Giáo án Văn 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

Giáo án Văn 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu: Giúp HS

 1.Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.

 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cảm thụ, phân tích truyện cổ tích .

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quí, trân trọng những tài năng sáng tạo, ý thức kiên trì bền chí trong học tập.

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu liên quan

 2. Học sinh: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích

III.Tiến trình bài dạy:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện .

 2.Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”? Ý nghĩa của truyện ?

 - Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “ Em bé thông minh”?

 3.Bài mới:

* Giới thiệu bài: Những truyện cổ tích thần kì thuộc kiểu loại truyển kể về những con người thông minh, tài giỏi cây bút thần trở thành truyện quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câuchuyện “Cây bút thần “ li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương một em bé nghèo khổ sau trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút thần kì điều giúp dân trừ ác mà cô sẽ giới thiệu với các em hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 
Ngày soạn: 08/10/2010 Ngày d¹y: 11/10/2010 
Tiết: 29
Văn bản: 
CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.
 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cảm thụ, phân tích truyện cổ tích .
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quí, trân trọng những tài năng sáng tạo, ý thức kiên trì bền chí trong học tập.
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu liên quan
 2. Học sinh: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện .
 2.Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”? Ý nghĩa của truyện ? 
 - Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “ Em bé thông minh”? 
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Những truyện cổ tích thần kì thuộc kiểu loại truyển kể về những con người thông minh, tài giỏi cây bút thần trở thành truyện quen thuộc đối với người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câuchuyện “Cây bút thần “ li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương một em bé nghèo khổ sau trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút thần kì điều giúp dân trừ ác mà cô sẽ giới thiệu với các em hôm nay.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: Tìm hiểu chung
- GV giới thiệu chung về kiểu nhân vật thông minh 
- Qua việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà, HS nêu nội dung khái quát ?
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản 
- HS giải thích các từ khó “liên luỵ, huyên náo, tố giác” .
- Có thể chia 5 đoạn cho học sinh đọc và yêu câu nêu nội dung chính của từng đoạn .
 Đoạn1: Từ đầu à dày đặc các hình vẽ : Mã Lương học vẽ và được cây bút thần.
 Đoạn 2: Tiếp đến hung dữ 
Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
Mã Lương dùng bút thân chống lại tên địa chủ Mã Lương dùng bút thần chống tên vua hung ác tham lam. 
 Đoạn 3: còn lại ànhững truyện tụng về Mã Lương và cây bút thần .
II.Hoạt động II: Đọc – Tìm hiểu văn bản
- Ngoài ra HS có thể chia theo 3 phần theo cấu trúc bài làm văn
 * Quan sát đoạn 1 SGK và nhắc lại nội dung của đoạn này
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Giới thiệu sơ qua về số phận cuộc đời của nhân vật Mã Lương; Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của nhân vật này? Nhân vật Mã Lương có tài năng gì đặc biệt? Quá trình học vẽ của Mã Lương diễn ra qua chi tiết nào ?
+ Kết quả của quá trình say mê đó như thế nào? Nhận xét về quá trình và kết quả Mã Lương đạt được ?
 + Theo em Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
I.Giới thiệu chung:
1.Đọc
- Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc viết về kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ 
- Nội dung khái quát: Truyện khắc hoạ chú bé hoạ sĩ nhân dân vì dân diệt ác 
2. Từ khó: liên luỵ, huyên náo, tố giác
3.Bố cục:3 phần
+ Mở truyện: Người ta kể lại rằng:
+ Thân Truyện : 
- Mã lương dốc lòng học vẽ và được thần cho bút
- Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân
- Mã Lương dùng bút thần trừng trị bọn ác ôn 
+ Kết Truyện: Những truyện tụng về Mã Lương và cây bút thần 
II. Đọc – Hiểu văn bản 
1) Mã Lương tự học và có được cây bút thần
àHoàn cảnh Mã Lương 
Mồ côi cha mẹ, nhà nghèo, 
Thích học vẽ nhưng không có tiền mua bút 
à Bất hạnh, đáng thương 
àQuá trình học vẽ: 
Dốc lòng học vẽ, tự tập trên đá, trên đất, trên tường, chăm chỉ học tập
à Kết quả 
Giống như thật 
à Kiên trì, có năng khiếu học vẽ, có tài năng 
Được ban cây bút thần: Vẽ gì được nấy, là phần thưởng xứng đáng để Mã Lương phát huy tài năng 
=> Nhân vật có tài năng kỳ lạ 
 4.Củng cố: Nắm hoàn cảnh và quá trình học vẽ của Mã Lương? Nội dung của văn bản
 5. Dặn dò: Đọc bài và chuẩn bị các nội dung còn lại
IV.Rút kinh nghiệm:
 ************************************************************
Ngày soạn: 08/10/2010 Ngày d¹y: 12/10/2010 
Tiết: 31
Văn bản: CÂY BÚT THẦN (Tiếp theo)
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cảm thụ, phân tích truyện cổ tích .
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quí, trân trọng những tài năng sáng tạo, ý thức kiên trì bền chí trong học tập.
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Chuẩn bị tài liệu liên quan, tranh, bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện.
 2.Kiểm tra bài cũ: Em hiểu gì về hoàn cảnh, về tài năng của Mã Lương ?
 3.Bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
II.Hoạt động II: Đọc – Tìm hiểu văn bản
+ Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào ?(Trong giấc mơ Mã Lương được cụ già tóc bạc phơ thưởng cho 1 cây bút bằng vàng sáng lấp lánh). Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì ?
+ Giấc mơ của Mã Lương thức vì ở chổ nào ?(Giấc mơ tan cây bút đã trở thành sự thật )
+ Có bút thần trong tay Mã Lương đã sử dụng bút vẽ cho ai đầu tiên. với người dân lao động em vẽ cho họ nhưng gì ? Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu? Bằng những việc làm trên chứng tỏ Mã Lương có nhưng đức tính gì ?
+ Với bản thân Mã Lương sử dụng bút thần như thế nào? Vì sao Mã Lương không vẽ cho chính mình những của cải vật chất có giá trị? Em vẽ những thứ ấy trong hoàn cảnh nào? Chứng tỏ Mã Lương là người như thế nào ?
+ Với tên địa chủ khi chúng bắt buộc Mã Lương vẽ, em đã làm gì để đối phó, để chống lại chúng.Vì sao việc Mã Lương vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ có ý nghĩa gì ?
+ Với tên vua, em đã làm gì khi hắn bắt em vẽ theo yêu cầu của hắn? Không dụ dỗ mua chuộc được em hắn đã làm gì ?
+ Cướp bút thần của Mã Lương, tên vua có vẽ được gì theo sở thích của hắn hay không? 
+ Ý định của hắn có được thực hiện không? Vì sao? Cuối cùng nhà vua đã làm gì trước yêu cầu này của hắn? Từ cách xử đến cách trừng trị bọn vua quan, em hiểu gì về Mã Lương? Để cho Mã Lương trừng phạt tên địa chủ, vua tác giả dân gian đã muốn gửi gắm quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? Vậy Mã Lương đại diện cho ai? Em đã làm gì giúp họ? Từ đó tình cảm của em đối với Mã Lương như thế nào? 
III. Hoạt động III: Tổng kết 
+ Bài học hôm nay em cần ghi nhớ những gì về nghệ thuật chính? Ý nghĩa của chuyện? Ghi nhớ SGK 
+ Truyện kể về nhân vật Mã Lương và việc làm của Mã Lương thuộc kiểu văn bản gì?
IV.Hoạt động IV : Luyện tập 
GV gợi ý hướng dẫn HS luyện tập 
Thảo luận: So sánh hình tượng nghệ thuật cây đàn thần trong truyện “Thạch Sanh”, Cây sáo thần trong “Sọ Dừa” với hình tượng cây bút thần trong truyện Mã Lương? 
+ Hãy đặt một vài tên khác trong truyện?
2) Mã Lương sử dụng cây bút thần 
à Với người nghèo:
- Vẽ cuốc, cày, đèn, thùng xách nước
à Nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ họ trong lao động sản xuất và sinh hoạt 
à Với bản thân: 
- Vẽ lò sưởi, vẽ bánh, thang, con ngựa, cung tên, vẽ tranh để bán 
à Chỉ vẽ cho mình khi thật cần thiết, không ỷ lại vào cây bút, yêu lao động, 
à Với tên địa chủ: Không vẽ bất cứ thứ gì mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, doạ nạt, trốn thoát 
- Vẽ cung tên bắn chết hắn
à Trừng phạt kẻ tham lam độc ác 
à Với tên vua 
Bắt vẽ rồng à Vẽ cóc ghẻ
Bắt vẽ phượng à Vẽ gà trụi lông 
Bắt vẽ biển à Vẽ biển, vẽ giông tố để chôn vùi tên vua quan tham lam, hung ác
à Tiêu diệt kể có quyền thế nhưng tham lam, tàn ác 
=> Mã Lương căm ghét bọn độc ác, tham lam, em đại diện cho người dân để trừng trị chúng qua “Cây bút thần” 
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ – SGK/ 86
IV.Luyện tập 
j Kể lại diễn cảm chuyện 
k Viết từ 3 đến 5 câu văn cho phần kết thúc chuyện theo ý em
 4.Củng cố: Kể diễn cảm lại câu chuyện? Ý nghĩa của chuyện? 
 5. Dặn dò: Học bài (Phần ghi vở – ghi nhớ ) Kể tóm tắt truyện 
 - Soạn “Ông lão đánh cá” 
IV.Rút kinh nghiệm:
**********************************
Ngày soạn: 11/10/2010 Ngày d¹y: 14/10/2010
Tiết: 31
Tiếng Việt: 
DANH TỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: Trên cơ sở các kiến thức về danh từ đã học ở cấp I nhằm giúp học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của danh từ. Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ thuật nhận biết và sử dụng thành thạo danh từ 
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức dùng chính xác danh từ, tình cảm yêu quý Tiếng Việt 
 II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 
 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà
III.Tiến trình bài dạy:
Danh từ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong câu. Vậy danh từ là gì? Gồm mấy loại lớn? Chức năng của nó trong câu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: Đặc điểm của danh từ
- Cho HS nhắc lại những hiểu biết của em về danh từ đã học ở bậc tiểu học?
+ HS xác định danh từ trong cụm danh từ (ba con trâu ấy)? Trong cụm danh từ ấy đâu là danh từ trung tâm? Những từ đứng trước và sau danh từ trung tâm ấy là từ nào? 
+ Ngoài các danh từ trong cụm ấy trong câu còn có danh từ nào?
=> Vậy theo em danh từ biểu thị những gì? 
+ Ý nghĩa khái quát của danh từ là gì?
+ Phía trước danh từ “con trâu” là từ nào? 
+ Từ “ba” có ý nghĩa gì? Sau DT “con trâu” thường có những từ nào? chúng mang những ý nghĩa gì?
+ Vậy em có nhận xét gì về khã năng kết hợp của danh từ?
+ Hãy đặt 1 câu hỏi có DT làm chủ ngữ, 1 câu có DT làm vị ngữ
+ Dựa vào câu phân tích em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp trong câu của danh từ? khi DT làm vị ngữ trong câu có những điều kiện gì?
=> Qua phân tích em cần ghi nhớ những gì về đặc điễm của danh từ?
- HS đọc to ghi nhớ SGK/87
II. Hoạt động II: Phân loại danh từ
- HS đọc yêu cầu 1 của phần II (SGK)
+ Phân biệt về nghĩa của từ: con, viên, thúng, tạ  so với các danh từ đứng sau: trâu, quan, gạo, thóc. DT chia làm mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
- GV ghi VD ở bảng phụ: VD: cân, tạ, mét
 	 - Thúng, nắm 
+ Trong những danh từ chỉ đơn vị trên nhóm nào chỉ đơn vị chính xác? Nhóm nào chỉ đơn vị ước chừng?
GV chốt: Dt chỉ đơn vị chính xác và ước chừng gọi là đơn vị quy ước
+ Hãy lấy VD về DT đơn vị tự nhiên
+ Nhắc lại DT chỉ sự vật? Cho VD?
+ Phân loại DT cần ghi nhớ những gì?
 (đọc ghi nhớ SGK/87)
III.Hoạt động III: Luyện tập
Bài 1/87: Liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với 1 trong các DT ấy 
Bài 2/87. Liệt kê các loại từ 
Bài 3/87. Liệt kê các DT + chỉ đơn vị quy ước chính xác: 
 I. Đặc điểm của danh từ
1. VD: SGK/86
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao ba con trâu ấy để thành chín con
 Nhận xét
Trong cụm DT (ba con trâu ấy) danh từ trung tâm: con trâu, trong câu còn các danh từ khác: vua, làng, gạo, nếp, thúng 
-> Danh từ chỉ tên người, vật, sự vật
a) Ý nghĩa khái quát của DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
Khả năng kết hợp: DT kết hợp với từ chỉ số lượng trước nó (những, ba, bốn, vài ) các từ (này, nọ, đó, kia, ấy ) ở phía sau và 1 số từ từ ngữ khác để lập thành cụm DT
VD: Chim // tung cánh bay lên trời
 CN – cất tiếng hót líu lo
b) Nhân dân // là bể 
 CN VN
 Văn nghệ // là thuyền 
 CN	 VN
Chức vụ ngữ pháp trong câu
Chức vụ điển hình của danh từ là làm chủ ngữ 
DT làm Vị ngữ cần có từ đứng trước
2. Ghi nhớ SGK/87
II. Phân loại danh từ: 2 loại lớn
a) DT chỉ đơn vị: nêu tên những đơn vị dùng để đo, đếm sự vật 
 DT chỉ đơn vị gồm 2 nhóm lớn 
+ DT chỉ đơn vị tự nhiên
+ DT chỉ đơn vị quy ước
b) DT chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từ cá thể người vật, hiện tượng, khái niệm
VD: học sinh, công nhân, hoa hồng, song, núi 
* Ghi nhớ SGK/87
II. Luyện tập 
Bài 1/87: liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với 1 trong các DT ấy 
Lợn, gà, nhà, cửa, bàn, chó, mèo
VD: Con mèo nhà em rất đẹp 
Bài 2/87. Liệt kê các loại từ 
a) Thường đứng trước DT chỉ Người 
ngài, viên, người, , ông bà, chú bác, 
b) Thường đứng trước DT chỉ đồ vật: Quyển, quả, pho, tờ, chiếc  
Bài 3/87. Liệt kê các DT + chỉ đơn vị quy ước chính xác: 
VD: tạ, tấn, km 
+ Chỉ đv quy ước ước chừng: bó, vốc, gàng 
 4.Củng cố: Nhắc lại ghi nhớ . SGK 86 + 87 
 5. Dặn dò: Học bài SGK. Làm BT 4 + 5/SGK. Xem bài Danh từ tiết 2 
 IV.Rút kinh nghiệm:
**********************************
Tiết: 32
Ngày soạn: 11/10/2010 Ngày d¹y: 14/10/2010
Tập làm văn: 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: Tạo cơ hội cho HS luyện nói, làm quen với phát biểu miệng. HS biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật 
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng diễn đạt nói tự nhiên 
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự nhiên, tự tin, nhã nhặn, ôn tồn khi nói trước đám đông, trước tập thể 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Các đề kiểm tra và dàn bài
2. Học sinh: Soạn bài. chuẩn bị các dàn bài
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện 
 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi luyện nói 
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Để giúp các em nâng cao kỹ năng viết bài văn kể và rèn luyện thói quen trình bày mạch lạc, đầy đủ, bình tĩnh trước tập thể lớp, Hôm nay chúng ta tiến hành luyện nói văn kể chuyện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
GV nêu yêu cầu của tiết học, chia theo nhóm để HS mạnh dạn, hăng hái tập nói trước lớp. 
I.Hoạt động I: 
GV hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài cho một trong các đề sau: 
* HS đọc 2 dàn bài tham khảo SGK trang 77/78
II.Hoạt động II: 
GV cho HS trong từng tổ luyện nói (Khoảng 20’) GV theo dõi kịp thời uốn nắn trước tổ (Có sự thống nhất trong tổ ) 
Lưu ý bám sát và dàn bài tham khảo SGK theo trình tự 
GV gọi mỗi tổ một đại diện lên trình bày trước lớp? HS cả lớp nhận xét, bổ sung 
GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, cho điểm, (Khuyến khích HS trình bày to, rõ, diễn đạt lưu loát 
GV nhận xét chung về tiết tập nói 
Về sự chuẩn bị 
Về kết quả và quá trình tập nói của HS 
Về cách nhận xét bạn nói của HS
 I.Chuẩn bị: 
j Lập dàn bài theo một trong các đề sau 
Đề bài: 
a/ Tự giới thiệu về bản thân 
b/ Kể về người bạn mà em yêu mến 
c/ Kể về gia đình mình
k Một số dàn bài gợi ý tham khảo 
(Đã có ở SGK/ 77 và HS đã chuẩn bị ở nhà) 
II. Luyện nói trên lớp 
- Nói to, rõ để mọi người đều nghe . 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng , mắt nhìn vào mọi người
- Cách trình bày bài nói phải rõ ràng, mạch lạc 
Tác dụng: Tự nhiên, thoải mái, 
Nội dung: Bài nói sát với yêu cầu của đề bài đã cho 
* Đọc và tham khảo 3 đoạn văn SGK/ 78,79
 4.Củng cố: GV khắc sâu kiến thức về văn tự sự, dàn bài văn tự sự 
 5. Dặn dò: Bài tập ở nhà, viết dàn tập nói cho đề sau: 
 - Kể lại một việc làm có ích của em. Xem trước bài “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự” 
 IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docV6Tuần8.doc