: 
Trợ giúp của GV
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (05 phút ) Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới 
. Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. Củng cố kiến thức cũ cho HS
. Cách tiến hành:
- Hs1: KLR của vật là gì ?công thức tính ? Đơn vị ?Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có ý nghĩa gì ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs : Phiếu học tập (mẫu báo cáo thực hành ;Hòn sỏi có chưa ,có sạch không?
- Trả lời câu hỏi của GV
- Đưa toàn bộ dụng cụ lên bàn để GV kiểm tra 
Hoạt động 2: (35 phút ) Thực hành
. Mục tiêu: Biết cách xác định khối lượng riêng của vật rắn.
. Đồ dùng dạy học: Một cái cân Đ CNN 10g; một bình chia độ GH Đ 100cm3; một cốc nước. Phiếu học tập hướng dẫn từ tiết trước; 15 viên sỏi to bằng đốt ngón tay,rửa sạch lau khô; khăn lau
. Cách tiến hành:
1. Nghiên cứu tài liệu và điền phần lí thuyết vào bảng báo cáo thực hành 
- Y/c hs học sinh đọc tài liệu phần 2và 3
- Y/c hs các thông tin về lý thuyết vào bảng báo cáo thực hành 
2.Tiến hành đo 
- Theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá hoạt động -> cho điểm (tốt :3điểm; khá: 2điểm; tb:1điểm )
- Hướng dẫn hs đo đến đâu ghi số liệu vào báo cáo thực hành ngay 
- Phân công công việc từng bạn trong nhóm 
- Hoạt động cá nhân đọc tài liệu 
- Điền các thông tin ở mục 1 đến mục 5 vào bảng báo cáo thực hành 
- Ghi báo cáo phần 6
-Tính giá trị trung bình của hòn sỏi
Hoạt động 3: (05 phút ) Tổng kết, đánh giá buổi thực hành
. Mục tiêu: Đánh giá kết quả bài thực hành của HS. Nhắc nhở ý thức của HS để các em rút được kinh nghiệm cho bài TH sau.
. Cách tiến hành:
- Đánh giá kĩ năng thực hành, kết quả thực hành, thái độ tác phong trong giờ thực hành của các nhóm 
Đánh giá điểm thực hành theo thang điểm :
+ Ý thức :3 điểm 
+ Kết quả thực hành: 6 điểm 
+ Thời gian :1 điểm
Lắng nghe các nội dung GV đánh giá .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12 -14.doc