Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.

- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng:

- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

3. Thái độ:

Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: ôn lại KT văn thuyết minh (sgk- ngữ văn 8)

2. Phương pháp:

Vấn đáp, luyện tập

III. Hoạt động dạy- học

1. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Tiết4 - Sử DụNG một số biện pháp nghệ thuật TRONG 
9A. VĂN BảN THUYếT MINH
9B..	
9C:
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: ôn lại KT văn thuyết minh (sgk- ngữ văn 8)
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyện tập
III. Hoạt động dạy- học 
1. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: ôn tập (7’)
GV: thê nào là văn bản thuyết minh? văn bản thuyết minh có những t/c gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp thuyết minh đã HS: HĐCN trả lời
HĐ2(20’)
HS: đọc văn bản
GV: bài văn này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
HS trả lời
GV :Để người đọc thấy được sự kì lạ vô tận của Hạ Long, tác giả có sử dụng phép liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng không?
HS: Trong văn bản, tác giả không sử dụng phép liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng.
GV: Để thuyết minh sự kỳ lạ của Hạ Long, tác giả sử dụng biện pháp nào?
HS: Để thuyết minh sự kỳ lạ của Hạ Long, tác giả tưởng tượng khả năng di chuyển của nước:
- Có thể để mặc cho con thuyền bập bềnh lên xuống theo con triều.
- Có thể thả trôi theo chiều gió
- Có thể bơi nhanh hơn
- Có thể, như là một người bộ hành
Đồng thời tác giả tưởng tượng sự hóa thân không ngừng của đá tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của con người trên mặt nước quanh chúng, hướng ánh sáng rọi vào
GV: Hãy tìm câu văn khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
HS thảo luận, trả lời.
Câu văn: “chính nước đã làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, bà có tri giác, có tâm hồn”.
GV: ngoài biện pháp liên tưởng, tưởng tượng,tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong bài văn?
HS: nhân hoá
GV: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn?
GV: Từ đó có thể thấy tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là gì?
HS: Nhờ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đối tượng trong văn bản thuyết minh được thể hiện nổi bật, bài văn thuyết minh trở nên hấp dẫn hơn.
GV: hướng dẫn KL
HS: đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập(15’)
Hoạt động nhóm
GV: nêu n/vụ:
N1:làm ý a
N2: ý b
N3: ý c
HS: thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV: hướng dẫn KL
I. Ôn tập về văn bản thuyết minh:
II. Các BPNT trong văn bản thuyết minh:
1. Ví dụ: văn bản: Hạ Long- Đá và Nước
2. Nhận xét:
Bài văn thuyết minh về vẻ đẹp hấp dẫn kì lạ của Hạ Long.
* Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
- Tưởng tượng.
- Liên tưởng.
- Nhân hóa.
 Đem lại cảm giác thú vị của cảnh sắc thiên nhiên.
3. Ghi nhớ(sgk)
III/ Luyện tập
Bài 1:(14)
a.Văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” là văn bản thuyết minh có sử dụng BPNT.
- T/c thuyết minh T/h ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: t/c chung về giống, loài, các tập tính sinh sống, sinh sản, đặc điểm cơ thể, cung cấp kiến thức chung về loài ruồi, thức tỉnh ý thức phòng bệnh, vệ sinh, diệt ruồi.
- PP thuyết minh:
định nghĩa,phân loại, số liệu, liệt kê.
b. Các BPNT: nhân hoá, có tình tiết
c. Các BPNT có t/d gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Bài 2:
Đoạn văn nói về tập tính của chim cú dưới dạng một định kiến thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. BPNT là lấy định kiến hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
2. Củng cố(2’)
GV: hệ thống KT của bài.
3. Hướng dẫn(1’)
-Làm bài tập 2
-Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh.
N1,2 lập dàn ý cho đề thuyết minh về cái nón.
N3,4:áo dài Việt Nam.
N5,6.cái bút.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-t4.doc