Giáo án Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiế 25

Giáo án Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiế 25

A- Mục tiêu:

* Kiến thức:

 + Kể tên 1 số dụng cụ đo chiều dài.

 + Biết xác định GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo.

* Kỹ năng:

 + Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo.

 + Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

 + Biết đo độ dài của 1 số vật thông thường.

 + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

* Thái độ: Rèn tính cẩn thẩn, có ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin

 trong nhóm.

 

doc 61 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiế 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng: Tiết 1
Đo độ dài
A- Mục tiêu:
* Kiến thức:
 + Kể tên 1 số dụng cụ đo chiều dài.
 + Biết xác định GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo.
* Kỹ năng:
 + Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo.
 + Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
 + Biết đo độ dài của 1 số vật thông thường.
 + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
* Thái độ: Rèn tính cẩn thẩn, có ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin
 trong nhóm. 
B- Chuẩn bị:
* Các nhóm: + 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm
 + 1 thước dây hược thước mét có ĐCNN đến 0,5cm
 + Chép sẵn bảng 1.1 
* Cả lớp: + Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm.
 + Tranh vẽ to bảng kết quả 1.1
 + Tranh vẽ thước kẹp.
C- Các hoạt động dạy học.
 t’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 3’
 10’
 7’
 18’
 7’
*Hoạt động 1: Tổ chức, giới thiệu kiến thức cơ bản của chương
- Yêu cầu HS mở SGK( 5 ) cùng nhau trao đổi xem trong chương nghiên cứu vấn đề gì?
- GV chỉnh, sửa lại sự sai sót của HS -> chốt lại kiến thức sẽ nghiên cứu trong chương I.
*Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập.
- Yêu cầu HS đọc câu chuyện của 2 chị em.
- Câu chuyện của 2 chị em nêu lên vấn đề gì? Hãy nêu các phương án giải quyết?
* Hoạt động 3: Ôn lại đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài 1 số vật cần đo.
I. Đơn vị đo độ dài.
1. Ôn lại 1 số đơn vị đo độ dài.
- Đơn vị chính đo độ dài trông hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Ký hiệu?
- Đơn vị thường dùng để đo độ dài > m, < m là gì?
- Yêu cầu HS làm C1
- GV giới thiệu thêm 1 vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế.
2. Ước lượng độ dài.
- Yêu cầu HS đọc C2 và thực hiện.
- Yêu cầu HS đọc C3 và thực hiện.
- GV sửa cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo.
- Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không?
- GV đặt vấn đề: Tại sao trước khi đo độ dài chúng ta lại thường phải ước lượng độ dài vật cần đo?
* Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
II. Đo độ dài.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu hỏi C4.
- Yêu cầu HS đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN
- Yêu cầu HS vận dụng để trả lời câu hỏi C5.
- GV treo tranh vẽ to thước -> giới thiệu cách xác định ĐCNN và GHĐ của thước.
- Yêu cầu HS trả lời câu C6, C7.
- GV hỏi HS vì sao lại chọn thước đo đó?
- Việc chọn thước đo có ĐCNN và GHĐ phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác. VDụ đo chiều rộng của cuốn SGK Vật lý 6 mà ĐCNN là 0,5cm -> đọc kết quả không chính xác.
- Đo chiều dài của sân ttrường mà dùng thước có GHĐ là 50cm thì phải đo nhiều lần -> sai số nhiều.
*Hoạt động 5: Vận dụng đo độ dài.
2. Đo độ dài.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK.
- Vì sao em chọn thước đo đó?
- Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào?
*Hoạt động 6: Củng cố- HDVN.
- Đơn vị chính đo độ dài của nước ta là gì?
- Khi dùng thước đo phải chú ý điều gì?
Hướng dẫn về nhà:
 - Trả lời các câu hỏi C1 -> C7
 - Làm bài tập : 1 - 2.1 -> 1 - 2.6
 - Đọc trước bài 2.
- HS cùng đọc tài liệu.
- Cử đại diện nêu các vấn đề nghiên cứu
- HS đọc SGK và trả lới câu hỏi.
+ Gang tay 2 chị em không giống nhau.
+ Độ dài của gang tay trong mỗi lần đo không như nhau.
+ Cách đặt gang tay không chính xác.
+ Đếm số gang tay đo được không chính xác.
- HS trao đổi cùng nhớ lại các đơn vị đo độ dài đã học.
- HS thống nhất trong nhóm và trả lời.
- HS điền vào C1, đọc kết quả của nhóm .
- HS ghi vở: Đơn vị đo độ dài chính là mét ( m ).
-1 inh = 2,54 cm
 1 ft = 30,48 cm
- HS làm C2:
 + Ước lượng 1m chiều dài bàn.
 + Đo bằng thước kiểm tra.
- HS làm C3:
 + Ước lượng độ dài gang tay.
 + Kiểm tra bằng thước.
- Nhận xét qua 2 cách đo ước lượng và bằng thước: Ước lượng không chính xác bằng đo. 
- HS quan sát tranh và trả lời C4
- HS đọc tài liệu.
- Trả lời GHĐ của thước là ....
 ĐCNN của thước là ....
- HS trả lời C5
- Tìm GHĐ và ĐCNN trên 1 số thước của nhóm.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C6, C7.
- Khi đo phải ước lượng độ dài vật cần đo để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Ghi giá trị đến ĐCNN.
- HS hoạt động nhóm.
- Tiến hành đo 3 lần và ghhi các số liệu vào bảng 1.1 rồi tính giá trị trung bình:
 l1 + l2 + l3
 l = 
 3
- HS trả lời.
Soạn: 
Giảng: Tiết 2
Đo độ dài ( Tiếp )
A- Mục tiêu:
 * Kỹ năng:
 + Củng cố viịec xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
 + Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho
 phù hợp.
 + Rèn luyện kỹ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả đo.
 + Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo.
* Thái độ: Rèn tính trung thực thông qua việc ghi các kết quả đo.
B- Chuẩn bị:
* Cả lớp: Hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 2.3 SGK.
* Các nhóm: +Thước đo có ĐCNN: 0,5cm.
 + Thước đo có ĐCNN: mm
 + Thước dây, thước cuộn, thước kẹp 
C- Các hoạt động dạy học:
 T’
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
10’
12’
5’
10’
5’
3’
*Hoạt động1: Kiểm tra.
- HS1: Hãy kể tên 1số đơn vị đo chiều dài và đơn vị nào là đơn vị chính?
 Đổi đơn vị sau:
1km = .........m; 1m = .......... km
0,5 km = .....m; 1m = ...........cm
1mm = ........m; 1m = ...........mm
1cm = .........m;
- HS 2: GHĐ và ĐCNN của dụng dụ đo là gì? GV kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước.
*Hoạt động 2: Thảo luận về cách đo độ dài.
I. Cách đo độ dài
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
- GV kiểm tra qua các phiếu học tập của nhóm để kiểm tra hoạt động của các nhóm.
- GV đánh giá mức độ nhanh và độ chính xác của từng nhóm qua từng câu hỏi.
- Nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ
 dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
* Hoạt động 3: HDHS rút ra kết luận
- HS hoạt động cá nhân làm C6
- HDHS thảo luận toàn lớp để đi đến thống nhất phần kết luận.
* Hoạt động 4: Vận dụng
II. Vận dụng.
- GV gọi HS lần lượt làm các câu: C7, C8, C9, C10.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của 
bài.
- Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết ”.
*Hoạt động 5: Củng cố:
- Đo chiều dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN là?
- Chữa bài 1- 2.8
*Hoạt động 6: HDVN.
- Trả lời các câu hỏi C1 -> C10.
- Học phần ghi nhớ.
- làm bài tập 1 - 2.9 -> 1 - 2.13.
- Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở.
- Đọc trước bài: Đo thể tích chất lỏng.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét phần trả lời của các bạn trên bảng.
- Thảo luận, ghi ý kiến của nhóm mình vào phiếu học tập của nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bầy.
- HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
- HS hoạt động cá nhân, điền vào chỗ trống từ thích hợp.
- HS tham gia thảo luận cùng GV và ghi kết luận vào vở.
-Trả lời các câu C7 -> C10.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản.
- Ghi vào vở cách đo độ dài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Đo chiều dài quyển vở và làm bài tập.
Soạn:
Giảng: Tiết 3
Đo thể tích chất lỏng
A- Mục tiêu.
* Kiến thức:
 + Biết 1 số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
 + Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
* Kỹ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
* Thái độ : Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo 
 cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
B- Chuẩn bị:
* Cho cả lớp: 1 xô đựng nước.
* Cho mỗi nhóm HS: + 1 bình đựng đầy nước.
 + 1 bình đựng 1 ít nước.
 + 1 bình chia độ.
 + 1 vài loại ca đong.
C- Các hoạt động dạy học.
 t’
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
* Hoạt động 1:Kiểm tra.
- HS 1: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước.
- HS 2: Nêu cách đo độ dài và chữa bài 1- 2.7; 1- 2.8.
* Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ phần mở bài và đặt vấn đề: Làm thế nào để biết cái bình, cái ấm chứa được bao nhiêu nước? Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời.
*Hoạt động 3: Ôn lại đơn vị đo thể tích.
I. Đơn vị đo thể tích.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Đơn vị đo thể tích là gì? Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
- Yêu cầu HS làm C1.
- GV HD HS thống nhất kết quả đổi đơn vị.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu các dụng cụ đo thể tích chất lỏng
II. Đo thể tích chất lỏng.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
- GV giới thiệu BCĐ giống như hình 3.2
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc mục 1-II và trả lời C2 -> C5.
- GV điều chỉnh để HS ghi vở.
- Trên đường giao thông những người bán xăng dầu lẻ thường dùng những dụng cụ nào?
- Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm?
*Hoạt động5: 2- Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc câu C6, C7, C8.
- Sau khi làm việc cá nhân, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS nghiên cứu câu C9 và trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả của mình.
*Hoạt động 6: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình.
- Hãy nêu phương án đo thể tích của nước trong ấm và trong bình.
+ Phương án 1: Giả sử nếu đo bằng ca mà nước trong ấm còn lại ít thì kết quả là bao nhiêu -> đưa ra kết quả như vậy là gần đúng.
+ Phương án 2: Đo bằng BCĐ
- GV giới thiệu dụng cụ TN, HDHS làm TN theo nhóm.
- Quan sát các nhóm thực hành.
- So sánh kết quả đo bằng BCĐ và bằng ca đong -> nhận xét.
*Hoạt động7: Vận dụng - Củng cố.
-Bài học hôm nay đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi ban đầu của tiết học như thế nào?
- Yêu cầu Hs làm bài tập 3.1; 3.2.
*Hoạt động 8: HDVN.
- Làm lại các câu C1 -> C9. Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 3.3 -> 3.7
- Đọc thước bài 4
- 2 HS lên bảng kiểm tra.
- HS cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn trên bảng để nhận xét và chữa bài tập của mình.
- HS đọc phần mở bài và quan sát tranh vẽ.
- 1 vài HS nêu phương án của mình.
- HS làm việc cá nhân:
+ Trả lời đơn vị đo thể tích và đơn vị đo thể tích thường dùng.
+ Hoạt động cá nhân điền vào chỗ trống câu C1.
- HS quan sát các BCĐ.
- Làm việc cá nhân trả lời C2 -> C5.
- Can , ca, cốc có ghi sẵn thể tích.
C5: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; ca, xô, thùng đã biết trước dung tích; BCĐ, bơm tiêm.
- HS đọc câu C6, C7, C8.
- Thảo luận nhóm.
- HS trả lời và phải nêu lên tại sao lại trả lời như vậy.
- Hoạt động cá nhân trả lời C9.
- HS trao đổi kết quả của bạn và có ý kiến.
- HS nêu phương án đo và nên chọn dụng cụ nào khi đo.
- HS có thể nêu ra các phương án: ( có thể đo bằng ca có ghi sẵn dung tích, hoặc có thể đo bằng BCĐ). 
Hoạt động theo nhóm:
- Đọc phần tiến hành hành đo bằng BCĐ và tiến hành đo -> ghi kết quả vào bảng 3.1
- HS đo nước tron ...  nhau không?
Hoạt động cá nhân quan sát hiện tượng xảy ra khi GV làm TN -> trả lời câu hỏi C3.
HS ghi nhận xét : Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
HS hoạt động cá nhân làm C4.
 C4: a) ...tăng.....giảm...
 b).............khác nhau.
HS đọc ghi nhớ.
HS hoạt động cá nhân trả lời C5, C6, C7.
C5: Nếu đổ đày ấm thì khi sôi nước nở ra sẽ tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong 2 ống đang lên không như nhauvì tiết diện của 2 ống không như nhau.
HS nhắc lại kết luận trong SGK.
Làm bài tập 19.6
Soạn:
Giảng: Tiết 23
Sự nở vì nhiệt của chất khí
A - Mục tiêu.
 * Kiến thức: HS nắm được:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.
HS giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản về sợ nở vì nhiệt của chất khí.
 * Kỹ năng: 
Làm được TN trong bài, mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
Biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận cần thiết.
 * Thái độ:Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
B - Chuẩn bị.
 * Cho cả lớp: 
Tranh vẽ hình 20.3
Bảng 20.1
 * Cho mỗi nhóm:
1 bình thuỷ tinh đáy bằng
1 ống thuỷ tinh thẳng hoặc một ống thuỷ tinh hình L
1 nút cao su có đục lỗ
1 cốc nước có pha màu
1 miếng bìa trắng ( 4cm X 10cm ) có vẽ vạch chia để lồng vào ống thuỷ tinh.
Khăn lau khô, mềm.
Phiếu học tập.
C - Các hoạt động dạy học.
t’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 7’
15’
 8’
 7’
 5’
 3’
* Hoạt động 1: Kiểm tra – Tổ chức tình huống học tập.
YC 1 HS nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Chữa bài 19.2( SBT ).
1 HS đọc phần mở bài.
Làm thế nào để quả bóng phồng lên như cũ?
GV làm TN với quả bóng bàn bị bẹp.
Nếu HS nêu các dự đoán sai, GV phải làm TN kiểm chứng để chứng tỏ dự đoán sai.
Nguyên nhân làm cho quả bóng bàn phồng lên là do không khí trong bóng nóng lên và nở ra. Để kiểm tra dự đoán này ta phải tiến hành làm TN.
* Hoạt động 2: Làm TN kiểm tra chất khí nở ra khi nóng lên.
YC HS đưa ra phương án làm TN dựa vào bài trước.
GV HD HS làm TN theo nhóm.
Gọi đại diện các nhóm nhận dụng cụ TN.
YC HS đọc các bước tiến hành TN trong SGK.
HDHS tiến hành làm TN, lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên ( hoặc đi xa) có thể bỏ tay áp vào bình cầu để tránh giọt nước đi ra khỏi ống thủy tinh.
Trong TN giọt nước màu có tác dụng gì?
YC HS thảo luận câu hỏi C1, C2, C3, C4.
* Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức đã thu được trong HĐ 2 để giải thích một số hiện tượng.
YC HS trả lời câu hỏi C7, C8
GV treo hình vẽ 20.3 SGK, YC HS đọc câu C9, suy nghĩ tìm câu trả lời.
Các chất rắn, lỏng, khí đều giãn nở vì nhiệt nhưng sự giãn nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau có giống nhau không?
* Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau.
GV treo bảng 20.1 – SGK, YC HS đọc bảng, nêu nhận xét.
* Hoạt động 5: Rút ra kết luận, ghi nhớ, vận dụng.
YC HS hoàn thành câu C6.
 - YC 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ
GV nhấn mạnh lại sự nở vì nhiệt của chất khí và so sánh sự nở vì nhiệt của các chất.
YC HS làm bài 20.1 ; 20.4 (SBT)
* Hoạt động 6: HDVN.
Trả lời lại câu hỏi C7, C8, C9.
Học thuộc phần ghi nhớ.
BTVN: 20.2 -> 20.7 (SBT)
1 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
HS đọc phần mở bài
HS nêu dự đoán
HS thảo luận phương án làm TN, nêu phương án.
HS đọc các bước tiến hành TN, chọn dụng cụ TN cần thiết.
HS tiến hành TN theo đúng các bước. 
HS quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả TN.
HS trong nhóm trao đổi trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4. Từ đó rút ra nhận xét chung ghi vở: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
HS trả lời C7, C8
C7: Không khí trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: 
 d = 10. m
 V
Do m không thay đổi mà V tăng -> d giảm, do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
HS quan sát hình 20.3 SGK, đọc kỹ câu hỏi C9, giải thích hoạt động của dụng cụ đó.
HS đọc bảng 20.1 và nêu nhận xét:
Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất
Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
HS tìm từ thích hợp hoàn thành câu C6.
HS đọc ghi nhớ
HS làm bài tập 20.1+ 20.4 (SBT)
Soạn:
Giảng: Tiết 24
Một số ứng dụng về Sự nở vì nhiệt 
A - Mục tiêu.
 * Kiến thức: 
Nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
Mô tả được cấu tại và hoạt động của băng kép
HS giải thích được 1 số ứng dụng đơn giản về sợ nở vì nhiệt 
 * Kỹ năng: 
Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
 * Thái độ:Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
B - Chuẩn bị.
 * Cho cả lớp: 
Tranh vẽ hình 21.1; 21.3; 21.5 (SGK)
Một bộ dụng cụ TN hình 21.1
Cồn, bông
1 chậu nước
Khăn lau.
 * Cho mỗi nhóm:
1 băng kép và giá TN để lắp băng kép
1 đèn cồn.
C - Các hoạt động dạy học.
t’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra – Tổ chức tình huống học tập.
YC HS nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn. Chữa bài 20.2
GV nhận xét và cho điểm
GV treo hình vẽ 21.2 – SGK.
? Em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa.
? Tại sao người ta phải làm như vậy?
Dựa vào câu trả lời của HS để vào bài.
* Hoạt động 2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt.
GV giới thiệu dụng cụ TN, lắp TN
GV tiến hành TN như SGK.
YC HS thảo luận trả lời câu hỏi C1, C2
YC hS đọc câu hỏi C3, quan sát hình 21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra, nêu nguyên nhân.
GV làm TN kiểm tra dự đoán
Điều khiển HS hoàn thành kết luận C4.
* Hoạt động 3: Vận dụng.
YC HS quan sát hình 21.2, nêu câu hỏi C5 vàYC HS trả lời.
GV giới thiệu mục “có thể em chưa biết” để học sinh thấy được lược co dãn nở vì nhiệt gây ra có thể là rất lớn.
YC HS quan sát hình 21.3 và trả lời C6.
GV nêu: Dự đoán được sự co giãn vì nhiệt của các chất, con người đã hạn chế được những tác động xấu đồng thời cũng biết ứng dụng vào thực tế. Ta sẽ nghiên cứu 1 ứng dụng cụ thể, đó là băng kép.
* Hoạt động 4: Nghiên cứu về băng kép
 Giới thiệu cấu tạo của băng kép
HD HS đọc SGK và lắp TN, điều chỉnh vị trí của băng kép sao cho vị trí của băng kép ở vào khoảng 2/3 ngọn lửa đèn cồn và làm TN.
Lần 1: Đặt mặt đồng ở phía dưới (H. 21.4 – a)
Lần 1: Đặt mặt đồng ở phía trên (H. 21.4 – b)
YC HS thảo luận và trả lời C7, C8, C9.
* Hoạt động 5: Vận dụng.
Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng – ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.
GV treo hình vẽ 21.5 – SGK, nêu cấu tạo của bàn là điện, chỉ rõ vị trí lắp băng kép, giới thiệu thêm về 1 đèn có trong bàn là. HS nhận thấy dòng điện qua bàn là làm đèn sáng.
Dòng điện qua băng kép có tác dụng làm nóng băng kép -> hiện tượng gì sẽ xảy ra với băng kép? Đèn có sáng không? Mạch điện có dòng điện chạy qua không?
Hãy tìm 1 ứng dụng băng kép trong thực tế mà em biết.
* Hoạt động 6: HDVN – Củng cố.
YC HS đọc phần ghi nhớ.
BTVN: 21.1 -> 21..5 (SBT)
1 HS lên bảng trả lời.
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
HS quan sát hình 21.2 và dự đoán.
HS đọc phần TN
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Đọc và trả lời câu hỏi C1, C2.
C1: Thanh thép nở ra (dài ra).
C2: Khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn
HS đọc C3, nêu dự đoán
HS quan sát hiện tượng xảy ra khi GV làm TN kiểm tra
Nêu kết luận C3: Khi co giãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
Hoàn thành kết luận C4 và ghi vở
HS quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi C5, C6.
C5: Có để 1 khe hở,vì khi trời nóng đường ray dài ra do đó nếu không để khe hở sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
C6: Không giống nhau, 1 đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài rakhi nóng lên mà không bị ngăn cản.
Quan sát, tìm hiểu cấu tạo của băng kép.
HS làm việc theo nhóm
Tiến hành làm TN theo chỉ dẫn của GV.
Quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra tương ứng với 2 lần làm TN.
Thảo luận, cử đại diện trả lời câu hỏi.
C7: khác nhau
C8: cong về phía thanh đồng, vì đồng nở nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung.
C9: cong về phía thanh thép, vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn.
HS quan sát tranh -> tìm hiểu cáu tạo của bàn là.
HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời theo yêu cầu của GV
Băng kép cong lên, đèn tắt -> trong mạch không có dòng điện chạy qua.
HS làm bài 21.1 (SBT)
HS đọc ghi nhớ - SGK
Soạn:
Giảng: Tiết 25
nhiệt kế – nhiệt giai
A - Mục tiêu.
 * Kiến thức: 
Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
Biết hai loại nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai.
 * Kỹ năng: 
Phân tích được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
 * Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực.
B - Chuẩn bị.
 * Cho cả lớp: 
Tranh vẽ khổ lớn các loại nhiệt kế (hoặc hình 22.5 SGK)
Hình vẽ khổ lớn nhiệt kế rượu, trên đó có các nhiệt độ được ghi ở cả hai nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai.
Bảng 22.1 SGK.
 * Cho mỗi nhóm:
3 chậu thuỷ tinh (hoặc 3 cốc đong có miệng rộng), mỗi chậu đựng một ít nước. 
1 ít nước đá
1 phích nước nóng
1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 1 nhiệt kế y tế.
C - Các hoạt động dạy học.
t’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra – Tổ chức tình huống học tập.
Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất.
HD HS đọc mẩu đối thoại phần mở đầu SGK.
Làm thế nào để biết mình có bị sốt hay không?
Nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa vào hiện tượng vật lý nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
* Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng, lạnh.
YC HS đọc C1.
GV HD HS làm TN theo hướng dẫn C1 ( lưu ý HS pha nước nóng cẩn thận )
HDHS thảo luận về kết luận rút ra từ TN -> GV tóm lại: Qua TN ta thấy cảm giác của tay là không chính xác, vì vậy để biết người đó có sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế. 
* Hoạt động 3:
GV treo hình vẽ 22.3; 22.4 SGK. 
YC HS đọc và trả lời C2.
Cho HS các nhóm quan sát 3 loại nhiệt kế -> thảo luận nhóm tìm hiểu về GHĐ, ĐCNN, công dụng của từng nhiệt kế và điền vào bảng 22.1
GV HD các nhóm thảo luận và nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vli 6(1).doc