Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 19 - Bài 15: Đòn bẩy

Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 19 - Bài 15: Đòn bẩy

 1.Kiến thức:

- Học sinh nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

- Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy (điểm O1; O2 và các lực F1; F2 )

- Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp. Tức là biết thay đổi vị trí các điểm O; O1; O2 cho phù hợp với yêu cầu công việc.

 2. Kĩ năng:

- Biết đo lực trong mọi trường hợp.

 3.Thái độ, tư tưởng:

- Cẩn thận, trung thực và nghiêm túc.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Tiết 19 - Bài 15: Đòn bẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 -Bài 15. ĐÒN BẨY
I - MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
Học sinh nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy (điểm O1; O2 và các lực F1; F2 )
Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp. Tức là biết thay đổi vị trí các điểm O; O1; O2 cho phù hợp với yêu cầu công việc.
 2. Kĩ năng:
Biết đo lực trong mọi trường hợp.
 3.Thái độ, tư tưởng:
Cẩn thận, trung thực và nghiêm túc.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 * Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, dụng cụ dạy học.
 Mỗi nhóm: 1 lực kế. 1 khối trụ 2N. Giá đỡ. Thanh ngang.
 Vẽ to các hình vẽ có trong bài.
 *Học sinh: Học bài, làm BTVN, nghiên cứu bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(5’)
? Các máy đơn giản giúp con người thực hiện các công việc nặng nhọc như thế nào?
? Với mặt phẳng nghiêng muốn lực đẩy vật giảm thì ta cần điều chỉnh mặt phẳng nghiêng như thế nào?
Tổ chức tình huống học tập:
Một số người quyết định dùng cần vọt để nâng ống bê tông lên (H.15.1) liệu làm thế có dễ dàng hơn hay không? 
HS lên bảng trả lời câu hỏi 
HS nhận xét và chấm điểm cho bạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. (8 phút)
GV treo tranh vẽ các hình 15.2 và 15.3.
? Hãy đọc SGK để tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy.
? Các vật được coi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố, đó là các yếu tố nào?
Có thể sử dụng đòn bẩy mà thiếu một trong các yếu tố đó hay không?
GV gọi học sinh lên bảng trả lời C1) trên tranh vẽ.
Mở rộng: Các em thấy hai đòn bẩy ở ba bức tranh này có điều gì khác nhau?
? Hãy lấy thêm các ví dụ về các vật hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy?
HS quan sát hình vẽ, đọc SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Các học sinh khác nhận xét và chốt lại:
Mỗi đòn bẩy đều có : 
+ Điểm tựa O.
+ Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
Hình 15.1: Các điểm O1 và O2 ở hai phía của điểm tựa O.
Hình 15.2: Các điểm O1 và O2 nằm 1 phía so với điểm tựa O.
Hình 15.3: Đòn bẩy không thẳng.
Học sinh lấy ví dụ và ghi vào vở.
Hoạt động 3: Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dang hơn như thế nào? (15 phút)
Hãy quan sát các hình vẽ và nhận xét về khoảng cách giữa các điểm O1 và O2 đến điểm O?
? Dự đoán về lực tác dụng mà con người tác dụng vào điểm O2 so với lực tác dụng vào điểm O1?
GV cho học sinh đọc SGK phần 1) đặt vấn đề.
Chúng ta sẽ thực hiện thí nghiệm để xem mối quan hệ giữa các lực tác dụng và khoảng các giữa các điểm trong nhận xét trên.
GV phát dụng cụ cho học sinh và yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm như trong SGK bài tập C2)
? Từ kết quả thí nghiệm các em hãy rút ra kết luận?
Trong cả 3 hình vẽ ta đều có: O1O < O2O.
Dự đoán: Lực người tác dụng vào O2 nhỏ hơn lực tác dụng vào O1.
HS đọc phần đặt vấn đề để xác định nhiệm vụ cần giải quyết trong thí nghiệm.
HS nhận dụng cụ và thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng và rút ra kết luận.
Hoàn thiện kết luận trong SGK và ghi vở.
Hoạt động 4: Vận dụng - HDVN (17’)
GV cho học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng cuối bài.
Hãy nhắc lại các kiến thức cơ bản về đòn bẩy và cách sử dụng đòn bẩy sao cho lực tác dụng của người nhỏ hơn lực tác dụng ở đầu kia của đòn bẩy.
Học kĩ lí thuyết theo SSGK và vở ghi.
Chuẩn bị nội dung bài sau về ròng rọc.
Tìm các tình huống thực tế có sử dụng ròng rọc trong lao động.
Học thuộc nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: 15.1- 15.3 trong sách bài tập.
C4: Tùy theo học sinh.
C5: Điểm tựa
– Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
– Trục bánh xe cút kít.
– Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
– Trục quay bấp bênh.
 Điểm tác dụng của lực F1:
– Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
– Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm.
– Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
– Chỗ một bạn ngồi.
 Điểm tác dụng của lực F2:
– Chỗ tay cầm mái chèo.
– Chỗ tay cầm xe cút kít.
– Chỗ tay cầm kéo.
– Chỗ bạn thứ hai.
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn. Buộc dây kéo ra xa điểm tựa hơn. Buộc thêm vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 6 Tiết 19.doc