Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 23 đến tuần 25

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 23 đến tuần 25

. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:

+ Thể tích, chiều dài của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

3. Tư tưởng: Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 23 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
19
Tiết: 23	 Bài	 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
Ngày soạn: ././..	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: 
+ Thể tích, chiều dài của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
3. Tư tưởng: Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Giáo án. Dụng cụ thí nghiệm hình 19.1.
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất rắn?
- Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
a. khối lượng của vật tăng. 	b. khối lượng của vật giảm.
c. khối lượng riêng của vật tăng.	d. khối lượng riêng của vật giảm.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin TN SGK.
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả của TN.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN:
- Giới thiệu dụng cụ TN.
- Mục đích của TN.
- Phát dụng cụ yêu cầu HS tiến hành TN trong (4’).
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2, C3.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C3 trong (2’).
HĐ3: Rút ra kết luận.
GV: Hướng dẫn HS chọn cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C4. 
GV: Nhận xét đánh giá.
? Qua phần trả lời trên, ta rút ra kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất lỏng như thế nào?
GV: Nhận xét đánh giá.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi C5, C6, C7 trong (4’).
- Yêu cầu HS trả lời.
GV: Nhận xét chung. Giải thích một số từ mới trong Vật lí như: tiết diện, dung tích.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài
GV: Nhận xét chung. 
Yêu cầu HS đọc phần có thể em chư biết.
HS: Dự đoán trả lời.
HS: Đọc thông tin TN SGK.
HS: Dự đoán kết quả của TN.
- Bình sai
HS: Tiến hành TN trong (4’).
HS trả lời câu C1, C2, C3.
C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Mực nướchạ xuống, vì nướclạnh đi, co lại.
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C4: (1)- tăng (2)- giảm
(3)- không giống nhau.
HS: Chất rắn nở ra khi nóng lên, có lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
HS thảo luận các câu hỏi C5, C6, C7 trong (4’).
C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở 2 bình dâng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
1. Làm thí nghiệm.
 (SGK).
2. Trả lời câu hỏi
C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3. Rút ra kết luận.
a. Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.
v Kết luận:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
4.Kết luận toàn bài:
- Hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
- Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một một lượng chất lỏng?
a. khối lượng của chất lỏng tăng. 	b. Trọng lượng của chất lỏng tăng. 	 
c. Thể tích của chất lỏng tăng. 	
d. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 19.1 đến 19.4 SBT.
	- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.
Tuần: 24
20
Tiết: 24	 Bài	 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
Ngày soạn: ./../..	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ trong thực tế vè hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. 
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí. 
3. Tư tưởng: Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Giáo án. Dụng cụ thí nghiệm hình 20.1, 20.2 SGK.
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
- Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một một lượng chất lỏng?
a. khối lượng của chất lỏng tăng. 	b. Trọng lượng của chất lỏng tăng. 	 
c. Thể tích của chất lỏng tăng. d. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin TN SGK.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN:
- Giới thiệu dụng cụ TN.
- Mục đích của TN.
- Dụng cụ TN.
GV: Tiến hành làm thí nghiệm, HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2, C3.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bảng 21.1.SGK.
? Qua bảng trên em rút ra nhận xét gì?
GV: Nhận xét chung. Nêu phần chú ý SGK. 
HĐ3: Rút ra kết luận.
GV: Hướng dẫn HS chọn cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C6. 
GV: Nhận xét đánh giá.
? Qua phần trả lời trên, ta rút ra kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất khí như thế nào?
GV: Nhận xét đánh giá.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi C7, C8 trong (4’).
- Yêu cầu HS trả lời.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài
GV: Nhận xét chung. 
- Yêu cầu HS đọc phần có thể em chư biết.
HS: Dự đoán trả lời.
HS: Đọc thông tin TN SGK.
HS: Dự đoán kết quả của TN.
- Bình sai
HS: Tiến hành TN trong (4’).
HS trả lời câu C1, C2, C3.
C1: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng: không khí trong bình nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí trong bình co lại.
C3: Do không khí trong bình bị nóng lên.
C4: Do không khí trong bình lạnh đi.
C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
C6: (1)- tăng (2)- lạnh đi.
(3)- ít nhất (4)- nhiều nhất.
HS: - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
C7: Khi quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: .
1. Thí nghiệm.
 (SGK).
2. Trả lời câu hỏi
C1: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng: không khí trong bình nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí trong bình co lại.
C3: Do không khí trong bình bị nóng lên.
C4: Do không khí trong bình lạnh đi.
C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
3. Rút ra kết luận.
a. Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
 b. Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.
v Kết luận:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
4.Kết luận toàn bài:
- Hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất khí?
- Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
a. Rắn, lỏng khí	b. Rắn, khí, lỏng. 	c. Khí, lỏng, răn.	d. Khí, rắn, lỏng	 
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 20.1 đến 20.4 SBT.
	- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.
Tuần: 25
21
Tiết: 25	 Bài	 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
Ngày soạn: ../../.	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự nở vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng này.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
2. Kỹ năng: Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt. 
3. Tư tưởng: Mô tả và giải thích được các hình vẽ 21.2, 21.3 và 21.5.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Giáo án. Một băng kép và giá để lắp băng kép, đèn cồn.
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
- Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một một lượng chất lỏng?
a. khối lượng của chất lỏng tăng. 	b. Trọng lượng của chất lỏng tăng. 	 
c. Thể tích của chất lỏng tăng. 
d. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin TN SGK.
GV: Tiến hành TN:
- Giới thiệu dụng cụ TN.
- Mục đích của TN.
GV: Tiến hành làm thí nghiệm, HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Hướng dẫn HS đọc câu hỏi và quan sát hình vẽ 21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra. Làm TN kiểm chứng.
GV: Nhận xét chung. 
HĐ3: Rút ra kết luận.
GV: Hướng dẫn HS chọn cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống. C4.
GV: Nhận xét chung. 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C5, C6. 
GV: Nhận xét đánh giá.
HĐ4: Băng kép
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin TN SGK.
GV: Tiến hành TN:
- Giới thiệu dụng cụ TN.
- Mục đích của TN.
GV: Tiến hành làm thí nghiệm, HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C7, C8, C9.SGK.
GV: Nhận xét chung. 
HĐ5: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C10 trong (2’).
- Yêu cầu HS trả lời.
GV: Nhận xét chung. 
- Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết.
HS: Dự đoán trả lời.
HS: Đọc thông tin TN SGK.
HS: Dự đoán kết quả của TN.
HS: Quan sát TN.
HS trả lời câu C1, C2.
C1: Thanh thép nở ra (dài ra).
C2: Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
C4: (1)- nở ra (2)- lực
(3)- vì nhiệt (4)- lực.
C5: Có để một khe hở(làm cong đường ray)
C6: Không giống nhau. tạo đk cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
HS đọc thông tin TN SGK.
HS: Quan sát TN.
C7: Khác nhau.
C8: Cong về phía thanh thép.
C9: Có và cong về phía thanh đồng.
HS thảo luận trả lời câu C10 trong (2’).
C10: Khi đủ nóng, băng kép cong lên phía trên, đẩy tiếp điểm lên, làm ngắt mạch điện. Thanh đống năm dưới.
I. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
1. Thí nghiệm: (SGK).
2. Trả lời câu hỏi
C1: Thanh thép nở ra (dài ra).
C2: Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
3. Rút ra kết luận.
C4: (1) nở ra (2) lực
(3) vì nhiệt (4) lực.
v Kết luận:
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
II. Băng kép
1. Quan sát thí nghiệm: SGK.
2. Trả lời câu hỏi:
C7: Khác nhau.
C8: Cong về phía thanh thép.
C9: Có và cong về phía thanh đồng.
v Kết luận:
- Băng kép bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
- Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện.
4.Kết luận toàn bài:
- Sự co dãn vì nhiệt có thể gây ra điều gì?
- Người ta ứng dụng băng kép vào đâu? 
- Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 21.1 đến 20.4 SBT.
	- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22-25.doc