Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 8: Áp suất

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 8: Áp suất

- Hs phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.

- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và các đại lượng có mặt trong công thức.

- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.

- Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được 1 số hiện tượng thường gặp.

- Có kỹ năng làm TN xét mối quan hệ giữa S và F.

- Hs hiểu một số kiến thức về môi trường.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 8: Áp suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày giảng:
8A:.....................................
8B:.....................................
Tiết 8
áp suất
A- Mục tiêu :
- Hs phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.
- Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được 1 số hiện tượng thường gặp.
- Có kỹ năng làm TN xét mối quan hệ giữa S và F.
- Hs hiểu một số kiến thức về môi trường.
B- Chuẩn bị :
- Đồ dùng : 
 * Cho mỗi nhóm:
	+ 1 chậu nhựa đựng cát
	+ 3 miếng kim loại hình hộp.
	 * Gv: Bảng phụ vẽ hình 7.4; kẻ bảng 7.1
- Những điểm cần lưu ý :
+ TN dùng để hình thành khái niệm áp suất trong bài được dựa trên đặc điểm truyền áp lực của chất rắn.
+ Làm cho Hs thấy được tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố là:
 - Độ lớn của áp lực
 - Diện tích bị ép
+ Trong thực tế thường dùng đơn vị áp suất là bar (đơn vị bar lớn hơn đơn vị Paxcan)
 1 bar = 100 000 Pa
 Hay đơn vị átmốtphe: 1 at = 103 360 Pa
- Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp :
I- ổn định tổ chức :
 	+ Lớp 8A có mặt...................................
 	+ Lớp 8B có mặt................................... 
II- Kiểm tra bài cũ :
- Lực ma sát sinh ra khi nào? Trả lời bài tập 1, 2, 3 SBT?
- Hs2: Chữa bài tập 4:
a/ Ô tô cđ thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát.
Vậy : Fms= Fk = 800 N
b/ Lực kéo tăng thì ô tô cđ nhanh dần.
c/ Khi lực kéo giảm thì ô tô cđ chậm dần.
* ĐVĐ: SGK
III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hs: Đọc – nghiên cứu – Cho biết áp lực là gì?
- Nêu thí dụ về áp lực.
Gv: Cho Hs quan sát khúc gỗ có đóng 2 chiếc đinh: đinh 1 đóng nghiêng; đinh 2 đóng thẳng vuông góc cạnh khúc gỗ.
-? Lực tác dụng của đinh nào lên khúc gỗ được gọi là áp lực? (đinh 2)
Hs: Hoạt động cá nhân quan sát hình 7.3 – trả lời C1
Gv: Chốt lại.
Gv: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? -> II, 
Hs: Quan sát hình 7.4 - Đọc C2
Gv: Treo bảng phụ hình 7.4 – giới thiệu.
-? Hãy dựa vào TN cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu nào bằng cách: So sánh các áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khối kim loại xuống cát mịn trong trường hợp (2), (3) với trường hợp (1)
Gv: Treo bảng so sánh 7.1
Hs: Hoạt động nhóm điền dấu thích hợp vào bảng.
- Đại diện nhóm điền kết quả
- Hs các nhóm làm TN kiểm tra.
- Trả lời C3 -> rút ra kết luận.
- Lưu ý Hs: Muốn biết sự phụ thuộc của P và F ta làm TN 1; 2: Cho S không đổi còn F thay đổi.
Gv: Qua bảng trên cho thấy:
- Dòng 1: Với S không đổi,F càng lớn -> độ lún h càng lớn.
- Dòng 2: Với F không đổi, nếu S càng nhỏ -> độ lún càng lớn
* Kiến thức môi trường:
+ áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá làm ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
Gv: ĐVĐ: Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép người ta đưa ra khái niệm áp suất. Vậy áp suất là gì? Công thức tính như thế nào? -> 2,
-? Em hãy cho biết áp suất là gì?
Gv: Giới thiệu ký hiệu -> Hs viết công thức tính áp suất.
Gv: Giới thiệu đơn vị:
- Ngoài đơn vị Pa còn dùng đơn vị bar: 
 1 bar = 100 000 Pa
- Đơn vị át mốt phe: 1 at = 103 360 Pa
- Em hãy tóm tắt nội dung cần nắm trong bài học này. (ghi nhớ)
Gv: Chốt lại
Gv: Treo bảng phụ – Hs trả lời bài tập 7.2; 7.3
-? Có 2 loại xẻng: Xẻng đầu nhọn, xẻng đầu bằng. Khi tác dụng cùng 1 lực thì xẻng nào nhấn vào đất dễ dàng hơn? Tại sao?
Hs: Đọc - tóm tắt đầu bài C5
- Fxe = 340 000N
 Sxe = 1,5m2
=> Pxe = ?
- Fôtô = 20 000N
 Sôtô = 250cm2 = 0,025m2 
=> Pôtô = ?
So sánh Pxe với Pôtô 
Hs: áp dụng công thức: P = F/S để tính Pxe; Pôtô 
- Lưu ý đổi đơn vị cho phù hợp.
-? So sánh Pxe và Pôtô 
- Trả lời câu hỏi đặt ra ở phần mở bài.
Hs: Lên bảng trình bày lời giải
Hs: Đứng tại chỗ trả lời. 
I- áp lực là gì?
- áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C1: Hình 7.3: áp lực là:
a, Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
b, Cả 2 lực: lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.
- Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
II- áp suất:
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- TN.
C2:
áp lực (F)
Diện tích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2 > F1
S2 = S1
h2 > h1
F3 = F1
S3 < S1
h3 > h1
C3:
(1)- Càng mạnh
(2)- Càng nhỏ
* Kết luận:
 Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
+ Biện pháp an toàn:
 Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li các khu vực mất an toàn).
áp suất, công thức tính áp suất
* áp suất: 
 áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép.
P = F/S
* Công thức tính áp suất: 
- Ký hiệu:
P là áp suất 
F là áp lực
S là diện tích bị ép
- đơn vị lực F là N
- đơn vị diện tích S là m2 
- đơn vị áp suất P là N/m2 gọi là Paxcan
 1 Pa = 1 N/m2
III- Ghi nhớ và vận dụng:
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
Bài 7.2 (12 – SBT): Câu không đúng C:
- Muốn tăng P thì giảm F và tăng S
Bài 7.3 (12 – SBT)
- Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì S bị ép nhỏ hơn. Khi đó P của xẻng có đầu nhọn lớn hơn P của xẻng có đầu bằng.
C5:
 Giải
- áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:
 Pxe = Fxe/Sxe = 340 000N/1,5 m2
 = 226 666,6 N/m2 
- áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là:
 Pôtô = Fôtô/Sôtô = 20 000N/0,025 m2
 = 800 000 N/m2 
- So sánh: Pxe < Pôtô nên xe tăng chạy được trên đất mềm.
- Máy kéo nặng nề hơn ôtô lại chạy được trên đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy nhỏ. Còn ôtô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ) nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của ôtô lớn.
	IV- Củng cố :
	- Khái quát nội dung bài dạy.
	- Nhấn mạnh phần ghi nhớ.
- Hs trả lời BT 7.1 : Câu D
	V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập 7.4 -> 7.6 (12 – SBT).
D- Rút kinh nghiệm :
...........

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc