Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 19 - Chủ đề: Các phép tính về số nguyên - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 19 - Chủ đề: Các phép tính về số nguyên - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

I. Mục tiêu:

1) Biết:

Nắm vững tập hợp số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên. Bội và ước của một số nguyên.

2) Hiểu:

Hiểu rõ về tập hợp số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên. Bội và ước của một số nguyên.

3) Vân dụng:

Vận dụng linh hoạt các quy tắc, tính chất để làm các bài tập.

II. Tài liệu hổ trợ:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.

III. Nội dung:

1/ Lý thuyết:

- Khái niệm tập hợp số nguyên.

- Các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên.

- Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên.

- Bội và ước của một số nguyên.

 2/ Chương trình:

Số học 6, Chương II.

3/ Phương pháp giải:

Vân dụng kiến thức về tập hợp số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên. Bội và ước của một số nguyên để tính toán linh hoạt, hợp lí.

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

8’ - Yêu cầu nêu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu, cùng dấu và làm bài tập 13: Thực hiện phép tính?

Yêu cầu nhận xét.

Đánh giá. - HS phát biểu quy tắc và trình bày bảng, các HS còn lại chú ý theo dõi.

Nhận xét.

 Bài tập 13:

a. (-7).8 = - 56

b. 6.(-4) = -24

c. (-12).12 = -144

d. 450.(-2) = -900

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Số học Lớp 6 - Tiết 19 - Chủ đề: Các phép tính về số nguyên - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 19 Ngày soạn: 2/1/2012 - Ngày dạy: 7/1/2012
CHỦ ĐỀ 5: CÁC PHÉP TÍNH VỀ SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
Biết:
Nắm vững tập hợp số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên. Bội và ước của một số nguyên.
Hiểu: 
Hiểu rõ về tập hợp số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên. Bội và ước của một số nguyên.
Vân dụng: 
Vận dụng linh hoạt các quy tắc, tính chất để làm các bài tập. 
II. Tài liệu hổ trợ: 
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
III. Nội dung: 
1/ Lý thuyết:
- Khái niệm tập hợp số nguyên. 
- Các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. 
- Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên.
- Bội và ước của một số nguyên.
 2/ Chương trình:
Số học 6, Chương II.
3/ Phương pháp giải:
Vân dụng kiến thức về tập hợp số nguyên, các quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên. Quy tắc đấu ngoặc, chuyển vế và các tính chất của phép cộng và nhân số nguyên. Bội và ước của một số nguyên để tính toán linh hoạt, hợp lí.
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ghi bảng 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
8’
- Yêu cầu nêu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu, cùng dấu và làm bài tập 13: Thực hiện phép tính?
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- HS phát biểu quy tắc và trình bày bảng, các HS còn lại chú ý theo dõi.
Nhận xét.
Bài tập 13:
a. (-7).8 = - 56
b. 6.(-4) = -24
c. (-12).12 = -144
d. 450.(-2) = -900
Hoạt động 2: Luyện tập
36’
- Yêu cầu làm bài tập 14: 
Không làm phép tính hãy so sánh:
a. (-34).4 với 0
b. 25.(-7) với 25
c. (-9).5 với -9
Gọi 3HS lên bảng thực hiện.
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Yêu cầu làm bài tập 15: Dự đoán giá trị của số nguyên x thoả mãn đẳng thức dưới đây và kiểm tra xem có đúng không:
a. (-8).x = -72
b. 6.x = -54
c. (-4).x = -40
Gọi HS lên bảng trình bày và nêu rõ cách làm? 
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá. 
- Yêu cầu làm bài tập 16: Tính 22.(-6), từ đó suy ra các kết quả:
a. (+22).(+6)
b. (-22).(+6)
c. (-22).(-6)
d. (+6).(-22)
Gọi HS lên bảng trình bày và nêu cách làm cụ thể.
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Yêu cầu làm bài tập 17: Tìm giá trị của biểu thức (x - 4).(x + 5) khi x = -3?
Gọi HS lên bảng trình bày và nêu cách làm cụ thể.
Yêu cầu nhận xét.
Đánh giá.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
3HS lên bảng thực hiện:
Nhận xét.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
3HS trình bày bảng, các HS còn lại cùng làm và chú ý theo dõi.
Nhận xét.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
HS trình bày bảng, các HS còn lại cùng làm và chú ý theo dõi.
Nhận xét.
- Tìm hiểu kĩ đề bài.
3HS trình bày bảng, các HS còn lại cùng làm và chú ý theo dõi.
Nhận xét.
Bài tập 14:
a. (-34).4 < 0
b. 25.(-7) < 25
c. (-9).5 < -9
Bài tập 15:
a. Ta thấy 72 = 8.9, nên dự đoán x = 9.
Thử lại: (-8).9 = -72, đúng. Vậy x = 9.
b. Ta thấy 54 = 6.9, nên dự đoán x = -9.
Thử lại: 6.(-9) = -54, đúng. Vậy x = -9.
c. Ta thấy 40 = 4.10, nên dự đoán x = 10.
Thử lại: (-4).10 = -40, đúng. Vậy x = 10.
Bài tập 16:
Ta có: 22.(-6) = -132 nên
a. (+22).(+6) = 132
b. (-22).(+6) = -132
c. (-22).(-6) = 132
d. (+6).(-22) = -132
Bài tập 17:
(x - 4).(x + 5) khi x = -3 Ta có: 
(x - 4).(x + 5) 
= (-3 - 4).(-3 + 5)
= (-7).2
= -14
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
1’
- Ôn lại những kiến thức đã được đề cập đến trong tiết học.
- Hoàn chỉnh các bài tập. 
- Làm bài tập 18: Dự đoán giá trị của số nguyên x thoả mãn đẳng thức dưới đây và kiểm tra xem có đúng không:
 a. (15 - 22).x = 49 b. (3 + 6 - 10).x = 200

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6 TC Tiết 19.doc