Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 1 đến tuần số 11

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 1 đến tuần số 11

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

2. Kỹ năng:

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. Đo độ dài trong một số tình huống thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC

 - GV: Thước kẻ, thước dây, thước mét. Bảng kết quả đo độ dài như SGK.

 - HS: Xem bài mới

 

doc 19 trang Người đăng levilevi Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tuần 1 đến tuần số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tuần: 01	 Bài	 CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết: 01	
Ngày soạn: .// 	ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2. Kỹ năng:
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. Đo độ dài trong một số tình huống thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Thước kẻ, thước dây, thước mét. Bảng kết quả đo độ dài như SGK.
	- HS: Xem bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài.
GV: Đơn vị đo độ dài trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m). Ngoài ra còn cóc các đơn vị khác như: dm; cm; mm; km...
GV: Thảo luận trả lời câu C1. trong (2').
GV: Nhận xét chung.
GV: Yêu cầu HS ước lượng theo yêu cầu câu C2, C3 SGK.
GV: yêu cầu HS chỉ ra khoảng cách mà các em đã ước lượng. Sau đó yêu cầu kiểm tra bằng thước.
? Độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra khác nhau bao nhiêu?
GV: Giới thiệu thêm một đơn vị đo độ dài thường gặp: 
- 1 inh (inch) = 2.54 cm.
- 1ft (foot) = 30.48 cm.
HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4.
GV: Giới thiệu một số loại thước như trong hình.
- Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết GHĐ và ĐCNN của nó.
? Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là gì?
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C5 trong (1').
GV: Nhận xét chung.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C6 trong (2').
GV: Nhận xét chung.
? Tại sao em lại chọn như thế?
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C7.
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Đo độ dài
GV: Hướng dẫn HS thực hành đo chiều dài của bàn học và bề dày cuốn sách vật lí 6.
- Cách tính giá trị trung bình (l1 + l2 + l3)/3.
- Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ cho nhóm tiến hành thực hành.
- Yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK.
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán.
HS: trả lời câu C1.
1m = 10dm. 1m = 100cm.
1cm = 10mm. 1km = 1000m.
HS ước lượng theo yêu cầu câu C2, C3 như SGK. Tuỳ vào từng trường hợp của HS mà kết quả có thể khác nhau.
HS: tuỳ vào HS.
C4: Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn); HS dùng thước kẻ; Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: Tuỳ vào dụng cụ của các em.
C6: a. thước 2.
 b. thước 3.
 c. thước 1.
HS: Tuỳ vào từng vật mà ta chọn dụng cụ đo sau cho phù hợp nhất.
C7: Thợ may dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0.5m để đo vải và dùng thước dây để đo cơ thể của khách hàng.
HS: - Phân công nhau làm các công việc cần thiết.
- Thực hành đo độ dài theo nhóm và ghi kết quả vào bảng1.1 SGK.
I. Đơn vị đo độ dài
 1. Ôn lại và ước lượng
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
1m = 10dm. 1m = 100cm.
1cm = 10mm. 1km = 1000m
II. Đo độ dài
 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
Dụng cụ để đo độ dài là thước.
2. Đo độ dài
Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết GHĐ và ĐCNN của nó:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Để đo độ dài ta dùng dụng cụ gì để đo? Khi sử dụng dụng cụ đo ta cần chú ý điều gì?
	- Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì?
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 1.1 đến 1.5. (SBT).
	- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn. 
Tuần: 02
2
Tiết: 02	 Bài	 ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)	
Ngày soạn: .// 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông tường theo quy tắc đo.
2. Kỹ năng:
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. Biết đặt mắt nhìn đúng vị trí dụng cụ đo. 
3. Thái độ: Rèn luyện tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo. 
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: hình 2.1, 2.2 (SGK).
	- HS: Xem bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Để đo độ dài ta dùng dụng cụ gì để đo? Khi sử dụng dụng cụ đo ta cần chú ý điều gì?
	- Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống
HĐ2: Thảo luận về cách đo độ dài.
Yêu cầu HS nhớ lại bài thực hành đo độ dài ở tiết học trước và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu từ C1 đến C5. SGK.
GV: Nhận xét chung.
GV: Hướng dẫn cách đo theo từng câu hỏi.
HĐ3: Hướng dẫn HS rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C6 trong (2') và ghi vào vở theo hướng dẫn chung.
GV: Yêu cầu HS trả lời.
GV: Nhận xét đánh giá, thống nhất rút ra kết luận.
HĐ4: Vận dụng
GV: Cho HS lần lượt trả lời các câu C7 đến C10 theo hướng dẫn như SGK.
- Cho HS làm việc cá nhân trả lời vào vở.
- Yêu cầu Hs trả lời.
GV: Nhận xét đánh giá
HS: Dự đoán.
C1: Tuỳ vào HS
C2: Thước dây và thước kẻ.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướngvuông góc với cạnh thướcơ3 đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu thước không ngang bằng trùng với vạch kia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
HS: Thảo luận trả lời câu C6:
(1) độ dài. (2) giới hạn đo.
(3) độ chia nhỏ nhất.
(4) dọc theo.
(5) ngang bằng với.
(6) vuông góc. (7) gần nhất.
C7:c)
C8: c)
C9: (1), (2), (3): =7cm.
I. Cách đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Khi đo độ dài cần chú ý những gì?
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 2.1 đến 2.5. (SBT). Đọc phần có thể em cưa biết.
	- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn. 
Tuần: 03
3
Tiết: 03	 Bài	 	ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 
Ngày soạn: .// 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
2. Kỹ năng: Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Bình chia độ các loại.
	- HS: Xem bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Khi đo độ dài cần chú ý những gì?
	- Làm bài tập 2.1 đến 2.3. (SBT).
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Ôn lại đơn vị đo thể tích.
GV: Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
1 lít = 1 dm3; 1ml = 1cm3 (1cc).
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C1 trong (2').
GV: Nhận xét đánh giá.
HĐ2: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2,C3, C4, C5 trong (4').
GV: Cần cung cấp thêm một số dụng cụ đo thể tích trong thực tế mà các em đã biết như: cống đong xăng, ca, cốc, bơm tiêm ....
? Để đo thể tích của chất lỏng ta dùng dụng cụ gì để đo?
HĐ3: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6, C7, C8 vào tập.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi như SGK.
GV: Nhận xét chung.
GV: Qua các câu trả lời trên em hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống?
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa` trong bình.
GV: Hướng dẫn, giới thiệu dụng cụ đo thể tích chất lỏng như SGK.
- Yêu cầu HS chia nhóm tiến hành thực hành đo thể tích chất lỏng.
GV: Quan sát, theo dõi HS đo.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả đo được của nhóm mình và cách tiến hành đo.
 GV: Nhận xét, đánh giá chung.
HS: Dự đoán
C1: 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000cm3.
1 m3 = 1000lít = 100000ml = 100000cc.
C2: - Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0.5 lít.
- Ca đong nhỏ có GHĐ và DDCNN là 0.5 lít.
- Can nhựa có GHĐ l1 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: chai cocacola 1 lít, xô 10 lít...
C4:
Bình
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
HS: Bình chia độ, cống, ca ...
C5: Chai, lọ, ca đong, có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, cống...
C6: b) Đặt thẳng đứng.
C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8: a) 70cm3
 b) 50cm3
 c) 40cm3
C9: 
(1)- thể tích. (2)- GHĐ.
(3)- ĐCNN. (4)- thẳng đứng.
(5)- ngang. (6)- gần nhất.
HS: Quan sát dụng cụ.
HS: Chia nhóm tiến hành thực hành đo thể tích chất lỏng.
HS: Tuỳ theo các nhóm đo mà kết quả có thể khác nhau.
I. Đơn vị đo thể tích.
DDơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
II. Đo thể tích chất lỏng.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, bơm tiêm.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
- Ước lượng thể tích cần đo.
- Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Đặt bình chia độ thẳng đứng.
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
3. Thực hành.
(Xem SGK.)
4. Tổng kết toàn bài:
	- Để đo thể tích của chất lỏng ta dùng dụng cụ gì để đo?
	- Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ ta cần thực hiện đo như thế nào?
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 3.1 đến ... là sự biến đổi chuyển động? 
	- Như thế nào là sự biến dạng? Lấy VD?
	- Khi có lực tác dụng lên một vật, thì vật đó sẽ như thế nào?
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 7.1 đến 7.3 SBT.
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 7.1 đến 7.5. (SBT). 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Xem trước bài mới để tiết sau học tốt hơn. 
Tuần: 08
8
Tiết: 08	 Bài	 	TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
Ngày soạn: .// 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi trọng lực hay trọng lượng của một vật là gì?
- Nêu được phương và chiều của trong lực.
- Trả lời được câu hỏi đơn vị đo cường độ lực là gì:
2. Kỹ năng: Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học, học hỏi và tìm tòi kiến thức mới.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ TN hình 8.1, 8.2.
	- HS: Xem bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Như thế nào là sự biến đổi chuyển động? 
	- Như thế nào là sự biến dạng? Lấy VD?
	- Khi có lực tác dụng lên một vật, thì vật đó sẽ như thế nào?
	- HS làm bài tập 7.1 đến 7.2 SBT.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực.
 GV: Giới thiệu dụng cụ TN và tiến hành TN hình 8.1.
- Yêu cầu HS dự đoán hiện tượng xảy ra.
- Trả lời câu C1, C2.
GV: Nhận xét chung.
GV: Qua TN trên hãy chọn cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C3 trong (2').
GV: Nhận xét chung.
- Viên phấn chuyển động nhanh dần à biến đổi chuyển động.
GV: Thông báo Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trong lực (hay trọng lượng).
HĐ3: Phương và chiều của trọng lực.
GV: Giới thiệu về dây dọi, phương của dây dọi có phương thẳng đứng.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C4 trong (2').
GV: Nhận xét chung.
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Tìm hiểu về đơn vị trọng lực.
GV: Thông báo: đơn vị trọng lực là niutơn. Kí hiệu: N.
- Trọng lượng của quả cân 100g = 1N. ; 1kg = 10N.
? Tại sao trọng lượng của quả cân 1kg lại là 10N?
GV: Nhận xét chung.
HĐ5: Vận dụng.
GV: Hướng dẫn HS làm TN câu C6 và rút ra kết luận.
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán
HS: Dự đoán hiện tượng xảy ra.
C1: Có, Lực đó có phương dọc theo lò xo. Chiều từ dưới lên. Có một lực nào đó tác dụng vào quả nặng băng2 với lực kéo của ló xo.
C2: Tương tự.
HS: Thảo luận trả lời câu C3 trong (2'):
(1). cân bằng. (2). trái Đất.
(3). biến đổi. (4). lực hút.
(5). trái Đất.
HS: Quan sát.
HS: Thảo luận trả lời câu C4 trong (2'):
(1). Cân bằng. (2). Dây dọi.
(3). Thẳng đứng.
(4). Từ trên xuống dưới.
HS: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
HS: Vì 100g = 1N. à 1kg = 10N.
HS: Làm TN câu C6 và rút ra kết luận.
I. Trọng lực là gì?
1. Thí nghiệm: SGK.
2. Kết luận: 
Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
II. Phương và chiều của trọng lực.
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
- Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
III. Đơn vị trọng lực.
- Đơn vị của trong lực là niutơn (N).
- Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
- 1kg = 10N.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì?
	- Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị của trong lực?
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 8.1 đến 8.3 SBT.
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 8.1 đến 8.5. (SBT). 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Xem trước bài mới để tiết sau học tốt hơn. 
Tuần: 10
Tiết: 10	 	 BÀI TẬP	 
Ngày soạn: .// 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức đã học để HS nắm hệ thống hóa kiến thức của môn Vật lí 6.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thucu1 để trả lời các câu hỏi. 
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tư duy trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Các câu hỏi ôn tập.
	- HS: Hệ thống hóa kiến thức đã học. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì?
	- Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị của trong lực?
	- HS làm bài tập 8.1 đến 8.2 SBT.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Dụng cụ đo độ dài là gì? Đơn vị đo độ dài?
- GHĐ và ĐCNN là gì?
1m = ?dm = ? cm
1 cm = ? mm 1km = ? m
2. Dụng cụ đo thể tích là gì? Đơn vị đo thể tích?
1m3 = ? dm3 = ? cm3
1 m3 = ? lít = ? ml = ? cc.
3. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta có mấy cách? Trình bày?
4. Khối lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị của khối lượng? Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì?
5. Lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy 1 VD về hai lực cân bằng?
6. Trình bày kết quả tác dụng của lực?
7. Trọng lực là gì? Đơn vị của lực? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
1. Dụng cụ đó độ dài là thước. (thước cuộn, thước dây, thươíc thẳng, thước kẻ,) 
- Đơn vị đo độ dài là m. (dm, cm, km,)
1m = 10dm = 10 cm
1 cm = 10 mm 1km = 1.000 m
2. Dụng cụ đo thể tích là: ca, bình chia độ, thùng,
- Đơn vị đo thể tích là m3.
1m3 = 1000 dm3 = 1.000.000 cm3
1 m3 = 1.000 lít = 1.000.000ml = 1.000.000 cc.
3. Ddể đo thể tióch vật rắn không thấm nước ta có 2 cách: Dùng nình chia độ, dùng bình tràn.
4. Khối lượng là lượng chất chứa trong vật.
- KH là m (kg).
- Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ là cân (cân đòn, cân đồng hồ,)
5. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều tác dụng lên cùng một vật.
VD: Hai đội kéo co.
6. Khi có lực tác dụng vào vật sẽ xảy ra biến đổi chuyển động của vật và bị biến dạng.
7. Trọng lực là lực hút của Trá Đất.
- Đơn vị của lực là N.
- Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía Trá Đất.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 9.1 đến 9.3 SBT.
	5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài tiết sau KT 1 tiết. 
Tuần: 11
9
Tiết: 11	 Bài	 	LỰC ĐÀN HỒI
Ngày soạn: .// 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả TN, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
2. Kỹ năng: Biết xác định được độ biến dạng của lò xo. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học. 
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ TN hình 9.1, 9.2.
	- HS: Xem bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì?
	- Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị của trong lực?
	- HS làm bài tập 8.1 đến 8.2 SBT.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.
GV: Giới thiệu dụng cụ TN, mục đích của TN.
- Hướng dẫn HS tiến hành TN.
? Quả cân nặng 50g có trọng lượng là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 9.1 SGK.
GV: Nhận xét chung.
? Trọng lượng của các quả nặng càng lớn thì chiều dài của lò xo và độ biến dạng sẽ như thế nào?
? Qua TN trên ta rút ra kết luận gì?
GV: Nhận xét chung.
- Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
GV: Thông báo độ biến dạng của lò xo và yêu cầu HS hoàn thành bảng 9.1.
 GV: Nhận xét chung.
? Biến dạng đàn hồi và độ biến dạng là gì?
HĐ3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK.
? Lực đàn hồi là gì?
- Yêu cầu HS trả lời câu C3, C4 SGK.
? Đặc điểm của lực đàn hồi là gì?
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C5 và C6.
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán
HS: Quan sát dụng cụ TN.
HS: Tiến hành TN.
HS: 50g = 0.5N
HS thảo luận hoàn thành bảng 9.1 SGK.
HS: chiều dài của lò xo càng lớn, độ biến dạng càng lớn. 
HS: (1) dãn ra. (2) tăng lên. (3) bằng.
HS: Hoàn thành bảng 9.1.
HS: Biến dạng đàn hồi là biến dạng có khả năng trở về như hình dạng ban đầu. Độ biến dạng là hiệu l - l0 .
HS: Đọc SGK.
HS: trả lời câu C3, C4 SGK.
C3: Trọng lượng của quả nặng.
C4: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
C5: (1). tăng gấp đôi.
(2). tăng gấp ba.
C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tình chất đàn hồi.
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
1. Biến dạng của một lò xo.
a) Thí nghiệm.
b) Kết luận.
 Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
2. Độ biến dạng của lò xo.
 Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l - l0 .
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
1. Lực đàn hồi.
 Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
2. đặc điểm của lực đàn hồi.
 Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Biến dạng đàn hồi và độ biến dạng là gì?
- Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 9.1 đến 9.3 SBT.
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 9.1 đến 9.5. (SBT). 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Xem trước bài mới để tiết sau học tốt hơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLi6.1.doc