Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 20: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 20: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng

* Kiến thức:

- Hs phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.

- Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.

* Kỹ năng:

- Hs biết phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. Sử dụng chính xác các thuật ngữ.

* Thái độ:

 - Có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 20: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 20
Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
A- Mục tiêu :
* Kiến thức: 
- Hs phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.
- Biết nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
* Kỹ năng: 
- Hs biết phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. Sử dụng chính xác các thuật ngữ.
* Thái độ:
	- Có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị :
- Đồ dùng:
	+ Gv: Tranh vẽ hình 17.1
	+ Mỗi nhóm: 1 quả bóng cao su, con lắc đơn, giá TN.
- Những điểm cần lưu ý:
+ Định luật bảo toàn cơ năng là trường hợp riêng của định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng khi trong hệ chỉ có chuyển động cơ học.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp :
I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 8A:. . ;8B: 
II- Kiểm tra bài cũ :
Hs1: Khi nào nói vật có cơ năng? Trong trường hợp nào cơ năng của vật là thế năng? Động năng? Lấy ví dụ?
Hs2: Động năng, thế năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trả lời BT 16.1; 16.2?
BT 16.1: C 
BT 16.2 : Ngân nói đúng, nếu lấy cây bên đường làm mốc cđ. Hằng nói đúng, nếu lấy toa tàu làm mốc cđ.
III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hs: Quan sát hình 17.1 – làm TN thả quả bóng rơi.
Hs cả lớp: quan sát quả bóng rơi – thảo luận các câu hỏi và trả lời.
- Năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào khi: Quả bống rơi? Khi quả bóng nẩy lên?
Hs: Quan sát hình vẽ 17.2.
Hoạt động nhóm làm TN – quan sát hiện tượng xảy ra – kết hợp nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi.
-? Em rút ra nhận xét gì về sự chuyển hoá năng lượng của con lắc khi con lắc dao động xung quanh vị trí cân bằng B?
Hs: Nêu được kết luận.
Gv: Chốt lại
-? Trong TN1 tại sao khi nảy lên quả bóng không đạt tới độ cao ban đầu?
- Trong TN2: Trong quá trình dao động con lắc không thể quay trở lại đúng vị trí A?
-> Hs đọc phần chú ý.
* GDMT: Thế năng của dòng nước từ trên cao chuyển hóa thành động năng làm quay tua bin của các nhà máy phát điện. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện có tác dụng điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt và dự trữ nước, bảo vệ môi trường.
Hs: Vận dụng trả lời C9
c, Yêu cầu HS phân tích rõ 2 quá trình vật chuyển động đi lên cao và quá trình vật rơi xuống.
I- Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng:
* TN1: Quả bóng rơi
C1: Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.
C2:Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần.
C3: 1- Tăng; 2- Giảm; 3- Tăng; 4- Giảm
C4: 1- A; 2- B; 3- B; 4- A
* Nhận xét:
- Khi quả bóng rơi: Thế năng chuyển hoá thành động năng.
- Khi quả bóng nảy lên: Động năng chuyển hoá thành thế năng.
* TN2: Con lắc dao động
C5: 
a, Khi con lắc đi từ A về B: Vận tốc của con lắc tăng.
b, khi con lắc đi từ B lên C: Vận tốc của con lắc giảm.
C6:
a, Khi con lắc đi từ A về B: Thế năng chuyển hoá thành động năng.
b, Khi con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hoá thành thế năng.
C7:
- ở vị trí A và C thế năng của con lắc là lớn nhất.
- ở vị trí B động năng của con lắc là lớn nhất.
C8:
- ở vị trí A và C động năng của con lắc là nhỏ nhất (=0).
- ở vị trí B thế năng nhỏ nhất. 
* Kết luận: SGK (60)
II- Bảo toàn cơ năng:
* Định luật: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có sự chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Ta nói cơ năng được bảo toàn.
* GDMT:
- Biện pháp: Việt Nam là nước có nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn. Cần có kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế quốc dân.
III- Vận dụng:
C9:
a, Thế năng của cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên.
b, Thế năng của nước chuyển hoá thành động năng.
c, Khi vật đi lên động năng chuyển hoá thành thế năng. Khi vật rơi xuống thế năng chuyển hoá thành động năng.
IV- Củng cố :
	- Hs: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng.
	 - Nêu ví dụ trong thực tế về sự chuyển hoá cơ năng.
V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ và các kết luận.
	- Đọc “Có thể em chưa biết”.
	- Làm các bài tập trong SBT.
- Hướng dẫn bài 17.3: Lưu ý lúc vừa ném lên, ở độ cao h viên bi vừa có Wt, vừa có Wđ .
- Xem lại đề cương đã làm phần trả lời câu hỏi và bài tập bài “Tổng kết chương I”.
Làm bổ xung các câu hỏi và bài tập: 17 (63); 6 (64).
- Giờ sau tổng kết chương I.
D- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc