Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

A- MỤC TIÊU :

- Tim được VD về truyền cơ năng từ vật này sang vật khác và sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng; giữa cơ năng và nhiệt năng.

- Phát biểu được định luậtbảo toàn và chuyển hoá năng lượng .

- Biết phân tích các hiện tượng vật lí.

B- CHUẨN BỊ :

 - Đồ dùng : Phóng to bảng 27.1 ; 27.2

 - Những điểm cần lưu ý :

 - Kiến thức bổ xung :

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 31
 	sự bảo toàn năng lượng trong
 	các hiện tượng cơ và nhiệt
A- Mục tiêu : 
- Tim được VD về truyền cơ năng từ vật này sang vật khác và sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng; giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu được định luậtbảo toàn và chuyển hoá năng lượng .
- Biết phân tích các hiện tượng vật lí.
B- Chuẩn bị :
	- Đồ dùng : Phóng to bảng 27.1 ; 27.2 
	- Những điểm cần lưu ý :
	- Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp :
	I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 8A:. ; 8B: .. 
	II- Kiểm tra bài cũ :
- HS1: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Khi nói năng suất tỏa nhiệt của Than đá bằng 27.106 J/kg có nghĩa là gì?
- HS2 chữa bài tập 26.3.
III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
_ Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng
- HS lên bảng điền qủa vào bảng 27.1 treo trên bảng
- GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.
_ ở vị trí (1) & (3) HS có thể điền “động năng và thế năng” thay cho điền “cơ năng” cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là “ cơ năng”.
- Qua các ví dụ ở câu C1 em rút ra nhận xét gì?
Hoạt động 2: tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng: 
- Tương tự hoạt động 1, GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2 vào bảng 27.2
- Qua ví dụ của câu C2, rút ra nhận xét gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng:
- Gv thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt.
- Yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế minh hoạ sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
* GDMT: 
Trong tự nhiên và kỹ thuật, việc chuyển hóa từ cơ năng thành nhiệt năng thường dễ hơn việc chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng. Trong các máy cơ, luôn có một phần cơ năng chuyển thành nhiệt. Nguyên nhân xuất hiện nhiệt đó là do ma sát. Ma sát không những làm giảm hiệu suất của các máy móc mà còn làm cho các máy móc nhanh hỏng.
- Câu C3, C4: HS tự tìm VD
- Vận dụng để giải thích câu C5, C6 .
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu C5, C6. Hướng dẫn HS cả thảo luận về câu trả lời của bạn. GV phát hiện sai sót để HS cả lớp cùng phân tích, sửa chữa.
- Cho phát biểu lại định luật boả toàn và chuyền hoá năng lượng.
I.Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác:
C1:
 cơ năng 
nhiệt năng
cơ năng
nhiệt năng
* Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
II.Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng:
C2:
thế năng
 động năng
động năng
thế năng
cơ năng
 (10) nhiệt năng
 (11) nhiệt năng
 (12) cơ năng
* Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại ( sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ nămg). Cơ năng có thể chuyền hoá thành nhiệt năng và ngược lại.
III.Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt:
- Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
* Biện pháp GDMT: 
Cần cố gắng làm giảm tác hại của ma sát.
4- Vận dụng:
- C5: Một phần cơ năng của chúng đã chuyền hoá thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt, không khí xung quanh.
- C6: Một phần cơ năng của con lắc đã chuyền hoá thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh .
IV- Củng cố :
- HS đọc thuộc ghi nhớ.	
- Yêu cầu 1/2 HS của lớp trảt lời lại câu C1C6
- Trả lời BT 27.1 và BT 27.2
BT 27.1: Câu A BT 27.2: Câu D
V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết, làm các bàI tập (SBT)
- Đọc bài 28 SGK
D- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc