Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 10: Kiểm tra

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 10: Kiểm tra

A- MỤC TIÊU:

- Đánh giá việc nắm những kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Chuyển động cơ học, sự cân bằng lực – quán tính, áp suất khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của Hs.

- Rèn cho Hs tính cẩn thận, thái độ trung thực trong học tập, kiểm tra.

 B- MA TRẬN ĐỀ:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 10: Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 Kiểm tra
Soạn: 26/ 10/ 2008
Kiểm tra: 27/ 10/ 2008
A- Mục tiêu:
- Đánh giá việc nắm những kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Chuyển động cơ học, sự cân bằng lực – quán tính, áp suất  khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của Hs.
- Rèn cho Hs tính cẩn thận, thái độ trung thực trong học tập, kiểm tra.
 B- Ma trận đề: 
Đề I: 
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận biết
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chuyển động cơ học- Vận tốc
Câu 1: 0,5 đ
Câu 2: 0,5 đ
Câu 3: 0,5 đ
Câu 7: 0,5 đ
Câu 10: 1 đ
Câu 11: 1 đ
Câu 12: 3 đ
Lực- Hai lực cân bằng
Câu 4: 0,5 đ
Câu 5: 0,5 đ
Câu 8: 0,5 đ
Câu 9: 0,5 đ
Câu 10: 0,5 đ
áp suất
Câu 6: 0,5 đ
Đề 2:
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận biết
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chuyển động cơ học- Vận tốc
Câu 1: 0,5 đ
Câu 2: 0,5 đ
Câu 3: 0,5 đ
Câu 4: 0,5 đ
Câu 5: 0,5 đ
Câu 7: 0,5 đ
Câu 8: 0,5 đ
Câu 10: 1 đ
Câu 11: 1 đ
Câu 12: 3 đ
Lực- Hai lực cân bằng
Câu 9: 0,5 đ
áp suất
Câu 6: 0,5 đ
Câu 10: 0,5 đ
C- Đề bài:
Đề 1:
A/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng:
Câu 1: Đơn vị vận tốc là:
A. km/h B. km/phút C. m/phút
Câu 2: Công thức tính vận tốc trung bình là:
A. vtb = v1 + v2/2 B. vtb = v1/s1 + v2/s2
C. vtb = s1 + s2 / t1+ t2
Câu 3: Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì vân tốc của vật sẽ: 
A.Vận tốc của vật không thay đổi 
B. Vận tốc của vật tăng dần
C.Vận tốc của vật giảm dần 
 	D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Câu 4: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát.
A. Lực xuất hiện làm mòn đế dép
B. Lực xuất hiện khi quả bóng cao su bị nén hay bị giãn.
C. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
Câu 6: Càng lên cao áp suất khí quyển:
A. Càng tăng B. Càng giảm
C. Không thay đổi D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
B/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Câu 7: Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1), (2)..của chuyển động và được tính bằng (3)trong một đơn vị thời gian.
Câu 8: Tác dụng của áp lực càng lớn khi.
Câu 9: áp lực là lực ép ..với mặt bị ép.
Câu 10: Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ (1)
.., phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều(2).
C/ Hoàn thành các bài tập sau:
Câu 11: Con số 50 km/h của một vật cho biết gì ?
Câu 12: Đổi các đơn vị vận tốc sau:
a/ 20 km/h = ? m/s
b/ 350 m/s = ? km/h
Câu 13: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 5 km với vận tốc 3 m/s; Quãng đường tiếp theo dài 2 km, người đó đi hết 0,75 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường? 
Đề 2:
A/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng:
Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng:
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
Câu 2: Quỹ đạo chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất là:
A. Chuyển động cong B. Chuyển động thẳng
C. Chuyển động tròn.
Câu 3: Đơn vị vận tốc là:
A. km.h B. m.s C. km/h
Câu 4: Công thức tính vận tốc trung bình là:
A. vtb = v1 + v2/2 B. vtb = v1/s1 + v2/s2
C. vtb = s1 + s2 / t1+ t2
Câu 5:
A. Vận tốc của vật tăng dần 
 B.Vận tốc của vật giảm dần 
C. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Câu 6: Muốn làm tăng, giảm áp suất thì phải làm như thế nào? Trong các cách sau đây cách nào là không đúng?
A.Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B.Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
C.Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
B/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 7: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ (1), (2)của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường trong một đơn vị thời gian.
Câu 8: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có(1) .không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn(2).
Câu 9: áp lực là lực ép có với mặt bị ép.
Câu 10: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên(1)
, (2).......và ở trong lòng nó.
C/ Hoàn thành các bài tập sau:
Câu 11: Con số 50 m/s của một vật cho biết gì?
Câu 12: Đổi các đơn vị vận tốc sau:
a/ 30 km/h = ? m/s
b/ 250 m/s = ? km/h.
Câu 13: Một người đi xe đạp đều trên quãng đường đầu dài 12 km với vận tốc 9 m/s. Quãng đường tiếp theo dài 6 km, người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường ?
D- Đáp án và biểu điểm:
Đề 1:
Phần A:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
D
C
B
B
Điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Phần B: 2 điểm ( mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 7: 	1, nhanh, chậm
2, độ dài quãng đường
Câu 8: Khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
Câu 9: Có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 10: 	1, bằng nhau
2, ngược nhau
Phần C: Câu 11; 12 mỗi câu 1 điểm
Câu 13: 3 điểm
Câu 11: Nghĩa là trong 1 giờ vật đó đi được 5 km.
Câu 12: 	a/ 5,6 m/s
b/ 1 260 km/h
Câu 13:
- Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là:
t1 = s1/v1 = 5/3 = 5000/3 = 1 667 (s)
- Thời gian đi hết quãng đường tiếp theo là:
t = 0,75. 3 600 = 2 700 (s)
- Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường là:
Vtb = s1 + s2/ t1 + t2 = 5000 + 2000/ 1 667 + 2 700 = 7000/ 4 367 = 1,6 m/s
Đề 2:
Phần A: 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
C
C
C
B
Điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Phần B: Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 7: 	1, nhanh
2, chậm
Câu 8: 	1, độ lớn
2, thay đổi theo thời gian
Câu 9: phương vuông góc
Câu 10: 	1, đáy bình
2, thành bình
Phần C: Câu 11; 12 mỗi câu 1 điểm
Câu 13: 3 điểm
Câu 11: Có nghĩa là trong 1 giây vật đó đi được 50 m.
Câu 12:	 a/ 30 km/h = 30 000/3600 = 8,3 m/s
 b/ 250 m/s = 250/1000. 3600 = 900 km/h
Câu 13: - Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là:
 t1 = s1/v1 = 12/9 = 12 000/9 = 1 333 (s)
 - Thời gian đi hết quãng đường tiếp theo là:
 t2 = 0,5. 3 600 = 1 800 (s)
 - Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường là:
Vtb = s1 + s2/ t1 + t2 = 12 000 + 6000/ 1 333 + 1 800 = 18 000/ 3 133 = 5,74 m/s

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc