Giáo án Vật lí lớp 6 - Bài 3 đến bài 30

Giáo án Vật lí lớp 6 - Bài 3 đến bài 30

. MỤC TIÊU:

II. CHUẨN BỊ:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. ỔN ĐỊNH LỚP (1 phút): Lớp trưởng báo cáco sĩ số.

2. KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút):

a. Nêu cách đo độ dài? ( Phần ghi nhớ).

b. Sửa bài tập.

3. GIẢNG BÀI MỚI (35 phút):

 

doc 74 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 6 - Bài 3 đến bài 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
II. CHUẨN BỊ: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
ỔN ĐỊNH LỚP (1 phút): Lớp trưởng báo cáco sĩ số.
KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút):
Nêu cách đo độ dài? ( Phần ghi nhớ).
Sửa bài tập.
GIẢNG BÀI MỚI (35 phút):
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập, 
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích, em hãy cho biết các đơn vị đo thể tích ở nước ta.
Học sinh trả lời câu hỏi:
C1: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng. Học sinh trả lời các câu hỏi:
C2: Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ trong hình.
C3: Nếu không có ca đong thì dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng.
C4: Điền vào chổ trống của câu sau:
C5: Điền vào chỗ trống những câu sau:
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
C6: H3.3: Cho biết cách đặt bình chia độ để chính xác.
C7: H3.4: Cách đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo?
C8: Đọc thể tích đo ở H3.5. Rút ra kết luận.
C9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
HOẠT ĐỘNG 5: Thực hành cho các nhóm đo thể tích chất lỏng chứa trong bình và ghi kết quả vào bảng 3.1 (SGK)
HOẠT ĐỘNG 6: Vận dụng cho học sinh làm bài tập 3.1 và 3.4.
I. Đơn vị đo thể tích:
 Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
1lít = 1dm3; 1ml =1cm3 (1cc)
C1: 1m3 = 1.000dm3 =1.000.000cm3
1m3 = 1.000l = 1.000.000ml = 1.000.000cc
II. Đo thể tích chất lỏng:
 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích:
C2: Ca đong to: GHĐ: 1(l) và ĐCNN: 0,5l.
Ca đong nhỏ: GHĐ và ĐCNN: 0,5 l.
Can nhựa: GHĐ: 0,5 lít và ĐCNN: 1 lít
C3: Dùng chai hoặ clọ đã biết sẵn dung tích như: chai 1 lít; xô: 10 lít.
Loại bình
GHĐ
ĐCNN
Bình a
Bình b
Bình c
100 ml
250 ml
300 ml
2 ml
50 ml
50 ml
C4:
C5: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bình chia độ, bơm tiêm.
 2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
 C6: Đặt bình chia độ thẳng đứng.
C7: Đặt mắt nhìn ngang mực chất lỏng.
C8: a) 70 cm3 b) 50 cm3 c) 40 cm3
C9: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cầu:
 a. Ước lượng thể tích cần đo.
 b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
 c. Đặt bình chia độ thẳng đứng.
 d. Đặt mắt nhìn ngang với chiều cao mực chất lỏng trong bình.
 e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chẩt lỏng. 
3. Thực hành: Từng nhóm học sinh nhận dụng cụ thực hiện và ghi kết quả cụ thể vào bảng 3.1.
 	Học sinh làm bài tập:
	BT 3.1: (b)
	BT 3.4: (c)
CỦNG CỐ BÀI (3 phút): Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Ghi nhớ: Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
DẶN DÒ (1 phút): Học thuộc câu trả lời C9.
Xem trước nội dung Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Học sinh mang theo: vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc.
BT về nhà: 3.5; 3.6 và 3.7 trong sách bài tập
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
Biết sử dụng các dụng cụ đo (bùnh chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.
Nắm vững các cách đo và trung thực với các kết quả đo được.
Hình thành tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Cho cả nhóm học sinh: 
Hòn đá, đinh ốc.
Bình chia độ, ca, bình tràn, khay chứa nước.
Mỗi nhóm kẻ sẵn Bảng 4.1 “Kết quả đo thể tích vật rắn”.
Cho cả lớp: Một xô nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp (1 phút): Báo cáo sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần phải làm gì?
Sửa bài tập về nhà.
Giảng bài mới (35 phut):
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập: Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu cách dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước như: cái đinh ốc, hòn đá hoặc ổ khóa.
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước.
Đo thể tích của vật rắn trong 2 trường hợp:
 - Bỏ vật lọt bình chia độ.
 - Không bỏ lọt bình chia độ.
GV treo tranh minh họa H4.2 và H4.3 trên bảng.
C1: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bỏ lọt bình chia độ. 
Em hãy xác định thể tích của hòn đá.
C2: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bằng phương pháp bình tràn.
C3: Rút ra kết luận.
Cho học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống trong SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
Làm việc theo nhóm, phát dụng cụ thực hành.
Quan sát các nhóm học sinh thực hành, điều chỉnh, nhắc nhở học sinh.
Đánh giá quá trình thực hành.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
C4: Trả lời câu hỏi SGK.
Hướng dẫn học sinh làm C5 và C6.
Kiểm tra học sinh đem dụng cụ: hòn đá, đinh ốc, ổ khóa, dây buộc,
I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước:
 1. Dùng bình chia độ:
Trường hợp vật bỏ lọt bình chia độ
Chia toàn bộ học sinh thành 2 dãy.
 - Dãy học sinh làm việc với H4.2 SGK
 - Dãy học sinh làm việc với H4.3 SGK
C1:- Đo thể tích nước ban đầu V1 =150 cm3
 - Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên V2 = 200cm3
 - Thể tích hòn đá:
 V = V1 – V2 = 200cm3 –150cm3 = 50cm3
 2. Dùng bình tràn: Trường hợp vật không bỏ lọt bình chia độ.
C2: Học sinh thực hiện: Đổ nước đầy bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá.
C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
 3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn.
 - Ước lượng thể tích vật rắn (cm3)
 - Đo thể tích vật và ghi kết quả vào bảng 4.1 (SGK) 
C4: - Lau khô bát to trước khi sử dụng.
 - Khi nhấc ca ra, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
 - Đổ hết nước vào bình chia độ, tránh làm nước đổ ra ngoài.
Củng cố bài ( 3 phút): Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Ghi nhớ: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
Dặn dò (1 phút):
Học thuộc phần ghi nhớ và câu trả lời C3 (SGK).
Làm bài tập 4.1 và 4.2 trong sách bài tập.
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được ý nghĩa vật lý khối lượng của một vật. Quả cân 1 kg.
Biết cách đo khối lượng vật bằng cân Rô béc van và trình bày cách sử dụng.
Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một cái cân.
II. CHUẨN BỊ: 
Cho mỗi nhóm học sinh: Mỗi nhóm đem đến lớp một cái cân bất kỳ loại gì và một vật để cân.
Cho cả lớp: Cân Rô béc van và hộp quả cân. 
 Vật để cân.
 Tranh vẽ to các loại cân trong SGK.
III. HOAT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Ổn định lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bà cũ (5 phút):
Ta có thể dùng dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Sửa bài tập 4.1 (c), V3 = 31cm3; 4.2 (c)
Giảng bài mới (35 phút):
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập. Đo khối lượng bằng dụng cụ gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Khối lượng – Đơn vị.
C1: Khối lượng tịnh 397g ghi trên hộp sữa chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
C2: Số 500g ghi trên túi bột giặt chỉ gì?
Học sinh điền vào chỗ trống các câu: C3, C4, C5, C6.
Đơn vị đo khối lượng ở nước Việt Nam là gì? Gồm các đơn vị nào?
Các em quan sát H5.1 (SGK) cho biết kích thước quả cầu mẫu.
Em cho biết:
 - Các đơn vị thường dụng.
 - Mối quan hệ giá trị giữa các đơn vị khối lượng.
HOẠT ĐỘNG 3: Đo khối lượng.
Người ta đo khối lượng bằng cân.
C7: Cho học sinh nhận biết các vị trí: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân.
C8: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van.
C9: Học sinh tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
C10: Cho các nhóm học sinh trong lớp thực hiện cách cân một vật bằng cân Rô béc van.
C11: Quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5; 5.6 cho biết các loại cân.
C12: Các em tự xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở nhà.
C13: Ý nghĩa biển báo 5T trên hình 5.7.
Ta dùng cân để đo khối lượng của một vật.
I. Khối lượng – Đơn vị khối lượng:
 1. Khối lượng: 
C1: 397g chỉ lượng sữa trong hộp.
C2: 500g chỉ lượng bột giặt trong túi
C3: 500g.
C4: 397g.
C5: Khối lượng.
C6: Lượng.
 2. Đơn vị khối lượng:
Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kí hiệu: kg)
- Kílôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở Viện đo lường Quốc Tế ở Pháp.
 - Gam (g) 1g = kg.
 - Hectôgam (lạng): 1 lạng = 100g.
 - Tấn (t): 1t = 1000 kg.
 - Tạ: 1 tạ = 100g.
II. Đo khối lượng:
 1. Tìm hiểu cân Rô béc van:
C7: Học sinh đối chiếu với cân thật để nhận biết các bộ phận của cân.
C8: - GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
 - ĐCNN của cân Rô béc van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
 2. Cách sử dụng cân Rô béc van:
C9: - Điều chỉnh vạch số 0.
 - Vật đem cân.
 - Quả cân.
 - Thăng bằng.
 - Đúng giữa.
 - Quả cân.
 - Vật đem cân.
C10: Các nhóm học sinh tự thảo luận thực hiện theo trình tự nội dung vừa nêu.
C11: 5.3 cân y tế. 5.4 cân đòn.
 5.5 cân tạ 5.6 cân đồng hồ
III. Vận dụng:
C12: Tùy học sinh xác định.
C13: Xe có khối lượng trên 5T không được qua cầu.
Củng cố bài (3 phút): 
 Ghi nhớ: – Mọi vật đều có khối lượng. 
Khối lượng của một vật chỉ lượng chấy chứa trong hộp. 
Đơn vị khối lượng là kg. 
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ. Xem trước Bài 6. Bài tập về nhà: BT 5.1 và 5.3.
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I. MỤC TIÊU:
Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo, và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng.
Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
II. CHUẨN BỊ:
 Cho mỗi nhóm học sinh: Một chiếc xe lăn bằng một lò xo lá tròn- một lò xo mềm dài khoảng 10cm. Một thanh nam châm thẳng- một quả gia trọng bằng sắt có móc treo. Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo để treo gia trọng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
 - Sữa bài tập 5.1 :	Câu C
	 - Sữa bài tập 5.3 : a:Biển C; a: Biển B; c: Biển A
 	 d: Biển B; c : Biển A; f: Biển C
Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập tên hình vẽ, 2cm nhỏ đang tác dụng những lực gì lên cái tủ?
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm lực
 Cho học sinh làm thí nghiệm, thảo luận nhóm để thống nhất trả lời câu hỏi!
C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
C2: Nhận xét v ... chứng.
C2: Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm? hiện tượng này có xảy ra với cốc đối chứng không?
C3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm có thể là do nước trong cốc thấm ra ngoài không? Tại sao?
C4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do đâu mà có.
C5: Dự đoán có đúng không?
Hoạt động 4: Vận dụng
C6: Hãy nêu ra hai thí dụ về sự ngưng tụ
C7: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
C8: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?
II. Sự ngưng tụ:
 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: 
 a. Dự đoán:
 Bay hơi
Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi:
LỎNG
HƠI
 Ngưng tụ
Dự đoán: khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra.
 b. Thí nghiệm:
Dụng cụ: hai cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, hai nhiệt kế.Dùng khăn lau khô mặt ngoài của hai cốc. Để nước vào tới 2/3 mỗi cốc. Một dùng làm thí nghiệm, một cốc dùng làm đối chứng. Đo nhiệt độ nước ở hai cốc. Đổ nước đá vụn vào cốc làm thí nghiệm.
C1: Nhiệt độ giữa cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu, nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài.
C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5: Đúng.
 2. Vận dụng:
C6: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. 
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây.
C8: Cho học sinh trả lời.
Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Dặn dò:
Học sinh học thuộc nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: bài tập 26.27.3 và 26.2.4 (sách bài tập).
Xem trước bài: Sự sôi.
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 28: SỰ SÔI
I. MỤC TIÊU:
Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm sôi.
Biết cách tiến hành thí nghiệm và khai thác, theo dõi thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
Cho mỗi nhóm học sinh: một giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng đun và lưới kim loại, một cốc đun, một đèn cồn, một nhiệt kế đo được sôi (110oC), một đồng hồ có kim giây.
Cho mỗi học sinh: Bảng 28 (photocopy) có kẻ sẵn ô.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: Trả lời nội dung ghi nhớ ở bài trước.
Bài tập 26.27.3 (câu C), 26.27.4.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Dựa vào phần mở đầu của bài sự sôi trang 85 để tổ chức tình huống học tập.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm
Học sinh đọc trước nội dung các lệnh C1, C2, C3, C4, C5 để biết mục đích của việc theo dõi thí nghiệm. Giáo viên hướng dẫn và bố trí học sinh thí nghiệm. Đổ khoảng 100cm3 nước vào cốc, điều chỉnh nhiệt kế để bầu nhiệt kế không chạm đáy cốc. Dùng đèn cồn đun nước khi nước đạt tới 40oC thì cứ sau một phút lại ghi nhiệt độ của nước cùng với phần nhận xét hiện tượng xảy ra trong bảng 28.1 tới khi nước sôi được 3 phút thì tắt đèn cồn.
Ở trên mặt nước
Hiện tượng 1: Có một ít nước bay lên.
Hiện tượng 2: Mặt nướcbắt đầu xao động
Hiện tượng 3: Mặt nước náo động mạnh, hơi nước bay lên rất nhiều.
I. Thí nghiệm về sự sôi:
 1. Tiến hành thí nghiệm:
a. Đốt đèn cồn để đun nước.
b. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian, các hiện tượng xảy ra ở trong lòng khối nước, trên mặt nước và ghi kết quả.
Ở trong lòng nước
Hiện tượng A: Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình.
Hiện tượng B: Các bọt khí nổi lên 
Hiện tượng C: Nước reo.
Hiện tượng D: Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra. Khi tới mặt thoáng thì nổilên vở tung, nước sôi sòng sọc
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
T.gian
0oC
Trên mặt nước
Trong lòng
nước
0 phút 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
15
 Ghi chỉ số la mã hoặc ghi mẫu tự in vào bảng:
– Trục nằm ngang là trục thời gian.
– Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ.
– Gốc của trục toạ độ là 40oC, của trục thời gian là phút 0.
Dặn dò: Học sinh chuẩn bị trước ở nhà nội dung trả lời câu hỏi và rút ra kết luận
.
.
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 29: SỰ SÔI ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên qua đến các đặc điểm của sự sôi.
II. CHUẨN BỊ:
Một bộ dụng cụ dùng để thực hiện thí nghiệm về sự sôi dã làm bài trước.
Thu thập một số học sinh để theo dõi việc các em trả lời các câu hỏi.
III. HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:
Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra nội dung trả lời: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁOVIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. GV: yêu cầu nhóm trưởng mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm. Cách bố trí thí nghịêm, việc phân công theo dỏi thí nghiệm và ghi kết quả, giáo viên điều khiển thảo luận ở lớp về các câu trả lời và kết luận cảu một số nhóm
C1: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?
C2: Ở nhiệt đọ nào bắt đầu thấy các bọt khí tác khỏi đáy bình và đi lên mặt nước?
C3: Ở nhiệt độ nào bắt đầ xãy ra hiện tuợng các bọt khí nổi lên tới mặt nước vở tung ra và hơi nước bay lên nhiều(nước sôi)
C4: Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước có tăng không?.GV giới thiệu bảng 29.1 ghi nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn.
Hoạt động 2: Rút ra kết luận 
C5: Trong cuộc tranh luận giữa Bình và An nêu ở đầu bài ai đúng ai sai?
C6: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chổ trống.
Hoạt động 3: Vận dụng 
C7: Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi cột nước chia nhịêt độ?
C8 : Tại sao để đo nhiệt đô của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu?
C9: Nhìn hình vẽ 29.1 cho biết các đoạn AB và BC của đường biểu diển ứng với những hình nào?
II. Nhiệt độ sôi:
(Học sinh thảo luận nhóm về những câu trả lờicủa cá nhân để có câu trả lời chung )
 1. Trả lời câu hỏi 
C1: Tuỳ thuộc thí nghiệm của học sinh 
C2: Tuỳ thuộc thí nghiệm của học sinh 
C3: Tuỳ thuộc thí nghiệm của học sinh 
C4 : không tăng
Bảng 29.1 SGK
2. Rút ra kết luận 
C5 : Bình đúng 
C6 : 
a/ Nước sôi ở nhiệt độ 100oC nhiệt độ nầy gọi là nhiệt độ sôi của nước .
b/ Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
c/ Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi và các bọt khí vừa bay lên trên mặt thoáng.
III. Vận dụng
C7: Vì nhiệt độ nầy là xác định à không đổi trong quá trình nước đang sôi 
C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nứơc, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
Đọan BC ứng với quá trình sôi của nước 
Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi vào vỡ 
Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Dặn dò: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước nội dung tổng kêt chương.
TUẦN:	TIẾT:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 NHIỆT HỌC – ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Nắm vững và nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt của và sự chuyển thể của các chất.
Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
II. CHUẨN BỊ: Vẽ trên bảng treo ô chữ ở hình 30.4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp: lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Nội dung tổng kết chương:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi.
1. Thể tích của chất lỏng thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm.
2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn.
4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống.
5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển hoá ứng với các chiều mũi tên.
 .. .
 Nóng chảy Bay hơi
6. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ không? Nhiệt độ này gọi là gì?
7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
8. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào?
9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù vẫn tiếp tục đun thì vẫn không tăng nhiệt độ. Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
Hoạt động 2: Vận dụng
1. Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt ít tới nhiều. Cách sắp xếp nào đúng:
 A. Rắn – Khí – Lỏng
 B. Lỏng – Rắn – Khí.
 C. Rắn – Lỏng – Khí.
 D. Lỏng – Khí – Rắn.
2. Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi:
 A. Nhiệt kế rượu.
 B. Nhiệt kế y tế.
 C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
 D. Cả ba loại trên đều không dùng được.
I. Ôn tập:
1. Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
3. Học sinh tự cho thí dụ, giáo viên có sửa chữa.
4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất:
– Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
– Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
– Nhiệt kế y tế dùng để đo nhịêt độ cơ thể.
5. 
Thể hơi
Thể lỏng
thể rắn
 Nóng chảy Bay hơi
 Nóng chảy Ngưng tụ
6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là không giống nhau.
7. Trong thời gian đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẫn tiếp tục đun.
8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
9. Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng.
II. Vận dụng:
Câu C: Rắn – Lỏng – Khí.
Câu C: Nhiệt kế thủy ngân.
Củng cố – dặn dò:
Học thuộc tất cả nội dung ghi nhớ của từng bài.
Làm các bài tập về nhà.
Chuẩn bị kiểm tra học kỳ 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 6.doc