Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 19 đến tiết 24

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 19 đến tiết 24

1. Kiến thức :

- Nêu được hai ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng trong thực tiễn .

- Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp.

2. Kỹ năng: biết cách đo lực kéo của ròng rọc.

3. Thái độ: cẩn thận, trung thưc, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :

- 1 lực kế có GHĐ là 2N trở lên

- 1 khối trụ kim loại có móc

- 1 ròng rọc cố định ( Kèm theo giá đỡ của đòn bẩy )

- 1 ròng rọc động ( Kèm theo giả dỡ của đòn bẩy )

- Dây vắt qua ròng rọc

 

doc 15 trang Người đăng levilevi Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 19 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 6A: /01/2010
Lớp 6B: /01/2010
Tiết:19 
ròng rọc
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức : 
Nêu được hai ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng trong thực tiễn .
Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp.
2. Kỹ năng: biết cách đo lực kéo của ròng rọc. 
3. Thái độ: cẩn thận, trung thưc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :
1 lực kế có GHĐ là 2N trở lên 
1 khối trụ kim loại có móc 
1 ròng rọc cố định ( Kèm theo giá đỡ của đòn bẩy )
1 ròng rọc động ( Kèm theo giả dỡ của đòn bẩy )
Dây vắt qua ròng rọc 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ôn định tổ chức (1’): 
Lớp 6A: .............Vắng:................................................
Lớp 6B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra (4’): 
Câu hỏi: Nêu kết luận của bài đòn bẩy?
Trả lời: Ghi nhớ sgk tr 49 – Nêu đúng đầy đủ 9 đ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Nhắc lại 3 cách đã sử dụng để đưa ông pê tông lên sau đó giới thiệu cách giải quyết thứ 4 “dùng ròng rọc” như trong sgk 
HS: Nhận thức vấn đề.
(3’)
* Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc 
GV: Yêu cầu hs đọc mục 1 và quan sát H16.2 để trả lời C1.
HS : Cá nhân đọc, quan sát, trả lời C1.
GV: Giới thiệu chung về ròng rọc
GV: Theo em như thế nào là ròng rọc cố định? Ròng rọc đông?
HS: Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
(5’)
I. Tìm hiểu về ròng rọc : 
C1 . 
- Ròng rọc ỏ h16.2a là một bánh xe có dãnh để vát dây qua, trục của bánh xe được mắc cố đinh. Khi kéo dây ròng rọc quay quanh trục cố định. Gọi là ròng rọc cố định 
- Ròng rọc ỏ h16.2b cũng là một bánh xe có dãnh để vát dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố đinh. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa cđ cùng với trục của nó. Gọi là ròng rọc động.
* Ròng rọc: Là bánh xe có dãnh, quay quanh trục có móc treo.
* Ròng rọc cố định chỉ quay quanh 1 trục cố định .
* Ròng rọc động vừa CĐ vừa quay
* Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
GV: Giới thiệu dụng cụ TN , cách lắp ráp TN và các bước tiến hành TN 
HS : Tiến hành TN, ghi kết quả vào bảng 16.1 đã được kẻ sẵn
GV: Yêu cầu 1 nhóm đại diện trình bày kết quả TN bằng cách điền vào bảng 16.1 rồi yêu cầu các nhóm khác nhận xét và so sánh với kết quả của nhóm mình.
HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
GV: Yêu cầu hs dựa vào kết quả TN của nhóm để trả lời C3 và rút ra nhận xet.
HS: Cá nhân dựa vào kq’ TN và trả lời C3 và rút ra nhận xét..
GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân với C4 để rút ra kết luận.
HS: Cá nhân làm việc C4 để rút ra kết luận.
(25’)
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào :
1) Thí nghiệm : 
 Bảng 16.1
lực kéo vật lên trong trường hợp
Chiều của lực kéo
Cường đô của lực kéo
Không dùng ròng rọc
Từ dưới lên
N
Dùng ròng rọc cố định
.
.N
Dùng rồng rọc động
..
..N
2) Nhận xét : 
C3.
- Dùng ròng rọc cố định có chiều từ trên xuống , F1 = 5N 
- Kéo trực tiếp có chiều từ dưới lên trên , F2 = 5N Dùng ròng rọc động có chiều từ trên xuồng dưới ,
 F3 = 2,5 N
3) Rút ra kết luận
C4 . a) .... cố định ...
 b) .... động ....
* Hoạt động 4: Vận dụng :
GV: Yêu cầu hs lấy một số vd về sử dụng ròng rọc.
HS: Lấy vd 
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn và trả lời C6, C7.
HS: Thảo luận và trả lời C6, C7
(5’)
III. Vận dụng : 
C5. - Ròng rọc động sử dụng trong xây dựng ( Đưa vật lên cao ) . Trong các cửa cuốn , kéo rèm cửa , cần cẩu .
C6. Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo ( lợi về hướng )
 Dùng ròng rọc động được lợi về lực 
C7. Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về lực vừa được lơị về hướng .
4. Củng cố (2’): Hệ thông nội dung chính của bài thông qua ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): 
Học bài và làm bài tập 16.1 đến 16.6 SBT 
Trả lời các câu hỏi phần I và II của bài 17 tr53 sgk.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 
Lớp 6A: /01/2010
Lớp 6B: /01/2010
Tiết 20 
Tổng kết chương I: Cơ học
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức : 
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương 
Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng 
2. Kỹ năng: rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức của chương. 
3. Thái độ: yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ trò chơi ô chữ.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức của chương.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 6A: .............Vắng:................................................
Lớp 6B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra : kết hợp bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 : Ôn tập 
GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi từ câu 1 đến 13 ?
HS: Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 13 phần ôn tập.
GV: Cho hs trả lời lần lượt từ câu 1 đến câu 13, mỗi hs trả lời 1 câu, các hs khác nhận xét góp ý.
HS: Mỗi hs trả lời 1 câu, các hs khác nhận xét góp ý.
GV: Nhận xét từng câu trả lời của hs rồi chuẩn hóa.
HS: Ghi nhớ và ghi vào vở bài tập.
(15’)
I. Ôn tập :
1. a - Thước ; b - Bình chia độ , bình tràn
 c - Lực kế ; d - Cân 
2 . Lực 
3 . Làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động của vật .
4 . Hai lực cân bằng .
5 . Trọng lực hay trọng lượng .
6 . Lực đàn hồi .
7 . Khối lượng của kem giặt trong hộp .
8 . Khối lượng riêng .
9 . Mét (m) . Mét khối (m3) . NuiTơn (N) . kilôgam ( kg) . Kilôgam trên mét khối (kg/m3)
10 . P = 10 . m
11 . D = m/V
12 . Mặt phẳng nghiêng , ròng rọc , đồn bẩy 
13 . Ròng rọc , mặt phẳng nghiêng , đòn bẩy 
* Hoạt động 2 : Vận dụng 
GV: Yêu cầu hs làm bài 1, 5, 6 sgk.
HS: Thảo luận nhóm để hoàn thành bài 1, 5, 6.
GV: Yêu cầu 3 em trình bày trên bảng, các em khác hoàn thiện vào vở bài tập.
HS: 3 em trình bày trên bảng, cac em khác hoàn thiện vảo vở bài tập.
GV: Sau khi học sinh trình bày xong, yêu cầu các nhóm khác ở dưới hoàn nhận xét, góp ý bổ xung.
HS: Nhận xet góp ý, bổ xung.
GV: Nhận xét chung và chuẩn hóa kiến thức.
(15’)
II. Vận dụng : 
Bài 1 : 
- Con trâu t/d lực kéo lên cái cầy .
Người thủ môn bóng đá t/d lực đẩy lên quả bóng đá .
- Chiếc kìm nhổ đinh t/d lực kéo lên cá đinh .
- Thanh nam châm t;d lực hút lên cái đinh .
- Chiếc vợt bóng bàn t/d lực đẩy lên cái vợt .
Bài 5 : a) Mặt phẳng nghiêng 
 b) Ròng rọc cố định 
 c) Đòn bẩy 
 d) Ròng rọc động 
Bài 6 : a) Để làm cho lực mà lưỡi kéo t/d vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta t/d vào tay cầm .
 b) Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc chỉ cần một lực nhỏ nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm mà lực từ tay ta vẫn có thể cắt được . Bù lại tay ta di chuyển ít mà tạo ra vết cắt dài trên tờ giấy .
* Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ 
GV: Giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn
- Mỗi nhóm được bốc thăm để chọn 1 câu hỏi từ 1 – 7 điền ô chữ vào hàng ngang.
- Điền dúng được 1 điểm. điền sai 0 điểm, thời giang không quá 1 phút cho mỗi câu.
- Tổ nào không trả lời được được trong thời gian quy định thì bỏ trống hàng câu đó.
- Tổ nào phát hiện được nội dung ô chữ hàng dọc được thưởng gấp đôi (2điểm). Nếu đoán sai sẽ bị loại bỏ cuộc chơi
- Tổ nào có số điểm cao nhất được lấy điểm và tính vào điểm hệ số 1.
GV: Tổ chức tương tự với
(10’)
III. Trò chơi ô chữ :
a) Ô chữ thứ nhất :
 1. Ròng rọc động 2. Bình chia dộ 
 3 . Thể tích 4. Máy cơ đơn giản 
 5. Mặt phẳng nghiêng 
 6 . Trọng lượng 7. Pa lăng 
 Theo hàng dọc là : Điểm tựa
b) Ô chữ thứ hai :
 1 . Trọng lực 2 . Khối lượng 
 3 . Cái cân 4 . Lực đàn hồi 
 5 . Đòn bẩy 6 . Thước dây 
 Theo hàng dọc là : Lực đẩy 
4. Củng cố (3’): Nhắc lại một số nội dung chính trong bài ôn tập
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): 
Học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập phần ôn tập.
Đọc trước nội dung bài sự nở vì nhiệt của chất rắn
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 
Lớp 6A: /01/2010
Lớp 6B: /01/2010
Chương II : Nhiệt học
Tiết:21
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức : Tìm được ví dụ chứng tỏ : 
Thể tích chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi .
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn .
2. Kỹ năng: biết độc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
3. Thái độ: rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại .
Một đèn cồn .
Một chậu nước .
Khăn khô sạch .
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trinh dạy học:
1. Ôn định tổ chức (1’): 
Lớp 6A: .............Vắng:................................................
Lớp 6B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra : không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
GV: T/C tình huống học tập như SGK
HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
(2’)
* Hoạt động 2: Thí nghệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn .
GV: Làm TN như phần gợi ý trong sgk.
HS: Quan sát TN
GV: Yêu cầu hs trả lời C1, C2
HS1 : Trả lời C1
HS2 : Trả lới C2 
(15’)
1. Làm thí nghiệm : 
2. Trả lời câu hỏi :
C1 .Vì quả cầu nở ra khi hơ nóng lên /
C2 . quả cầu co lại khi lạnh đi 
* Hoạt động 3: Rút ra kết luận 
GV: Hướng dẫn HS điền từ thích hợp vào ô trống . Điều khiển cả lớp thảo luận về kết quả điền từ .
HS : Trả lời C3 .
(5’)
3. Rút ra kết luận :
C3 . a) Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên .
 b) Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi .
* Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau .
GV: đọc ... 
một ống thuỷ tinh chữ L , 
một nút cao su . cốc nước mầu , 
một miếng giấy trắng , 
khăn khô 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ôn định tổ chức (1’): 
Lớp 6A: .............Vắng:................................................
Lớp 6B: .............Vắng:...............................................
2. Kiểm tra (4’): 
CH: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, vận dụng trả lời bài tập 19.2.
ĐA: Ghi nhớ sgk tr61; 19.2B.- Nêu đúng kết luận 5đ, vận dụng trả lời đúng 5đ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: T/C tình huống
GV: Nêu vấn đề như sgk, lam TN với quả bóng bàn bẹp và thông báo cho hs biết bài này sẽ tìm hiểu tại sao quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. -> bài mới.
(4’)
* Hoạt động 2: Chất khí nóng lên nở ra 
GV: Hướng dẫn hs cách tiến hành TN và quan sát TN
HS: Tiến hành TN và quan sát hiện tượng
(18’)
1. Làm thí nghiệm :
 - Lấy nứơc mầu vào ống thuỷ tinh .
 - Gắn nút cao su vào ống 
 - áp tay vào bình thuỷ tinh 
 - Quan sát giọt nước mầu 
GV: Yêu cầu hs dựa vào kết quả TN trả lời các câu hỏi trong sgk (C1 – C5)
HS: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
GV: yêu cầu các nhóm đại diện đưa ra các phương án của các câu hỏi. Rồi thảo luận trước lớp để chuẩn hoá kiến thức.
HS: Nêu câu trả lời, lớp thảo luận, hợp thức hoá kiến thức.
2/ Trả lời câu hỏi :
C1. Giọt nước mầu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng . không khí nở ra .
C2. Giọt nước mầu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm , không khí co lại .
C3. Do không khí trong bình bị nóng lên .
C4. Do không khí trong bình lạnh đi .
C5. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
 - Các chất lỏng , chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhièu hơn chất rắn .
GV: Yêu cầu hs chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống ở mục 3 
HS: Cá nhân hoàn thành.
GV: Cho cả lớp thảo luận để chuẩn hoá kiến thức.
3. Rút ra kết luận :
C6. a) ....(1) tăng .....
 b)....(2) lạnh đi .
 c) ...(3) ít nhất ... (4) nhiều nhất .
* Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức thu được ở hđ 2 để giảI thích một số hiện tượng:
GV: Nêu các câu hỏi C7, C8 cho cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS: Thảo luận cả lớp rồi trả lời câu hỏi.
(10’)
4. Vận dụng
C7. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng , không khí trong quả bóng bị nóng lên , nở ra làm cho quả bóng phồng lại như cũ .
C8. Vì d =P/V khi chất khí nở ra V tăng , P không đổi thì d giảm nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh .
GV: Treo hình 20.3 giới thiệu cấu tạo của dụng cụ, sau đó yêu cầu hs giải thích
HS: Thảo luận chung cả lớp và giải thích
C9: khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước trong bình xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại, do đó nước trong ống thuỷ tinh dâng lên. 
Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, nghĩa là khi nào trời nóng, trời lạnh.
* Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau .
 GV: Hướng dân hs đọc bảng 20.1 để rút ra nhận xét về:
- Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
HS: Đọc và nhận xét. 
(5’)
5. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau .
- Các chất rắn, lỏng, khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất
4. Củng cố (2’): GV tóm tắt nội dung chính của bài , HS đọc ghi nhớ .
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Bài 20.1 đến 20.7 SBT .
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 
Lớp 6A: /01/2010
Lớp 6B: /01/2010
Tiết: 24 
một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức : 
Nhận biết được sự co giẫn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn . 
Tìm được thí dụ thực tế vvề hiện tượng này .
Mổ tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép .
Giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhệt .
2. Kỹ năng: 
phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 
Một băng kép , một đền cồn .
Chuẩn bị cho cả lớp :
Một bộ dụng cụ TN về lực xuất hiện do sự co giãn vì nhiệt .
Một lọ cồn , bông , một chậu nước , khăn khô , hình 21.1, 21.3, 21.5 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 6A: .............Vắng:................................................
Lớp 6B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra (Kiểm tra 15ph)
Đề bài.
Cõu1. Mỏy cơ đơn giản nào sau đõy khụng cho lợi về lực?
A. Mặt phẳng nghiờng 
B. Rũng rọc cố định
C. Rũng rọc động 
D. Đũn bẩy
Cõu 2. Cõu nào dưới đõy núi về tỏc dụng của rũng rọc là đỳng?
A. Rũng rọc cố định chỉ cú tỏc dụng làm thay đổi hướng của lực kộo.
B. Rũng rọc cố định cú tỏc dụng làm thay đổi độ lớn của lực kộo
C. Rũng rọc cố định cú tỏc dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của
lực kộo.
D. Rũng rọc động khụng cú tỏc dụng làm thay đổi độ lớn của lực kộo.
Cõu 3. Muốn đứng ở dưới kộo một vật lờn cao với lực kộo nhỏ hơn trọng
lượng của vật phải dựng hệ thống rũng rọc nào dưới đõy?
A. Một rũng rọc cố định
B. Một rũng rọc động
C. Hai rũng rọc cố định
D. Một rũng rọc động và một rũng rọc cố định
Cõu 4. Cỏch sắp xếp cỏc chất nở vỡ nhiệt từ ớt tới nhiều nào dưới đõy là đỳng?
A. Rắn, khớ, lỏng.
B. Khớ, rắn, lỏng.
C. Rắn, lỏng, khớ.
D. Lỏng, khớ, rắn. 
Cõu 5. Khi đun núng một hũn bi bằng sắt thỡ xảy ra hiện tượng nào dưới đõy?
A. Khối lượng của hũn bi tăng
B. Khối lượng của hũn bi giảm
C. Khối lượng riờng của hũn bi tăng
D. Khối lượng riờng của hũn bi giảm.
Cõu 6. Khi nỳt thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nỳt bằng cỏch nào dưới đõy?
A. Làm núng nỳt.
B. Làm núng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ.
D. Làm lạnh đỏy lọ.
Cõu 7: Quả bóng bàn bị bẹp muốn nó phồng lên thì cách tốt nhất là :
A. Đem ngâm vào nước nóng 
C. Dùng tay nắn lại 
B. Đem ngâm vào nước lạnh 
D. Hơ vào lửa 
Cõu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? 
A. Khối lượng của chất lỏng tăng 
B . Khối lượng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
Cõu 9. Máy cơ đơn giản nào sau không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và 
hướng của lực.
A. Ròng rọc cố định
C. Mặt phẳng nghiêng 
B. Ròng rọc động 
D. Đòn bẩy
Cõu 10. Chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sao đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng
B. Trọng lượng
C. Khối lượng riêng
D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
D
C
D
B
A
D
B
C
Điểm
1.0
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1 (2ph): Tổ chức tình huống học tập:
GV: Đặt vấn đề như sgk
HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
* Hoạt động 2 (10ph): Quan sát lực xuất hiện trong sự co giẫn vì nhiệt.
GV: Làm TN hình 21.1a yêu cầu HS quan sát để trả lời câu C1, C2 
HS: Quan sát TN, trả lời C1, C2.
I. Lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt 
1. Quan sát thí nghiệm 
2.Trả lời câu hỏi 
C1: Thanh thép nở ra.
C2: Khi giãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra một lực rất lớn.
GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và quan sát hình 21.1b , sau đó cho HS dự đoán hiện tượng xấy ra .
HS : Quan sát, dự đoán hiện tượng xảy ra
GV: Làm TN kiểm chứng yêu cầu HS quan sát để trả lời C3 ?
HS : Quan sát TN, Trả lời C3 
C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản, thanh thép có thể gây ra một lực rất lớn.
GV: Tổ chức cho cả lớp thảo luận để rút ra kết luận trả lời câu C4 ?
HS : Thảo luận, trả lời C4 
3. Kết luận 
C4: a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn .
b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn .
* Hoạt động 3: Vận dụng 
GV: Nêu từng câu hỏi trong phần vận dụng để hs suy nghĩ rồi chỉ định hs trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời C5, C6 .
GV: Điều khiển lớp thảo luận và trả lời.
(15’)
4. Vận dụng 
C5: Có để một khe hở. Khi trời nóng đường ray dài ra, do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra 1 lực rất lớn làm cong dường ray .
C6: Không giống nhau, một đầu được gối lên con lăn tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên không bị ngăn cản.
* Hoạt động 4: Nghiên cứu băng kép 
GV: 
- Giới thiệu cấu tạo của băng kép
- Hướng dẫn hs lắp TN
- hướng dẫn HS làm TN
- Hướng dẫn hs thảo luận để trả lời câu hỏi
HS: Làm việc theo nhóm:
- Lắp và tiến hành TN theo hướng dẫn của gv.
- Cá nhân trả lời các câu hỏi ở mục 3
- Thảo luận nhóm để trả lời về các câu hỏi để báo cáo trước lớp.
- Tham gia thảo luận ở lớp.
(10’)
II. Băng kép 
1. Quan sát thí nghiệm 
2. Trả lời câu hỏi 
C7: Khác nhau.
C8: Cong về phía thanh đồng, đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn thanh thép 
C9: Có, cong về phía thanh thép 
* Hoạt động 5: Vận dụng
GV: Yêu cầu hs trả lời C10.
HS : Cá nhân trả lời C10 .
(5’)
3. Vận dụng 
C10: Khi đủ nóng, băng kép cong về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện thanh đồng nằm trên.
4. Củng cố (2’): GV củng cố lại bài học trong hiện tượng lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt.và các hiện tượng của băng kép.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) 
Học thuộc ghi nhớ, bài tập 21 .1- đến 21.6 SBT
Xem trước bài 22
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT19 ....doc