A. Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài “Quê hương” của Tế Hanh qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ.
- Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống và niềm khao khác tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh ngục tù được diễn tả thiết tha, sôi nổi trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,
- Biết cách viết được đoạn văn thuyết minh.
B. Hướng dẫn thực hiện :
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
* Củng cố kiến thức :
-Kể tên các văn bản, tác giả vừa học trong tuần qua ?
- Nêu ý nghĩa từng văn bản?
- Tiếng Việt em học nội dung gì?
- Phần Tập làm văn là nội dung gì?
*Hướng dẫn ôn luyện :
-Câu 1 :
-Tại sao nhan đề bài thơ là “Quê hương” nhưng trong bài thơ không có một từ quê hương nào?
-Từ nào gợi cho em nghĩ đến chủ đề “Quê hương”?
+Câu 2 : HS đọc đoạn 2
-Trong đoạn thơ tình yêu quê hương của nhà thơ thể hiện sâu sắc ở câu thơ nào?bằng phép tu từ nào?Tác dụng?
+Câu 3 : HS đọc bài “Khi con tu hú”
- Tác giả Tố Hữu nghe tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và cuối bài thơ với hai tâm trạng khác nhau như thế nào?
+Câu 4 :
-Phân tích tâm trạng của người tù qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu?
+Câu 5 :
-Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để :
a)Bộc lộ cảm xúc trước nhân vật cô bé bán diêm
b)Yêu cầu bạn quét lớp với mình.
+Câu 6 :
Thấy cô giáo đi dạy, cụ Tư hỏi :
-Cô giáo đi dạy đấy à?
-Dạ, chào cụ ạ.
-Có phải cụ Tư hỏi cô giáo không?
+Câu 7 :
-Viết đoạn văn thuyết minh về nguồn gốc cây cà phê?
(GV gợi ý HS
-câu mở đoạn ;
-các câu triển khai đoạn
-và câu kết đoạn)
*Hướng dẫn tự học :
-Học ôn.
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC :
1.Văn bản :
-“Quê hương” - Tế Hanh.
-“Khi con tu hú” – Tố Hữu.
2. Tiếng Việt :
-Câu nghi vấn (tt)
3. Tập làm văn :
-Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
II. ÔN LUYỆN :
Câu 1 :
-Quê hương của Tế Hanh thể hiện qua hình ảnh lao động của dân làng. Đó là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và trở về.
- Từ gợi nhắc chủ đề : làng.
Câu 2 :
-Tình yêu quê hương của nhà thơ thể hiện qua câu thơ :
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
- Phép so sánh và nhân hóa: Cánh buồm, chiếc thuyền, mái chèo đã thành một nhân vật cùng dân làng ra trận.
Câu 3 : Tiếng chim tu hú :
-Ở đầu bài thơ tiếng tu hú gọi bầy làm tác giả tưởng tượng cuộc sống tự do, sống động ngoài đời ;
-Ở cuối bài thơ tiếng tu hú cứ kêu hoài như nói rằng cuộc đời vẫn đang đẹp, như thúc giục người chiến sĩ thoát khỏi tù đày để về với đời, như một tiếng đời kêu gọi làm xốn xang thêm nỗi đau bị giam cầm của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 4 : Tâm trạng người tù :
-Bức tranh mùa hè thật đẹp, rực rỡ, sống động và tiếng chim tu hú kêu như thúc giục. Đốt bừng lên trong người tù ngọn lửa khao khát tự do mãnh liệt.
-Tác giả ngột ngạt, uất ức giữa bốn bức tường đá ảm đạm, tiếng tu hú là tiếng gọi của cuộc đời, của cuộc sống tự do. Nó cứ dai dẳng bám theo tác giả càng khiến tác giả ngột ngạt hơn và khao khát phá tan nhà tù để đến với cuộc sống tự do.
-“Ngột làm sao! Chết uất thôi!” là tiếng than, là thái độ căm giận sục sôi, quyết không đội trời chung với thực dân Pháp.
-“Đạp tan phòng” là đập tan chế độ thực dân, giành lại độc lập cho dân tộc.
-Tiếng chim tu hú khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần đấu tranh bất khuất.
Câu 5 :Câu nghi vấn không dùng để hỏi :
a)Cuộc đời và cái chết của cô bé trong truyện “Cô bé bán diêm” sao mà đáng thương quá vậy?
b)Sao cậu không quét lớp với mình cho nhanh nhỉ?
Câu 6 :
- Câu hỏi của cụ Tư chỉ là lời chào cô giáo.
-Thể hiện quan hệ của cụ Tư và cô giáo rất thân thiết gần gũi.
Câu 7 :Viết đoạn văn
Cây cà phê của nước ta có nguồn gốc tận rừng Amadôn ở Nam Mỹ. Vào thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược Nam Mỹ chúng đã biết cái lợi từ cây này nên khi khi xâm lược Việt nam chúng đã đem giống cây này sang trồng ở nước ta. Bắt đầu từ năm 1893 cây cà phê có mặt ở khắp nước ta, nhưng chỉ có Tây Nguyên mới phù hợp với nó. Sau khi đánh đuổi Thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã bắt đầu nhân rộng giống cây này khắp Tây Nguyên cho đến ngày nay.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
-Học ôn các kiến thức.
-Tập viết đoạn văn thuyết minh.
Tuần : 21 Tiết : 02 KIẾN THỨC TUẦN 21 A. Mục tiêu cần đạt : - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài “Quê hương” của Tế Hanh qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ. - Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống và niềm khao khác tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh ngục tù được diễn tả thiết tha, sôi nổi trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, - Biết cách viết được đoạn văn thuyết minh. B. Hướng dẫn thực hiện : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Củng cố kiến thức : -Kể tên các văn bản, tác giả vừa học trong tuần qua ? - Nêu ý nghĩa từng văn bản? - Tiếng Việt em học nội dung gì? - Phần Tập làm văn là nội dung gì? *Hướng dẫn ôn luyện : -Câu 1 : -Tại sao nhan đề bài thơ là “Quê hương” nhưng trong bài thơ không có một từ quê hương nào? -Từ nào gợi cho em nghĩ đến chủ đề “Quê hương”? +Câu 2 : HS đọc đoạn 2 -Trong đoạn thơ tình yêu quê hương của nhà thơ thể hiện sâu sắc ở câu thơ nào?bằng phép tu từ nào?Tác dụng? +Câu 3 : HS đọc bài “Khi con tu hú” - Tác giả Tố Hữu nghe tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và cuối bài thơ với hai tâm trạng khác nhau như thế nào? +Câu 4 : -Phân tích tâm trạng của người tù qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? +Câu 5 : -Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để : a)Bộc lộ cảm xúc trước nhân vật cô bé bán diêm b)Yêu cầu bạn quét lớp với mình. +Câu 6 : Thấy cô giáo đi dạy, cụ Tư hỏi : -Cô giáo đi dạy đấy à? -Dạ, chào cụ ạï. -Có phải cụ Tư hỏi cô giáo không? +Câu 7 : -Viết đoạn văn thuyết minh về nguồn gốc cây cà phê? (GV gợi ý HS -câu mở đoạn ; -các câu triển khai đoạn -và câu kết đoạn) *Hướng dẫn tự học : -Học ôn. I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC : 1.Văn bản : -“Quê hương” - Tế Hanh. -“Khi con tu hú” – Tố Hữu. 2. Tiếng Việt : -Câu nghi vấn (tt) 3. Tập làm văn : -Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh II. ÔN LUYỆN : Câu 1 : -Quê hương của Tế Hanh thể hiện qua hình ảnh lao động của dân làng. Đó là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và trở về. - Từ gợi nhắc chủ đề : làng. Câu 2 : -Tình yêu quê hương của nhà thơ thể hiện qua câu thơ : “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” - Phép so sánh và nhân hóa: Cánh buồm, chiếc thuyền, mái chèo đã thành một nhân vật cùng dân làng ra trận. Câu 3 : Tiếng chim tu hú : -Ở đầu bài thơ tiếng tu hú gọi bầy làm tác giả tưởng tượng cuộc sống tự do, sống động ngoài đời ; -Ở cuối bài thơ tiếng tu hú cứ kêu hoài như nói rằng cuộc đời vẫn đang đẹp, như thúc giục người chiến sĩ thoát khỏi tù đày để về với đời, như một tiếng đời kêu gọi làm xốn xang thêm nỗi đau bị giam cầm của người chiến sĩ cách mạng. Câu 4 : Tâm trạng người tù : -Bức tranh mùa hè thật đẹp, rực rỡ, sống động và tiếng chim tu hú kêu như thúc giục. Đốt bừng lên trong người tù ngọn lửa khao khát tự do mãnh liệt. -Tác giả ngột ngạt, uất ức giữa bốn bức tường đá ảm đạm, tiếng tu hú là tiếng gọi của cuộc đời, của cuộc sống tự do. Nó cứ dai dẳng bám theo tác giả càng khiến tác giả ngột ngạt hơn và khao khát phá tan nhà tù để đến với cuộc sống tự do. -“Ngột làm sao! Chết uất thôi!” là tiếng than, là thái độ căm giận sục sôi, quyết không đội trời chung với thực dân Pháp. -“Đạp tan phòng” là đập tan chế độ thực dân, giành lại độc lập cho dân tộc. -Tiếng chim tu hú khắc khoải giục giã căm hờn, nung nấu tinh thần đấu tranh bất khuất. Câu 5 :Câu nghi vấn không dùng để hỏi : a)Cuộc đời và cái chết của cô bé trong truyện “Cô bé bán diêm” sao mà đáng thương quá vậy? b)Sao cậu không quét lớp với mình cho nhanh nhỉ? Câu 6 : - Câu hỏi của cụ Tư chỉ là lời chào cô giáo. -Thể hiện quan hệ của cụ Tư và cô giáo rất thân thiết gần gũi. Câu 7 :Viết đoạn văn Cây cà phê của nước ta có nguồn gốc tận rừng Amadôn ở Nam Mỹ. Vào thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược Nam Mỹ chúng đã biết cái lợi từ cây này nên khi khi xâm lược Việt nam chúng đã đem giống cây này sang trồng ở nước ta. Bắt đầu từ năm 1893 cây cà phê có mặt ở khắp nước ta, nhưng chỉ có Tây Nguyên mới phù hợp với nó. Sau khi đánh đuổi Thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã bắt đầu nhân rộng giống cây này khắp Tây Nguyên cho đến ngày nay. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : -Học ôn các kiến thức. -Tập viết đoạn văn thuyết minh.
Tài liệu đính kèm: