Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 10 đến tiết 27

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 10 đến tiết 27

1.Về kiến thức: Hệ thống kiến thức cơ bản đã học trong chương I: Chuyển động và đứng yên, vận tốc trong chuyển động đều và không đều, biểu diễn lực, lực ma sát, lực đẩy Acsimet, áp suất, công cơ học, định luật về công, công suất.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để trả lời 1 số câu hỏi và giải một số bài tập trong bài tổng kết chương I

3. Về thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập, vận dụng thực tế. Phát triển tư duy phân tích tổng hợp.

 

doc 50 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 10 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 5/2/2011 
 Ngày dạy 
8: Tiết thứ ngày ................
Tiết 10: ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức:
Hệ thống kiến thức cơ bản đã học trong chương I: Chuyển động và đứng yên, vận tốc trong chuyển động đều và không đều, biểu diễn lực, lực ma sát, lực đẩy Acsimet, áp suất, công cơ học, định luật về công, công suất.
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để trả lời 1 số câu hỏi và giải một số bài tập trong bài tổng kết chương I
3. Về thái độ:
Có ý thức tự giác, tích cực học tập, vận dụng thực tế. Phát triển tư duy phân tích tổng hợp.
 II. CHUẨN BỊ CỦA
Giáo án, sgk, sbt; 
Bảng phụ: Tranh vẽ to hình 15.1, ghi nội dung câu C2, C3.
Ôn tập các bài từ 1 đến 16; Trả lời các câu hỏi từ 1 đến câu 16 (Sgk – 62,63)
Ôn lại các bài tập trong SBT. 
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
8:...................................................................
Vắng.......................................................
1. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra kết hợp trong bài )
* Đặt vấn đề (1’) Ôn tập chương I: 
 2. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (16’)
Gv: Y/c HS lần lượt trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 16 (sgk – 62)
I/ Ôn tập 
Câu 1: Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật chọn làm mốc.
VD: Xe ôtô đang đi trên đường, vị trí của xe thay đổi so với cây bên đường nên ta nói ôtô đang chuyển động so với cây bên đường
Câu 2: Hành khách ngồi trên xe đang chạy. So với cây bên đường thì hành khách CĐ, so với xe thì hành khách đứng yên.
Câu 3: Độ lớn của v đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của CĐ. 
 Công thức: v = s /t . Đơn vị vận tốc: m/s; km/h; cm/s; 
Câu 4:CĐ không đều là CĐ mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.              Công thức tính: vtb = s /t
Câu 5: Kết quả tác dụng của lực: làm biến dạng vật, làm thay đổi vận tốc của CĐ.
VD: + Xe đạp đang CĐ, gặp bãi cát bị giảm vận tốc do lực cản của bãi cát.
 + Thả viên gạch rơi. Vận tốc của viên gạch tăng là do lực hút của Trái đất tác dụng lên vật tăng.
Câu 6: Các yếu tố của lực: 3 yếu tố
 + Điểm đặt lực
 + Hướng (phương, chiều) của lực
 + Độ lớn của lực
Cách biểu diễn lực: Lực được biểu diễn bằng 1 mũi tên có:
 + Gốc trùng điểm đặt của lực.
 + Phương, chiều là phương chiều của lực.
 + Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo 1 tỉ lệ xích cho trước.
Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực:
 + Cùng tác dụng lên một vật (cùng điểm đặt)
 + Cùng phương, ngược chiều
 + Cùng cường độ
Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
 + Tiếp tục đứng yên nếu vật đang đứng yên
 + CĐ thẳng đều nếu vật đang CĐ.
Câu 8: Lực ma sát xuất hiện khi 1 vật chuyển động trên mặt 1 vật khác. Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc. Độ lớn của lực ma sát càng giảm khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng nhẵn. 
Câu 9: VD: + Xe đột ngột CĐ, hành khách bị ngả người về phía sau.
 + Người đang chạy, vướng phải dây chắn thì bị ngã nhào về phía trước.
Câu 10: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố: Độ lớn của lực tác dụng lên vật (F) và diện tích bề mặt tiếp xúc với vật (S)
CT: p = F/S . Đơn vị áp suất : N/m2 (Pa)
Câu 11: Một vật khi nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, điểm đặt lên vật, độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ 
Câu 12: Điều kiện để vật chìm, lơ lửng, nổi trong chất lỏng :
 + Chìm: FA > P (dv > dl)
 + Lơ lửng: FA = P (dv = dl )
 + Nổi: FA < P (dv < dl )
Câu 13: Trong khoa học thì công cơ học chỉ đúng trong trường hợp:
+ Có lực tác dụng lên vật
+ Có sự chuyển dời của vật dưới tác dụng của lực
Câu 14: Công thức tính công: A = F . s
Trong đó: A là công của lực F (J)
 F là lực tác dụng vào vật (N)
 s là quãng đường dịch chuyển của vật (m)
Đơn vị công: Jun (J) : 1J = N.m
Câu 15: Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 
Câu 16: Công suất cho biết khả năng thực hiện công trong 1s của người (máy)
Nói công suất của quạt là 35W ta hiểu là trong 1s quạt thực hiện được công bằng 35J.
Hoạt động 2: Vận dụng (23’)
Gv:Y/c HS n/c các bài tập từ 1đến 5 phần I
Hs: Lên bảng điền các phương án đã chọn 
?Tb: Giải thích lí do chọn p/a ở câu 3, 4, 
Hs: Câu 3: Xét vị trí của các ô tô với nhau.
Câu 4: Vì cùng nhúng hai vật vào cùng một chất lỏng nên đại lượng d như nhau do đó FA tác dụng lên mỗi vật phụ thuộc vào thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( bằng với thể tích của vật)
Gv: Y/c thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 phần II
Hs: Lần lượt đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét 
Y/c N/c bài tập 1,2 phần III
?Tb: 2 em lên bảng tóm tắt đề bài?
?Tb: 2em lên bảng giải
1. Tóm tắt
s1 = 100m; t1 = 25s
s2 = 20m; t2 = 20s
_______________
v1 ; v2 ; vtb = ?
2. Tóm tắt
m = 45kg
S1=150cm2
_______________________ 
a. p = ? (khi đứng hai chân)
b. p1= ? ( khi co một chân)
B/ Vận dụng
I/ Bài tập trắc nghiệm
1) D 2) D
3) B 4) A
5) D
II / Trả lời câu hỏi
1. Hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại vì nếu coi ô tô là vật mốc thì cây chuyển động tương đối so với ô tô.
2. Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dễ xoay nút chai ra khỏi miệng chai hơn.
3. Xe đang CĐ thẳng, đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe do có quán tính không kịp đổi hướng CĐ cùng xe nên bị nghiêng sang trái.
4. Đi ở đường đất nhão, dùng mặt ván có diện tích rộng, khi đó làm tăng diện tích tiếp xúc thì áp suất của xe lên mặt đường giảm. khi đó đi sẽ đỡ bị sa lầy.
Phần III
1. Giải
Áp dụng công thức v 
Vận tốc của người đó trên từng đoạn đường và trên cả đoạn đường là:
 ; 
2. a. Khi đứng cả hai chân thì
b. Khi co một chân: Vì diện tích tiếp xúc giảm 2 lần nên áp suất tăng 2 lần 
Vậy: 
3.Củng cố -Vận dụng (3')
?. Nhắc lại các kiến thức cơ bản đã được học trong học kì I
Hs: Chuyển động và đứng yên, vận tốc trong chuyển động đều và không đều, biểu diễn lực, lực ma sát, lực đẩy Acsimet, áp suất, công cơ học, định luật về công, công suất.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học. Làm bài tập 3 (Sgk – 65)
- Hướng dẫn bài tập 3 : 
a. Để so sánh nhớ lại kiến thức về sự nổi (trường hợp khi vật nổi lên và đứng yên trênmặt thoáng chất lỏng)
b. Để so sánh d1 và d2 ta so sánh ( đã so sánh ở trên), so sánh VM và VN dựa vào công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet 
Ngày soạn: 5/2/2011 
 Ngày dạy 
8: Tiết thứ ngày ................
TiÕt 11.Bµi 16:
ÔN CƠ NĂNG : THẾ NĂNG - ĐỘNG NĂNG
 I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức:
- Ôn được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
	- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
2.Về kĩ năng:
Rèn thói quen quan sát hiện tượng trong thực tế, vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản.
3.Về thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án. 
 - Tranh vẽ H16a,b; thiết bị thí nghiệm H16.2; 1 bao diêm; 1 sợi dây. 
 - 2 hòn bi thép có khối lượng khác nhau
 - 1 máng nghiêng; 1 miếng gỗ.
2. Học sinh:
Ôn bài cũ, làm BTVN,Học và làm bài tập. 
- Cá nhân: Học và làm bài tập. 
- Dụng cụ thí nghiệm mỗi nhóm: 1 lò xo lá tròn; 1 miếng gỗ.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
8:...................................................................
Vắng.......................................................
1.Kiểm tra bài cũ (Kết hợp)
*Đặt vấn đề (1') Ôn các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
2. Nội dung bài mới:
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß 
PhÇn ghi vë cña häc sinh
H/động 1:Tổ chức tình huống học tập (9ph)
GV
Yc hs tự đọc phần thông tin vào bài.
Năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người và các máy móc.
 Có nhiều loại năng lượng. Bài học hôm nay ta tìm hiểu dạng năng lượng đơn giản nhất là: CƠ NĂNG.
Hoạt động 2: Ôn khái niệm cơ năng? (8’)
I/ Cơ năng
GV
?
HS
GV
GV yc hs đọc thông tin ở mục I – sgk
Khi nào ta nói vật có cơ năng? Cơ năng của vật càng lớn khi nào? Đơn vị của cơ năng?
Vật có khả năng thực hiện công cơ học, vật đó có cơ năng. Cơ năng của vật càng lớn khi khả năng thực hiện công càng lớn. Đơn vị của cơ năng là Jun(J).
(chốt) : Vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng, độ lớn cơ năng của vật bằng độ lớn của toàn bộ công mà vật có thể sinh ra.
 Đơn vị của cơ năng cũng như đơn vị công là J. 
Cơ năng gồm hai loại: + Thế năng
 + Động năng
Một vật có khả năng thực hiện công (sinh công) ta nói vật đó có cơ năng.
Đơn vị của cơ năng : Jun (J)
HĐ 2: 
Ôn khái niệm thế năng (15’)
GV
GV
?
HS
GV
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
Yc hs đọc sgk, qs hình 16.1a,b
lắp ráp thí nghiệm như hình 16.1a.
 Qua nghiên cứu em hãy cho biết khi quả nặng A đứng yên trên mặt đất nó có khả năng sinh công không?
Không
Dùng tranh vẽ h16.1b và yêu cầu Hs trả lời C1?
Trả lời
Làm thí nghiệm cho hs quan sát để có câu trả lời C1.
(thông báo): Cơ năng của vật trong thí nghiệm này gọi là Thế năng.
 Lấy ví dụ về vật có thế năng?
quả trên cây, quạt trên trần nhà,
Tóm lại mọi vật ở trên cao so với mặt đất đều có thế năng.
 Công thực hiện được trong thí nghiệm này nhờ lực nào?
Nhờ trọng lực(lực hút của trái đất).
Thế năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn.
Vậy thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao?
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất. Vì vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
Vậy khi vật nằm trên mặt đất thì có nhận xét gì về thế năng hấp dẫn của vật?
bằng 0
Tùy từng trường hợp ta có thể không lấy mặt đất mà lấy 1 vị trí khác làm mốc để tính độ cao (mốc thế năng). Do đó ta có thể nói rằng thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao, ngoài ra dễ dàng chứng tỏ thế năng hấp dẫn của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của nó, vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn.
Yc hs tự đọc thông tin ở mục 2 để tìm hiểu thí nghiệm h16.2.
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H16.2 và tiến hành thí nghiệm: kéo sợi dây nén lò xo lại, đặt miếng gỗ lên trên.
Trả lời C2? (có thể gợi ý: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với miếng gỗ khi ta thả sợi dây ra? điều đó chứng tỏ gì?)
Trả lời
Cơ năng của lò xo trong trường hợp n ... báo cáo kết quả thí nghiệm bằng cách trả lời các câu hỏi C6; C7.
?Kh: Qua 3 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Hs: Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Gv(chốt) Qua thí nghiệm và thực tế cho thấy: Chất rắn nói chung dẫn nhiệt tốt, trong đó kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Tất cả các chất lỏng (trừ dầu và thủy ngân) đều dẫn nhiệt kém, chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn cả chất lỏng. Vì vậy có thể nói dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất
1.Thí nghiệm 1: H22.2
C4: Không rơi xuống đồng thời.
Chứng tỏ: Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.
* Kết luận: Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2. Thí nghiệm 2: H22.3
C6: Khi nước ở miệng ống đã sôi, cục sáp ở đáy ống không bị nóng chảy.
* Kết luận: Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3. Thí nghiệm 3: H22.4
C7: Khi đáy ống nghiệm đã nóng, miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm không bị nóng chảy.
* Kết luận: Chất khí dẫn nhiệt kém.
3. Vận dụng - củng cố (10’)
GV
HS
GV
?
?
HS
Gv: Yc hs đọc ghi nhớ
Tb: Đọc nội dung ghi nhớ
Vận dụng trả lời các câu hỏi C8 đến C12
Gv: (gợi ý câu 12) so sánh nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh, khi trời nóng rồi kết luận.
Gv: Để hạn chế sự truyền nhiệt giữa các vật người ta thường làm thế nào?
Hs: Do không khí dẫn nhiệt rất kém. Nên để hạn chế sự truyền nhiệt giữa các vật người ta thường tạo ra 1 lớp không khí ngăn cách giữa chúng.
III/ Vận dụng
C8: Hs tự lấy ví dụ
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
C11: Mùa đông. Để tạo ra lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt.
Khi trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ tay vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại bị phân tán rất nhanh nên ta cảm thấy lạnh.
Khi trời nóng, kim loại bị nóng lên sờ tay vào kim loại nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể, và không bị phân tán nhanh nên ta cảm thấy nóng.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
Học thuộc ghi nhớ, tự trả lời lại các câu hỏi C1 đến C12 trong bài.
BTVN: 22.1 đến 22.6 (SBTT29)
Ngày soạn: 5/3/2011 
 Ngày dạy 
Lớp 8: Tiết thứ ngày ................
Tiết 27 (Bài 23) : ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU                                            
1.Về kiến thức:
Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất rắn, lỏng, khí
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát các hiện tượng vật lý và rút ra nhận xét.
Làm được thí nghiệm H23.2. Từ quan sát thí nghiệm, biết rút ra nhận xét, kết luận.
3.Về thái độ:
Cẩn thận khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao, tự giác tích cực học tập theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án; sgk; sbt. 
Dụng cụ thí nghiệm H23.3; 23.4; 23.5 (sgk/T81)
2. Học sinh:
Học bài, làm BTVN; Mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm H23.2
III. PHẦN THỂ HIỆN LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
Lớp 8:............................................................
Vắng.......................................................
 1. Kiểm tra bài cũ (Miệng-5')
* Câu hỏi
?Tb: Phát biểu ghi nhớ bài 22? Chữa các bài tập 22.1; 22.2; 22.3; 22.4 (SBTT29)
* Đáp án -biểu điểm
Ghi nhớ: sgk – 79 (2đ')
Bài tập: 22.1: B (2đ')
 22.2: C (2đ')
 22.3: thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cho cốc vỡ. Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều nên không vỡ. Muốn cốc không bị vỡ nên tráng cốc = 1 ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào hoặc cho 1 cái thìa kim loại vào cốc rồi rót nước từ từ vào cốc. (2đ')
 22.4: nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.(2đ')
 * Đặt vấn đề (3')
GV: Tiến hành thí nghiệm H23.1/SgkT80
?Tb: Quan sát nhận xét hiện tượng thí nghiệm 
GV: Trong bài trước ta biết chất lỏng dẫn nhiệt rất kém. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào? Bài học hôm nay ta tìm hiểu vấn đề này.
2. Nội dung bài mới
 HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu (19’)
G: Yc hs đọc phần thông tin mục 1 sgk tìm hiểu thí nghiệm H23.2. Gọi 1 hs đọc to.
?Tb: Dự đoán hiện tượng gì xảy ra với các hạt thuốc tím khi ta đun nóng cốc nước ở vị trí đặt thuốc tím?
H: Dự đoán: Thuốc tím tan nhanh trong nước.
G: Yc các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn sgk, quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1 đến C3. Lưu ý đặt sao cho ngọn lửa đèn cồn vào đúng vị trí đặt thuốc tím; đọc số chỉ nhiệt kế trước khi đun.
H: Tiến hành thí nghiệm thảo luận trả lời C1; C2;C3.
G: Gọi đại diện 3 nhóm trả lời C1; C2; C3. Các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần).
G: Chốt lại các câu trả lời đúng – hs ghi vào vở.
G(gợi ý câu C2 nếu hs không trả lời được): Chất lỏng khi nóng lên thì trọng lượng riêng (TLR) của nó thay đổi như thế nào? So sánh TLR của lớp nước bị đốt nóng ở phía dưới với TLR của lớp nước lạnh ở trên từ đó dựa vào đk vật nổi, vật chìm để kết luận.
?Kh: Như vậy ta chỉ đốt ở đáy cốc nhưng toàn bộ nước trong bình nóng lên được là do đâu?
H: Nhờ sự đổi chỗ của các lớp nước.
?Kh:Qua thí nghiệm này ta thấy nước đã truyền nhiệt bằng cách nào?
H:...bằng cách tạo thành các dòng.
GV: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. 
Trong cách truyền nhiệt này tồn tại 2 “dòng đối lập” nhau:
 + Dòng nóng đi từ dưới lên
 + Dòng lạnh đi từ trên xuống
?Tb: Đối lưu là gì?
H: Trả lời như sgk
G(TB) Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí. Để kiểm chứng ta nghiên cứu câu C4.
G: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
H: Quan sát thí nghiệm do GV làm.
?Kh: Hiện tượng gì xảy ra với dòng khói hương?
H: Dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.
?Kh-G: Hãy giải thích hiện tượng trên?
G(Gợi ý): so sánh nhiệt độ của không khí ở hai bên tấm bìa; bên có ngọn nến không khi chuyển động như thế nào; bên không có ngọn nến không khí chuyển động như thế nào?
G: Khói hương có tác dụng giúp ta quan sát rõ sự chuyển động của các dòng khí hay sự đối lưu của không khí.
?Kh:Dựa vào hiện tượng thí nghiệm quan sát được hãy trả lời C4?
H: 1 vài hs trả lời, hs khác nhận xét bổ xung
G: Chốt câu trả lời đúng –hs ghi vở.
G(chốt): Như vậy sự truyền nhiệt trong chất khí cũng tương tự trong chất lỏng đó là nhờ sự tạo thành các dòng đối lưu (dòng khí nóng đi lên, dòng khí lạnh hơn đi xuống làm đổi chỗ các lớp không khí có TLR khác nhau) làm cho toàn bộ khối không khí nóng lên.
?Kh: Nghiên cứu trả lời C5; C6?
G: Trở lại thí nghiệm 22.3 bài “Dẫn nhiệt”. Khi đốt phần nước gần miệng ống thì chỉ có phần nước ở phía trên sôi.
G: Trong chân không môi trường không có các hạt vật chất nên không thể tạo thành các dòng đối lưu.
Trong chất rắn các phân tử chất rắn chỉ dao động xung quanh 1 vị trí xác định không chuyển động tự do để có thể tạo thành các dòng đối lưu.
I/ Đối lưu:
1. Thí nghiệm: H23.2
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó giảm nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng.
C3: Nhờ có nhiệt kế.
* Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng gọi là sự đối lưu.
3. Vận dụng:
C4: Ngọn lửa làm cho lớp không khí nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của phần không khí ở phía bên kia tấm bìa (bên không có ngọn nến). Do dó lớp không khí nóng đi lên, lớp không khí lạnh dồn xuống chiếm chỗ mang theo khói hương đi xuống.
C5: Để phần nước ở dưới nóng lên trước (d giảm), phần trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu
C6: Không. Vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành dòng đối lưu.
HĐ 2: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt (12’)
G: đvđ như sgk; 
Yc hs nghiên cứu thí nghiệm H23.4; H23.5.
G: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nói rõ các bước tiến hành thí nghiệm H23.4; 23.5; quy ước đầu A, B.
?Tb: Dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra với giọt nước màu khi để bình gần ngọn lửa? Khi đặt miếng bìa giữa đèn và bình?
H: dự đoán
G: làm thí nghiệm Hs quan sát.
?Kh: Mô tả hiện tượng quan sát được trong 2 thí nghiệm?
H: Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A ra đầu B.
Chắn miếng bìa giữa bình cầu và nguồn nhiệt thì giọt nước màu lại đi từ B về A.
G: Yc hs trả lời C7; C8; C9
G: Trong thí nghiệm trên nhiệt năng được truyền đi bằng cách phát ra những tia nhiệt đi thẳng. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ nhiệt.
?Kh: Bức xạ nhiệt là gì?
?Kh: Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong môi trường chân không hay không?
G(nhấn mạnh) Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chân không.
?Tb: Mặt trời truyền nhiệt xuống Trái đất bằng cách nào?
H: Bức xạ nhiệt
G (TB) khả năng hấp thu tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
G(chốt): Trong bài học hôm nay ta làm quen với hai hình thức truyền nhiệt nữa đó là: đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong đó đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
II/ Bức xạ nhiệt
Thí nghiệm: H23.4; H23.5
2. Trả lời câu hỏi:
 C7: không khí trong bình nóng lên, nở ra
 C8: Không khí trong bình đã lạnh đi, miếng bìa đã ngăn không cho nhiệt truyền từ bếp sang bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ bếp sang bình theo đường thẳng.
C9: Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.
* Bức xạ nhiệt: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
3.Vận dụng – củng cố (4')
G: Yc hs thảo luận trả lời C10; C11
G: Treo bảng phụ C12. H lên bảng điền
 Dưới lớp hs tự làm vào vở.
G: Yc hs đọc “có thể em chưa biết”
? Tại sao phích giữ được nóng lâu dài?
H: Nhờ cấu tạo của phích hạn chế được các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
III/ Vận dụng:
C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt
C11: Để làm giảm sự hấp thụ các tia nhiệt.
C12: Rắn – dẫn nhiệt
 Lỏng - Đối lưu
 Khí - Đối lưu
 Chân không – Bức xạ nhiệt
4.Hướng dẫn học bài ở nhà (2')
Học bài, học thuộc ghi nhớ. BTVN: 23.1 đến 23.7 (SBTT30)
Đọc “Có thể em chưa biết”/SgkT82
Ôn: từ bài 16: Cơ năng đến bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docphu đạo kỳ 2.doc