Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 20 đến 26 - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 20 đến 26 - Năm học 2011-2012

 I. Mục tiêu:

1. KT: + Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy

 + Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều,

 + Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.

2. KN: Quan sát và mô tả trên hình vẽ. thu nhận thông tin từ SGK

 3. TĐ: Thấy được vai trò của vật lí trong đời sống, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. GV chuẩn bị cho các nhóm: Một máy phát điện xoay chiều

 2. HS: xem trước nội dung bài học

III.Hoạt động dạy học:

1. Tổ chức lớp: (1') 9/1: 9/3:

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

 HS: mô tả TN chứng tỏ dòng điện cảm ứng có chiều ngược nhau ? cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?

 TL: * TN (sgk – 90)

 * cách tạo ra dòng điện xoay chiều (sgk – 91)

3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các máy phát điện xoay chiều (12p) GV: đưa hình vẽ H34.1, 34.2SGK lên bảng yêu cầu hs quan sát và trả lời C1, C2

GV. Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có khác nhau không ? ntn ?

GV: chốt lại kết luận

HĐ 2: máy phát điện trong kĩ thuật và trong sản xuất (10p)

GV: Y/C HS tự nghiên cứu mục II SGK. Yêu cầu HS nêu lên những đặc điểm kĩ thuật của nhà máy. Cách làm quay máy

GV: thông tin thêm cho hs

 +Loại cuộn dây quay cần có bộ góp điện. Với các máy phát điện lớn không dùng bộ góp điện để tránh hiện tượng phóng điện ở chỗ tiếp súc giữa thanh quét và vành khuyên, dễ làm hỏng bộ phận này.

 +Bộ góp điện có tác dụng lấy điện từ quận dây quay ra ngoài

HĐ 3: Vận dụng (10p)

GV:Y/C HS dựa vào những thông tin thu thập trả lời C3

HS: Hoạt động cá nhân quan sát H34.1 & H34.2 trong SGK, kết hợp quan sát máy phát điện thật.Nêu các bộ phận chính và hoạt động của máy .Trả lời C1, C2:

+Thảo luận chung chỉ ra được 2 loại máy có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động lại giống nhau.

HS: nêu nguyên tắc hoạt động chung của cả hai loại máy.

HS: chú ý ghi vở

HS: Tự đọc SGK để tìm hiểu một số đặc điểm kĩ thuật.

- Cường độ dòng điện

- Hiệu điện thế

- Tần số

- kích thước

- cách làm quay rôto của máy phát điện

HS: Trả lời C3

 I Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

1. Quan sát: H34.1, 34.2SGK

C1.Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.

Khác nhau: Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên, loại thứ hai có cuộn dây quay còn nam châm đứng yên, cuộn dây quay( còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét).

C2.Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luận phiên tăng giảm.

2. Kết luận:

* Cấu tạo: có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây

- bộ phận đứng yên là stato

- bộ phận có thể quay được gọi là rôto

II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.

1. Đặc tính kĩ thuật

 (SGK- T94)

2. Cách làm quay máy phát điện.

 (sgk)

III. Vận dụng:

C3. Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.

 Khác nhau: Đinamô xe đạp có kích thước nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn.

 

doc 70 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 20 đến 26 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 	Ngày soạn: 25/12/2011 
Tiết ppct: 39 	Ngày giảng: 27/12/2011
Bài 33. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
 I. Mục tiêu:
1. KT: +Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
	+ Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luận phiên thay đổi.
	+ Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện 
	+ Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
2. KN: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
 3. TĐ: Cẩn thận , tỉ mỉ, yêu thích môn học..
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị cho các nhóm: 
 + 1 cuộn dây kín có hai bóng đèn LED mắc song song, ngược chiầu vào mạch điện 
 + 1 Nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh kmột trục thẳng đứng.
	+ 1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.
 2. HS: xem trước nội dung bài học
III.Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức lớp: (1') 9/1: 9/3:
2. Kiểm tra bài cũ: (p) 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: phát chiều hiện dòng điện cảm ứng (15p)
GV: Hướng dẫn HS TN ( Động tác đưa nam châm vào ống dây, rút nam châm ra nhanh và dứt khoát.
GV: cho hs quan sát TN và trả lời C1 từ đó rút ra kết luận
GV: Thống nhất các câu trả lời của HS và kết luận
HĐ 2: Dòng điện xoay chiều 5p)
GV: Y/C HS đọc mục 3 trong SGK 
GV: dòng điện xoay chiều có chiều biến đổi như thế nào?
HĐ 3: Tìm hiểu hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều (8p)
GV: Y/C HS phân tích xem, khi cho nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S biến đổi như thế nào. Từ đó suy ra chiều dòng điện cảm ứng có đăc điểm gì. Sau đó mới phát dụng cụ TN kiểm tra.
GV: Làm TN biểu diễn. Gọi một số HS trình bày điều quan sát được ( 2 đèn vạch ra hai nửa vòng sáng khi cuộn dây quay)
GV: cho hs nêu kl về cách tạo ra dòng điện xoay chiều
HĐ 4: Vận dụng (10p)
 GV: cho hs vận dụng KL trong bài trả lời C4
HS: Làm TN H33.1 SGK 
HS: Thảo luận nhóm trả lời C1, rút ra KL chỉ rõ khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều( Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
HS:Đọc SGK mục 3 
HS: luân phiên thay đổi.
HS: Thảo luận nêu dự đoán xem khi cho kim nam châm quay thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào? Vì sao?
HS: Tiến hành TN kiểm tra dự đoán 
HS: Quan sát TN như hình 33.3 SGK 
- Nhóm HS thảo luận, phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn và chiều của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.
HS: nêu kết luận
HS: Cá nhân phân tích TN và trả lời C4 
I. Chiều của dòng điện cảm ứng.
1. Thí nghiệm. H33.1
C1.- đèn đỏ sáng
 - đèn xanh sáng
=> ngược chiều nhau
2. kết luận: SGK 
3. Dòng điện xoay chiều.
 Dòng điện luân phiên đổi chiều =>
dòng điện xoay chiều
II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
1 Cho nam châm quay trước cuộn dây.
C2.tăng giảm liên tục => dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều
2 . Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.
C3.tăng giảm liên tục => dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều
3. Kết luận: SGK 
III. Vận dụng: 
C4.Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đương sức từ qua khung tăng, 1 trong hai đen LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng( Thực ra ở đây còn có sự đổi chiều của đường sức từ nhưng ta không xét đến)
4. Củng cố: (5p)
	GV: cho hs nhắc lại nội dung kién thức
	Hs: Thực hiện theo yêu cầu
	Gv: Yêu cầu hs đọc mục có thể em chưa biết
	HS: đọc mục có thể em chưa biết
 GV: so sánh ưu điểm và han chế của dòng điện xoay chiều và một chiều 
 HS: - Dòng điện một chiều khó truyền tải xa, sản xuất tốn kém, sd ít tiện lợi
 - Dòng điện xoay chiều có thể chỉnh lưu thành dòng điện một chiều
 GV: nêu biện pháp sd
 - Tăng cường sàn xuất và sd dòng điện xoay chiều
 - Sàn xuất các thiết bị chỉnh lưu
 HS: chú ý lắng nghe
5. Hướng dẫn về nhà (2')
- Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
- Làm bài SBT 33.1 đến 33.4 SBT 
-	Xem trước bài 34: Máy phát điện xoay chiều
6. Rút kinh nghiệm & bổ sung
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20 	Ngày soạn: 25/12/2011 
Tiết ppct: 40 	Ngày giảng: 28/12/2011
Bài 34. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 
 I. Mục tiêu:
1. KT: + Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy
	+ Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều,
	+ Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
2. KN: Quan sát và mô tả trên hình vẽ. thu nhận thông tin từ SGK
 3. TĐ: Thấy được vai trò của vật lí trong đời sống, yêu thích môn học..
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị cho các nhóm: Một máy phát điện xoay chiều
 2. HS: xem trước nội dung bài học
III.Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức lớp: (1') 9/1: 9/3:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
 HS: mô tả TN chứng tỏ dòng điện cảm ứng có chiều ngược nhau ? cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?
 TL: * TN (sgk – 90)
 * cách tạo ra dòng điện xoay chiều (sgk – 91) 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các máy phát điện xoay chiều (12p) GV: đưa hình vẽ H34.1, 34.2SGK lên bảng yêu cầu hs quan sát và trả lời C1, C2
GV. Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có khác nhau không ? ntn ?
GV: chốt lại kết luận
HĐ 2: máy phát điện trong kĩ thuật và trong sản xuất (10p)
GV: Y/C HS tự nghiên cứu mục II SGK. Yêu cầu HS nêu lên những đặc điểm kĩ thuật của nhà máy. Cách làm quay máy
GV: thông tin thêm cho hs
 +Loại cuộn dây quay cần có bộ góp điện. Với các máy phát điện lớn không dùng bộ góp điện để tránh hiện tượng phóng điện ở chỗ tiếp súc giữa thanh quét và vành khuyên, dễ làm hỏng bộ phận này.
 +Bộ góp điện có tác dụng lấy điện từ quận dây quay ra ngoài
HĐ 3: Vận dụng (10p)
GV:Y/C HS dựa vào những thông tin thu thập trả lời C3
HS: Hoạt động cá nhân quan sát H34.1 & H34.2 trong SGK, kết hợp quan sát máy phát điện thật.Nêu các bộ phận chính và hoạt động của máy .Trả lời C1, C2: 
+Thảo luận chung chỉ ra được 2 loại máy có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động lại giống nhau.
HS: nêu nguyên tắc hoạt động chung của cả hai loại máy.
HS: chú ý ghi vở
HS: Tự đọc SGK để tìm hiểu một số đặc điểm kĩ thuật.
Cường độ dòng điện 
Hiệu điện thế
Tần số 
kích thước
cách làm quay rôto của máy phát điện
HS: Trả lời C3
I Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
1. Quan sát: H34.1, 34.2SGK
C1.Các bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.
Khác nhau: Một loại có nam châm quay, cuộn dây đứng yên, loại thứ hai có cuộn dây quay còn nam châm đứng yên, cuộn dây quay( còn có thêm bộ góp điện gồm vành khuyên và thanh quét).
C2.Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luận phiên tăng giảm.
2. Kết luận:
* Cấu tạo: có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây
- bộ phận đứng yên là stato
- bộ phận có thể quay được gọi là rôto
II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật.
1. Đặc tính kĩ thuật
 (SGK- T94)
2. Cách làm quay máy phát điện.
 (sgk)
III. Vận dụng:
C3. Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.
 Khác nhau: Đinamô xe đạp có kích thước nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn.
4. Củng cố: (5p)
 GV: +Trong mỗi loại máy phát điện xoay chiều,rôto là bộ phận nào, stato là bộ phận nào?
 +Vì sao bắt buộc phải có một bộ phận quay thì máymới phát điện?
 +Tại sao máy lại phát ra dòng điện xoay chiều?
 Hs: Trả lời các câu hỏi của gv
	Gv: Yêu cầu hs đọc mục có thể em chưa biết
	HS: đọc mục có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn về nhà (2')
- Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
- Làm bài SBT 34.1 đến 34.4 SBT 
-	Xem trước bài 35: Tác dụng của dòng điện xoay chiều ....
6. Rút kinh nghiệm & bổ sung
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 21 	Ngày soạn: 01/01/2012 
Tiết ppct: 41 	Ngày giảng: 03/01/2012
Bài 35. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
 ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
 I. Mục tiêu:
 1. KT: - Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoaychiều
	 - Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực điện từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
	 -Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
 2. KN: Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ.
 3.TĐ: - Trung thực, cẩn thận, sử dụng điện an toàn. Thái độ hợp tác hoạt động trong nhóm.
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: +1 nam châm điện, 1nam châm vĩnh cửu + 1 nguồn 1 chiều 3V- 6V, 1 nguồn xoay chiều 3V- 6V 
+ 1ampe kế xoay chiều. + 1vôn kế xoay chiều. +1 bóng đèn 3V có đui. +1 công tắc + 8 dây nối
 2. HS: nghiên cứu trước nội dung bài học
III.Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức lớp: (1') 9/1: 9/3:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
 HS: Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều ? Dòng điện 1 chiều có những tác dụng gì ?
 TL: * Dòng điện 1 chiều là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi.
 * Dòng điện 1 chiều có tác dụng nhiệt, từ, phát sáng, sinh lí. 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: tìm hiểu các tác dụng của dòng điện xoay chiều (5p)
GV: Tiến hành 3 TN biểu diễn như H 35.1 SGK.
 Y/C HS quan sát TN và nêu rõ mỗi TN dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?
GV thông báo: Dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng sinh lí, dòng điện xoay chiều thường dùng có hiệu điện thế 220V nên tác dụng sinh lí rất mạnh, gây nguy hiểm chết n ... m. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
c. Nếu gọi d = OA là khoảng cách từ AB đến thấu kính, d’ = OA’ là khoảng cách từ A’B’ đến thấu kính, f = OF là tiêu cự của thấu kính. Hãy chứng minh rằng ta có công thức: 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ LỚP 9 	ĐỀ 2
 Thời gian 45 phút
 Điểm Lời phê của giáo viên Họ và tên 
 ...
 Lớp 9A..
1.A’B’ là ảnh ảo của AB qua thấu kính hội tụ. Ảnh và vật như thế nào ? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính.
B. ảnh cùng chiều với vật 
C. ảnh cao hơn vật.
D. Cả 3 câu trả lời A,B, C đều đúng.
2. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì . ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ cao như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
A. Lớn hơn vật. C. Bằng vật
B. Nhỏ hơn vật. D. Chỉ bằng một nửa vật
3. Vật AB cao h = 120 cm, đặt cách máy ảnh một khoảng d = 2m. Sau khi chụp thì thấy ảnh của nó trên phim có độ cao h’= 3cm. Hỏi khoảng cách d’ từ phim đến vật kính nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
A. d’= 5cm C. d’= 80cm
B. d’= 1,8cm D. d’= Một giá trị khác
4. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f, ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB . Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa d và f ?
A. d = f C. d > f
B. d = 2f D. d < f
5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
A. Các tiêu điểm của thấu kính hội tụ đều nằm trên trục chính và dối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
B.Tiêu cự của thấu kính hội tụ là khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm.
C.Tiêu cự của thấu kính hội tụ chính là điểm hội tụ của chùm tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. 
F
B
O
A
F’
6. Đặt vật sáng AB trước thấu kính hội tụ như hình vẽ 
a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nhận xét về đặc điểm của ảnh A’B’
b. Gọi d = OA là khoảng cách từ AB đến thấu kính, d’= OA’ là khoảng cách A’B’ đến thấu kính, f = OF là tiêu cự của thấu kính. Hãy chứng minh rằng ta có công thức .
7. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 18cm thì thấy ảnh là thật và cao bằng nửa vật.Xác định tiêu cự của thấu kính.
Trường THCS Sơn Bình KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 - 2012
Lớp: 9/ Môn: Vật lí 9
Họ và tên:..................................... Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI
Câu 1:(2 điểm) Để quan sát vật nhỏ người ta dùng dụng cụ nào? Có đặc điểm gì? Đặt vật ở đâu để quan sát? Mắt nhìn thấy vật hay ảnh của vật?
Câu 2. (3điểm) Cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng. khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì giữa hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
 a) Máy này là máy tăng thế hay giảm thế? Giải thích.
 b) Tính số vòng cuộn dây thứ cấp tương ứng.
Câu 3 ( 2điểm) Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và các khắc phục.
Câu 4 ( 3 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=12cm; vật AB dạng mũi tên cao h=6cm, đặt cách thấu kính một khoảng d= 18cm và vuông góc với trục chính tại A, cho ảnh A'B' qua thấu kính.
 a) Vẽ ảnh A'B' (không cần đúng tỉ lệ)
 b) A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao ?
 c) Dùng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Bài làm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng và điền vào bảng dưới đây mỗi câu đúng được 0.25 điểm:
	Câu 1: Máy phát điện xoay chiều gồm các bộ phận chính nào dưới đây?
 a)Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét	c) Cuộn dây dẫn và nam châm
 b) Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên.	 d) Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
 Câu 2. : Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín :
 a) Luôn luôn tăng c). Luôn luôn giảm 
 b) Luân phiên tăng giảm d). Luôn luôn không đổi 
Câu 3. Từ trường sinh ra trong lõi sắt của máy biến thế là: 
 a) Từ trường không thay đổi c)Từ trường mạnh 
 b) Từ trường biến thiên d) Không thể xác định chính xác được 
Câu 4: Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng tiết diện dây dẫn lên 3 lần?
 a) Giảm 3 lần b) Tăng 3 lần c) Giảm 9 lần	d) Tăng 9 lần.
 Câu 5. Thấu kính phân kỳ là loại thấu kính:
 a)Có phần rìa dày hơn phần giữa	 c) Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
 	 b) Có phần giữa và phần rìa dày như nhau. d) Có phần giữa và rìa mỏng như nhau
 Câu 6: Khi đặt vật trước dụng cụ quang học cho ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật thì dụng cụ đó là:
 a) Thấu kính hội tụ b) Thấu kính phân kì c) Máy ảnh	 d) Gương phẳng
Câu 7 Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
 a) Góc khúc xạ lớn hơn góc tới	 c) Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
 b) Góc khúc xạ lớn bằng góc tới	 d) Góc khúc xạ lớn hoặc nhỏ hơn góc tới
 Câu 8: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính . Trong các vị trí của vật sau đây, vị trí nào cho ảnh nhỏ hơn vật?
 a) 6cm	b) 12cm	c) 24cm	d) 36cm
 Câu 9: Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu lục ta sẽ thấy gì?
 a) 	Ánh sáng màu đỏ 	b) Ánh sáng màu xanh	
 c) Màu gần như đen 	d) Ánh sáng trắng.
 Câu 10: Dụng cụ nào dùng để phân tích ánh sáng trắng?
 a) Gương phẳng 	b) Lăng kính 	c) Đĩa mềm 	d) Tấm kính trong
 Câu11:Ảnh của vật thu được trên phim của một máy ảnh có đặc điểm gì. 
 a) Ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật c) Ảnh thật cùng chiều với vật và lớn hơn vật 
 b)Ảnh thật cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật d) Ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật 
Câu 12: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, AB là vật sáng, A'B' là ảnh thật cùng nằm trên trục chính của thấu kính, d là khoảng cách giữa vật và thấu kính. Trong các vị trí sau đây, vị trí nào khoảng cách giữa ảnh và vật là nhỏ nhất?
 a) d = f	b) d > f 	c) d = 2f	d) d > 2f 
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3Đ): Mỗi ý đúng 0,25đ.
Câu:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
c
b
b
a
a
d
a
d
c
b
a
c

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 9 k2 tham khao.doc