Giáo án Vật lí 10 - Bài 1 đến bài 40

Giáo án Vật lí 10 - Bài 1 đến bài 40

Kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm: Chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.

- Nêu được những ví dụ cụ thể về: Chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

- Phân biệt được thời điểm với thời gian (khoảng thời gian).

Kĩ năng:

- Trình bày được các xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng.

- Giải được bài toán đổi mốc thời gian.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 59 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 10 - Bài 1 đến bài 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Động học chất điểm
tiết 1
Chuyển động cơ
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm: Chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.
- Nêu được những ví dụ cụ thể về: Chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
- Phân biệt được thời điểm với thời gian (khoảng thời gian).
Kĩ năng:
- Trình bày được các xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng.
- Giải được bài toán đổi mốc thời gian.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Xem SGK Vật lý 8 để biết HS đã được học những gì ở THCS.
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho HS thảo luận. 
Ví dụ: Hãy tìm cách hướng dẫn một khách du lịch về vị trí của một địa danh ở địa phương.
III. Tiến trình dạy - học
Hoạt động 1 (5 phút): Ôn tập kiến thức về chuyển động cơ học.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhắc lại kiến thức cũ về: Chuyển động cơ học, vật làm mốc
- Đặt câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức về chuyển động cơ học.
- Gợi ý cách nhận biết một vật chuyển động.
Hoạt động 2 (20 phút): Ghi nhận các khái niệm: Chất điểm, đạo, chuyển động cơ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi nhận khái niệm chất điểm.
- Trả lời C1.
- Ghi nhận khái niệm: Chuyển động cơ học, quỹ đạo.
- Lấy ví dụ về các dạng quỹ đạo trong thực tế.
- Nêu và phân tích khái niệm chất điểm.
- Yêu cầu trả lời C1.
- Nêu và phân tích khái niệm: Chuyển động cơ, quỹ đạo.
- Yêu cầu lấy ví dụ về các chuyển động có dạng quỹ đạo khác nhau trong thực tế.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát hình 1.1, chỉ ra vật làm mốc.
- Ghi nhận các xác định vị trí của vật và vận dụng trả lời C2, C3.
- III.1 và III.2 để ghi nhận các khái niệm: Mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian.
- Trả lời C4.
- Yêu cầu chỉ ra vật làm mốc trong hình 1.1.
- Nêu và phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo và trong không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ.
- Lấy ví dụ phân biệt: Thời điểm và khoảng thời gian.
- Nêu và phân tích khái niệm hệ qui chiếu.
Hoạt động 4 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
============================&==========================
tiết 2: 
Chuyển động thẳng đều
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Viết được dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.
- Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
- Thu thập thông tin từ đồ thị như: Xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động...
- Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lý 8 để xem ở THCS đã được học những gì.
- Chuẩn bị đồ thị toạ độ Hình 2.2 trong SGK phục vụ cho việc trình bày của HS hoặc GV.
- Chuẩn bị một số bài tập về chuyển động thẳng đều có đồ thị toạ độ khác nhau (kể cả đồ thị toạ độ - thời gian lúc vật dừng lại).
Học sinh:
Ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu.
Gợi ý về sử dụng CNTT:
Mô phỏng chuyển động của 2 vật đuổi nhau, đến gặp nhau và đồ thị toạ độ - thời gian của chúng.
III. Tiến trình dạy - học.
Hoạt động 1 ( 5 phút): Ôn tập kiến thức về chuyển động thẳng đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhắc lại công thức tính vận tốc và quãng đường đã học ở THCS.
- Đặt câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ.
Hoạt động 2 (10 phút): Ghi nhận các khái niệm: Vận tốc trung bình, chuyển động thẳng đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xác định đường đi của chất điểm:
rx=x2-x1
- Tính vận tốc trung bình:
Vtb = S
 T
-Mô tả sự thay đổi vị trí của một chất điểm, yêu cầu HS xác định đường đi của chất điểm.
- Yêu cầu HS tính vận tốc trung bình. Nói rõ ý nghĩa của vận tốc trung bình; phân biệt vận tốc trung bìnhvà tốc độ trung bình.
- Đưa ra định nghĩa vận tốc trung bình.
Hoạt động 3 (10phút): Xây dựng các công thức trong chuyển động thẳng đều.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK, lập công thức đường đi trong chuyển động thẳng đều.
- Làm việc nhóm xây dựng phương trình vị trí của chất điểm.
- Giải các bài toán với toạ độ ban đầu x0 và vận tốc ban đầu v có dấu khác nhau.
- Yêu cầu xác định đường đi trong chuyển động thẳng đều khi biết vận tốc.
- Nêu và phân tích bài toán xác định vị trí của một chất điểm trên một trục toạ độ chọn trước.
- Nêu và phân tích khái niệm phương trình chuyển động.
- Lấy ví dụ các trường hợp khác nhau về dấu x0 và v.
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu về đồ thị toạ độ - thời gian.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Làm việc nhóm để vẽ đồ thị toạ độ - thời gian.
- Nhận xét dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều.
- Yêu cầu lập bảng (x,t) và vẽ đồ thị.
- Cho HS thảo luận.
- Nhận xét kết quả từng nhóm.
Hoạt động 5 (5 phút) Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của hai chất điểm chuyển động trên cùng một trục toạ độ.
- Vẽ hình.
- Hướng dẫn viết phương trình toạ độ của hai chất điểm trên cùng một hệ toạ độ và cùng một mốc thời gian.
- Nhấn mạnh khi hai chất điểm gặp nhau thì x1 = x2 và hai đồ thị giao nhau.
Hoạt động 6 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
============================&==========================
tiết 3 – 4
 Chuyển động thẳng biến đổi điều
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Biết được biểu thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn của vận tốc thức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng Vật lý trong biểu thức.
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi chiều (CĐTBĐĐ), nhanh dần đều (NDĐ), chậm dần đều (NDĐ).
- Biết được phương trình vận tốc của CĐTNDĐ, CDĐ; nêu được ý nghĩa của các đại lượng Vật lí trong phương trình đó và trình bày rõ được mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó.
- Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong CĐTNDĐ, CDĐ.
- Viết được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động của CĐTNDĐ, CDĐ; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và đường đi trong CĐTBĐĐ.
Kỹ năng:
Giải được các bài tập đơn giản về CĐTBĐĐ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chuẩn bị máy A - Tút hoặc bộ dụng cụ gồm:
+ 1 máng nghiêng dài chừng 1m.
+ 1 hòn bi đường kính khoảng 1cm, hoặc nhỏ hơn.
+ 1 đồng hồ bấm dây (hoặc đồng hồ hiện số).
Học sinh:
Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều.
III. Tiến trình dạy - học.
(Tiết 1)
Hoạt động 1 (..phút): Ghi nhận các khái niêm: CĐTBĐ, vectơ vận tốc tức thời.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi nhận đại lượng vận tốc tức thời và cách biểu diễn vectơ vận tốc tức thời.
- Trả lời C1, C2.
- Ghi nhận các định nghĩa: CĐTBĐĐ, CĐTNDĐ và CĐTCDĐ.
- Nêu và phân tích đại lượng vận tốc tức thời và vectơ vận tốc thức thời.
- Nêu và phân tích định nghĩa: CĐTBĐĐ, CĐTNDĐ và CĐTCDĐ.
Hoạt động 2 (...phút): Tìm hiểu về gia tốc trong CĐTNDĐ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xác định độ biến thiên vận tốc và công thức tính gia tốc trong CĐTNDĐ.
- Ghi nhận đơn vị của gia tốc.
- Biểu diễn vectơ gia tốc.
- Gợi ý CĐTNDĐ có vận tốc tăng đều theo thời gian.
- Nêu và phân tích định nghĩa gia tốc.
- Chỉ ra gia tốc là đại lượng vectơ và được xác định theo độ biến thiên vectơ vận tốc.
Hoạt động 3 (...phút): Xây dựng và vận dụng công thức trong CĐTNDĐ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xây dựng công thức tính vận tốc của CĐTNDĐ.
- Trả lời C3, C4
- Nêu và phân tích bài toán xác định vận tốc khi biết gia tốc của CĐTNDĐ.
- Yêu cầu vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của CĐTNDĐ. Gợi ý giống cách vẽ đồ thị của CĐTNDĐ.
Hoạt động 4 (...phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2
Hoạt động 1 (...phút): Xây dựng các công thức của CĐTNDĐ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xây dựng công thức và đường đi và trả lời C5.
- Ghi nhận quan hệ giữa gia tốc, vận tốc và đường đi.
- Xây dựng phương trình chuyển động.
- Nêu và phân tích công thức tính vận tốc trung bình trong CĐTNDĐ.
- Lưu ý mối quan hệ không phụ thuộc thời gian (t).
- Gợi ý toạ độ của chất điểm:
x=x0+s
Hoạt động 2 (...phút): Thí nghiệm tìm hiểu một CĐTNDĐ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xây dựng phương án để xác định chuyển động của hòn bi lăn trên máng nghiêng có phải là CĐTNDĐ không?
- Ghi lại kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét về chuyển động của hòn bi.
- Giới thiệu bộ dụng cụ.
- Gợi ý chọn x0 = 0 và v0 = 0 để phương trình chuyển động đơn giản.
- Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động 3 (...phút): Xây dựng các công thức của CĐTCDĐ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xây dựng công thức tính gia tốc và cách biểu diễn vectơ gia tốc trong CĐTCDĐ.
- Xây dựng công thức tính vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc - thời gian.
- Xây dựng công thức đường đi và phương trình chuyển động.
- Gợi ý CĐTCDĐ có vận tốc giảm đều theo thời gian.
- So sánh đồ thị vận tốc - thời gian của CĐTNDĐ và CĐTCDĐ.
Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời C7, C8.
- Lưu ý dấu của x0, v0 và a trong các trường hợp.
Hoạt động 5 (...phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
============================&==========================
tiết 6 – 7
Sự rơi tự do
I. Mục tiêu
Kiến thức:
- Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
- Phát biểu được định luật rơi tự do.
- Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do.
Kĩ năng:
- Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
- Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do.
I ... ủa giáo viên
- Nhận xét hình dạng giọt nước trong các thí nghiệm.
- Trả lời C3 và rút ra khái niệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Dự đoán về dạng bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa.
- Mô tả dạng bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa.
- Tiến hành thí nghiệm hình 37.4 yêu cầu HS quan sát
- Lưu ý hai trường hợp tương ứng với hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Tiến hành thí nghiệm (hoặc sử dụng hình ảnh vi deo có sẵn) kiểm tra.
- Phân tích khái niệm mặt khum lõm và mặt khum lồi
Hoạt động 4 (.....Phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
(Tiết 2)
Hoạt động 1 (.....Phút): Thí nhiệm nhật biết hiện tượng mao dẫn
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng (bằng kính lúp) theo nhóm.
- Trả lời C5
- Nhận xét về kích thước của các ống có xảy ra hiện tượng mao dẫn
-Hướng dẫn: Xác định rõ ống nào cso thành bị dính ướt và không dính ướt
- Nêu vàphân tích khai niệm hiện tượng mao dẫn và ống mao dẫn
Hoạt động 2 (.....Phút): Tìm hiểu và vận dụng công thức tính mực chất lỏng trong ống mao dẫn
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhận xét sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến mức chất lỏng trong ống mao dẫn.
- Ghi nhận công thức tính mức chất lỏng trong ống mao dẫn cho hai trường hợp hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Làm bài tập ví dụ trong SGK
- Lấy ví dụ về ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
- Gợíy so sánh mực chất lỏng giữa các ống có tính chất khác nhau và đường kính trong khác nhau trong thí nghiệm.
- Nêu và phân tích công thức 37.2.
- Giới thiệu một số ứng dụng của hiện tượng mao dẫn
Hoạt động 4 (.....Phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
Bài 38 (2 tiết)
Sự chuyển thế của các chất
I. Mụctiêu
Kiến thức- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà
- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi
Kĩ năng- áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài
- Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hoà dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
- Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động của các phân tử.
- Viết và áp dụng được công thức tính nhiệt hoà hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho trong bài.
Nêu được những ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy- đông đặc, bay hơi, ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống và kĩ thuật
II. Chuẩn bị
Giáo viên- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của thiếc (Dùng nhiệt kế cặp nhiệt), hoặc của băng phiến hay của nước đá (Dùng nhiệt kế dầu).
- Bộ thí nghiệm chứng minh sự bay hơi và ngưng tụ
- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ của hơi nước sôi.
Học sinh- Ôn lại các bài "Sự nóng và đông đặc". "Sự bay hơi và ngưng tụ", "Sự sôi" trong SGK vật lí 6.
Gợi ý sử dụng CNTT
Mô phỏng quá trình bay hơi à ngưng tụ; quá trình tạo hơi khô và hơi bão hoà.
III. Tiến trình dạy - học(Tiết 1)
Hoạt động 1(.....Phút): Thí nghiệm về sự nóng chảy
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại khái niệm sự nóng chảy và đông đặc đã học ở THCS
- Quan sát thí nghiệm, đồ thị 38.1 và trả lời C1
- Đọc SGK và rút ra các đặc điểm của sự nóng chảy.
- Nêu câu hỏi giúp học sinh ôn tập
- Tiến hành thí nghiệm đun nóng chảy nước đá hoặc thiếc.
- Lấy ví dụ tương ứng với mỗi đặc điểm
Hoạt động 2(.....Phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt nóng chảy.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quá trình nóng chảy là quá trình thu nhiệt hay toả nhiệt?
- Nhận xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ lớn nhiệt nóng chảy.
- Nhận xét ý nghĩa của nhiệt nóng chảy riêng.
- Nhận xét trả lời của học sinh
- Giới thiệu khái niệm nhiệt nóng chảy
- Giải thích công thức38.1
Hoạt động 3 (....Phút): Thí nghiệm về sự bay hơi và ngưng tụ
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại khái niệm về sự bay hơi và ngưng tụ
- Thảo luận để giải thích nguyên nhân bay hơi và ngưng tụ
- Trả lời C2
- Trả lời C3
- Nêu câu hỏi giúp học sinh ôn tập
- Hướng dẫn: xét các phân tử chất lỏng và phân tử bay hơi ở gần bề mặt chất lỏng.
- Nêu và phân tích các đặc điểm của sự bay hơi và ngưng tụ.
(Tiết 2)
Hoạt động 1 (.....Phút): Tìm hiểu về hơi khô và hơi bão hoà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận để giải thích hiện tượng thí nghiệm
- Nhận xét về lượng hơi trong hai trường hợp.
- Trả lời C1
- Mô tả (hoặc mô phỏng) thí nghiệm hình 38.4
- hướng dẫn: so sánh tốc độ bay hơi và ngưng tụ trong mỗi trường hợp
- Nêu khái niệm và giới thiệu tính chất của hơi khô và hơi bão hoà.
- Hướng dẫn: Xét số phân tử hơi khi thể tích hơi bão hoà thay đổi.
Hoạt động 2 (.....Phút): Nhận biết sự sôi.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại khái niệm sự sôi
- Phân biệt với sự bay hơi
- Trình bày các đặc điểm của sự sôi
- Nêu câu hỏi để học sinh ôn tập
- Hướng dẫn: So sánh điều kiện xảy ra.
- Nhận xét trình bày của học sinh
Hoạt động 3 (.....Phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoá hơi của chất lỏng trong quá trình sôi.
- Nhận xét về ý nghĩa của nhiệt hoá hơi riêng.
- Nêu và phân tích khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi.
- Gợi ý, ý nghĩa
Hoạt động 4 (.....Phút): Vận dụng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK,tìm hiểu các ứng dụng của sự nóng chảy và đông đặc, bay hơi và ngưng tụ, sự sôi.
- Làm bài tập 14 trang 202 SGK
- Lưu ý các đặc điểm của mỗi quá trình
- Hướng dẫn: Xác định rõ các quá trình chuyển thể của vật
Hoạt động 5 (.....Phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
Bài 39 (1 tiết)Độ ẩm của không khí
I. Mục tiêu
Kiến thức- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
- Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối
- Phân tích được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng
Kĩ năng:- Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm
- So sánh các khái niệm
II. Chuẩn bị
Giáo viênCác loại ẩm kế: ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương
Học sinh:Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hoà
III. Tiến trình dạy - học
Hoạt động 1 (.....Phút): Tìm hiểu các khái niệm về độ ẩm
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi nhận khái niệm độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối.
- Trả lời C1, C2
Giới thiệu khái niệm, ký hiệu và đơn vị của độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối.
Hoạt động 2 (.....Phút): Tìm hiểu về các loại ẩm kế
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Quan sát và tìm hiểu về hoạt động của các loại ẩm kế
- Giới thiệu về các loại ẩm kế
- Nhận xét kết quả
Hoạt động 3 (.....Phút): Tìm hiểu về ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Lấy ví dụ về các cách chống ẩm
- Nêu và phân tích về ảnh hưởng của không khí
Hoạt động 4 (.....Phút): Vận dụng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Làm bài tập ví dụ trong SGK
- Làm bài tập :6,9 trong SGK
- Hướngdẫn: xác định độ ẩm cực đại bằng cách tra bảng 39.1
- Nhận xét kết quả
Hoạt động 5 (2 Phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
Bài 40 (2 tiết)Thực hành: Đo hệ số căng bề mặt của chất lỏng
I. Mục tiêu
Kiến thứcCách đo được lực cân bằng mặt của nước tác dụng lênmột chiếc vòng kim loại nhúng chạm vào mặt nước, từ đó xác định hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng.
Kĩ năng- Biết cách sử dụng thước cặp để đo độ dài chu vi vòng tròn
- Biết cách dùng lực kế nhạy (thang đo 0,1N), thao tác khéo léo để đo được chính xác giá trị lực căng tác dụng vào vòng.
- Tính hệ số căng bề mặt và xác định sai số của phép đo.
II. Chuẩn bị
Giáo viênCho mỗi nhóm HS
- Lực kế 0,1N có độ chính xác 0,001N
- Vòng kim loại (Hoặc vòng nhựa) có dây treo.
- Cốc nhựa đựng chất lỏng (nước sách)
- Giá treo có cơ cấu nâng hạ cốc đựng chất lỏng.
-Thước cặp 0 - 150/0,005mm
- Giấy lau (mềm)
- kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài40 SGK vật lí 10
Học sinhBáo cáo thí nghiệm, máy tính cá nhân
III. Tiến trình dạy - học
Hoạt động 1 (.....Phút): Hoàn chỉnh cơ sở lí thuyết của phép đo
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xác định độ lớn lực căng bề mặt từ số chỉ của lực kế và trọng lượng của chiếc vòng.
- Viết biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng
- Mô tả thí nghiệm hình 40.2
- Hướng dẫn: Xác định các lực tác dụng lên chiếc vòng
- Hướng dẫn: Đường giới hạn mặt thoáng là chu vi trong và ngoài của vòng
Hoạt động 2 (.....Phút): Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận rút ra các đại lượng cần xác định
- Xây dựng phương án xác định các đại lượng
- Hướng dẫn: Phương án từ biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài vừa thiết lập
- Nhận xét và hoàn chỉnh phương án
Hoạt động 3 (.....Phút): Tìm hiểu các dụng cụ đo
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát và tìm hiểu hoạt động của các dụng cụ có sẵn
- Giới thiệu cách sử dụng thước kẹp
Hoạt động 4 (.....Phút): Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Ghi kết quả vào bảng 40.2
- Hướng dẫn các nhóm
- Theo dõi HS làm thí nghiệm
Hoạt động 5 (...... Phút): Xử lý số liệu
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Hoàn thành bảng 40.1 và 40.2
- Tính sai số của các phép đo trực tiếp lực căng và đường kính
- Tính sai số và viết kết quả đo hệ số căng mặt ngoài
- Hướng: Nhắc lại cách tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
- Nhận xét kết quả
Hoạt động 6 (....... Phút): Nhận xét, giáo nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10 tron bo.doc