Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học.
- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích cac shiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản.
- Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B – Chuẩn bị
- GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
C – Tổ chức hoạt động dạy học
Tiết 26: Ôn tập A – Mục tiêu - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học. - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích cac shiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản. - Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. B – Chuẩn bị - GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập - HS: Ôn tập các kiến thức đã học. C – Tổ chức hoạt động dạy học 1 – Tổ chức Ngày dạy:.......... Lớp: 7A1: .......... 7A2: ......... 7A3: .......... 7A4: 2 – Kiểm tra Kết hợp kiểm tra trong bài mới 3 – Bài mới Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức thức cơ bản GV đưa ra hệ thống câu hỏi – HS trả lời và thảo luận câu trả lời. Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm ( vật mang điện tích) có khả năng gì? Câu 2: Có những loại điện tích nào? Nêu sự tương tác giữa các loại mang điện tích? Quy ước vật nào mang điện tích dương? Vật nào mang điện tích âm? Câu 3: Khi nào một vật mang điện tích dương? Khi nào vật mang điện tích âm? Câu 4: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ? Câu 5: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Lấy ví dụ? Câu 6: Dòng điện là gì? So sánh với đặc điểm của dòng điện trong kim loại ? Câu 7: Quy ước chiều dòng điện? So sánh với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại? Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào? Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng Câu 9: Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây đúng? A- Thanh êbônit bị nhiễm điện, miếng len không nhiễm điện B- Miếng len bị nhiễm điện, thanh êbônit không bị nhiễm điện C- Cả thanh êbônit và miếng len bị nhiễm điện D- Không có vật nào bị nhiễm điện Câu 10: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e (-e là điện tích của một êlectrôn) Hỏi: a) Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlectrôn xung quanh hạt nhân? Giải thích? b) Nếu nguyên tử vàng nhận thêm hoặc mất bớt đi 2 electrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Khi đó nguyên tử vàng mang điện tích gì? Câu 11: Hai quả cầu nhẹ A, B được treo gần nhau bằng sợi chỉ tơ, chúng hút nhau và hai sợi chỉ bị lệch (Hình vẽ). Hỏi các quả cầu bị nhiễm điện như thế nào? Hãy phân tích các trường hợp có thể xảy ra. Câu 12: Cọ xát mảnh Pôliêtilen vào len, mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? Câu 13: Trong các sơ đồ mạch điện sau, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước? Câu 14: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin (khoá K đóng). Xác định chiều dòng điện trong mạch. Câu 15: Trong các hình vẽ sau, nguồn điện được dấu trong hộp kín. Dựa vào chiều dòng điện, hãy xác định các cực của nguồn điện trong mỗi mạch điện. 4– Củng cố - Khắc sâu lại những kiến thức cơ bản cần phải ghi nhớ 5– Hướng dẫn về nhà - Ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học trong chương 3 chuẩn bị cho giờ kiểm tra - Giải lại các bài tập trong sách bài tập.
Tài liệu đính kèm: