Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1: Kiến thức tuần 20 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Châu

Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1: Kiến thức tuần 20 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Châu

A.Mục tiêu cần đạt :

 - Qua lời con hổ trong vườn bách thú nhằm thể hiện niềm khao khát tự do và lòng yêu nước thầm kín của thế hệ trí thức trẻ những năm 1930.

 - Qua cảnh tàn tạ của ông đồ nhằm thể hiện lòng thương cảm và niềm hoài cổ của Vũ Đình Liên.

 - Củng cố, nâng cao kiến thức về câu nghi vấn đã học ở Tiểu học.

B. Nội dung hoạt động :

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

* Hướng dẫn thực hiện :

- Nhắc lại tác phẩm, tác giả đã học trong tuần qua?

- Phần Tiếng Việt em học nội dung gì?

* Hướng dẫn ôn luyện :

+Câu 1 :

-Nêu ý nghĩa bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

-Nêu ý nghĩa bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

+Câu 2 : HS đọc khổ thơ 3 :

- Trong cảnh giam cầm hổ đã nhớ lại một cách mơ mộng về các hình ảnh của mình lúc ở rừng đó là những hình ảnh nào?

+Câu 3 :Trong bài thơ tác giả mượn lời con hổ bị giam cầm để làm gì?Tại sao tác giả lại mượn lời con hổ nhớ rừng?

+Câu 4 :- Đọc thuộc 2 khổ đầu bài “Ông đồ”

- Qua 2 khổ thơ đó gợi cho em cảm xúc gì?

+Câu 5 :

- Bài thơ trở lại thể thơ gì em đã học?Đó là những bài nào?

- Hình ảnh ông đồ trong hai phần của bài thơ giống và khác nhau như thế nào?

- Từ ông đồ ngày xưa đến ông đồ ngày nay và đến khi không còn thấy ông nữa nhà thơ muốn thể hiện tâm sự gì ?

+Câu 6 :

-Em hãy nêu những câu nghi vấn mà em đã học trong hai bài thơ vừa qua?

- Nhờ đâu em biết đó là những câu nghi vấn?

+Câu 7 :

Viết đoạn đối thoại ngắn có dùng câu nghi vấn mục đích để hỏi?

*Hướng dẫn tự học:

-Học bài

-Làm bài: I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC :

1. Văn bản :

- “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

- “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

2. Tiếng Việt :

- Câu nghi vấn.

II. ÔN LUYỆN :

Câu 1 :

-Ý nghĩa bài thơ “Nhớ rừng”

-Ý nghĩa bài thơ “Ông đồ”

Câu 2 : Hổ nhớ lại các hình ảnh :

-Bên bờ suối, uống ánh trăng ; lặng ngắm giang sơn trong những ngày mưa ; nghe tiếng chim ca những buổi bình minh cây xanh nắng gội ; đợi mảnh mặt trời chết để chiếm riêng phần bí mật.

Câu 3 : Tác giả mượn lời con hổ :

-Diễn tả niềm khao khát tự do mảnh liệt và nỗi chán ghét cuộc sống giam cầm tù hãm trong cảnh giả dối của con hổ nhằm kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước của thế hệ thanh niên Việt Nam lúc đó đang sống trong cảnh nô lệ của bọn thực dân Pháp.

- Nhưng họ bất lực không thể chống trả được nên phải mượn lời con hổ nhằm bày tỏ nỗi lòng mình.

Câu 4 :Hai khổ đầu bài “Ông đồ”

+ Viết đoạn văn :

- Giới thiệu vị trí hai khổ thơ trong bài? Tác giả?Nói gì?(hình ảnh ông đồ trong ngày Tết xưa)

- Ông xuất hiện cùng với hoa đào, bên ông là mực tàu giấy đỏ, câu đối tượng trưng cho vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

- Mọi người ngưỡng mộ mến phục tài ông bằng phép so sánh và thành ngữ

- Đó chính là hạnh phúc của ông đồ xưa.

- Hai khổ thơ thể hiện tình cảm trân trọng và khâm phục với những ông đồ xưa. Là niềm tự hào đối với hình thức viết chữ, chơi chữ, treo câu đối ngày Tết của nhân dân ta.

Câu 5 : - Thể thơ :

+ Hình ảnh ông đồ :

- Giống : xuất hiện những ngày Tết cùng hoa đào.

- Khác :

Trước đây

Ngày nay

-Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

-Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

-Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay.

-Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

- Tâm sự nhà thơ :Niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Câu 6 :Câu nghi vấn trong hai bài thơ :

-Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

-Nhưng mỗi năm mỗi vắng

 Người thuê viết nay đâu?

-Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ?

->Có từ nghi vấn: đâu, nào đâu, cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu 7 : Viết đoạn đối thoại :

Trên đường đi học về, Nam hỏi Bắc :

- Chiều nay cậu đi đá bóng không?

- Tiếc quá chiều nay mình bận phơi cà phê cho mẹ.

III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :

- Học thuộc hai bài thơ.

- Tìm câu nghi vấn trong những văn bản học trong học kỳ I

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1: Kiến thức tuần 20 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN 
HỌC KỲ II – ĐỢT I
	CHỦ ĐỀ : Củng cố kiến thức thức trọng tâm (Từ tuần 20 đến tuần 28)
	- Thời gian : Đầu học kỳ II (02/01/2012 – 24/03/2012)
	- Thời lượng : 09 tiết
	- Ôn tập củng cố kiến thức : 08 tiết
	- Kiểm tra : 01 tiết
A.Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức :
	-Phần Văn bản :
	+ Khái quát hóa, hệ thống kiến thức về Thơ mới, thơ Cách mạng ; Văn nghị luận trung đại.
	- Phần Tiếng Việt :Bốn kiểu câu theo mục đích nói, hành động nói.
	- Phần Tập làm văn : Văn thuyết minh.
	2. Kỹ năng :
	- Học thuộc các bài thơ, các luận điểm trong bài văn nghị luận.
	- Hệ thống được các thời kỳ văn học Việt Nam.
	- Nhận biết và sử dụng được bốn kiểu câu theo mục đích nói.
	- Thực hành viết được đoạn văn, bài văn thuyết minh.
	3. Thái độ :
	- Giáo dục lòng yêu thích thơ văn.
B. Hình thức hoạt động :
	- Soạn giáo án : 
+ GV trong nhóm 8 thống nhất nội dung kiến thức, kỹ năng trong từng tuần.
+ Mỗi tiết tích hợp cả 4 tiết chương trình trong tuần đó.
+ Phân công người soạn giáo án chung cho cả nhóm.
- Thực hiện tiết dạy :
+ Hàng tuần dạy tiết cuối theo thời khóa biểu.
+ Tiết cuối kiểm tra theo đề thống nhất cả nhóm.
- Học sinh :
+ Chuẩn bị vở học Tự chọn riêng.
Tuần : 20
Tiết : 01
KIẾN THỨC TUẦN 20
A.Mục tiêu cần đạt :
	- Qua lời con hổ trong vườn bách thú nhằm thể hiện niềm khao khát tự do và lòng yêu nước thầm kín của thế hệ trí thức trẻ những năm 1930.
	- Qua cảnh tàn tạ của ông đồ nhằm thể hiện lòng thương cảm và niềm hoài cổ của Vũ Đình Liên.
	- Củng cố, nâng cao kiến thức về câu nghi vấn đã học ở Tiểu học.
B. Nội dung hoạt động :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hướng dẫn thực hiện :
- Nhắc lại tác phẩm, tác giả đã học trong tuần qua?
- Phần Tiếng Việt em học nội dung gì?
* Hướng dẫn ôn luyện :
+Câu 1 : 
-Nêu ý nghĩa bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
-Nêu ý nghĩa bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên
+Câu 2 : HS đọc khổ thơ 3 :
- Trong cảnh giam cầm hổ đã nhớ lại một cách mơ mộng về các hình ảnh của mình lúc ở rừng đó là những hình ảnh nào?
+Câu 3 :Trong bài thơ tác giả mượn lời con hổ bị giam cầm để làm gì?Tại sao tác giả lại mượn lời con hổ nhớ rừng?
+Câu 4 :- Đọc thuộc 2 khổ đầu bài “Ông đồ”
- Qua 2 khổ thơ đó gợi cho em cảm xúc gì?
+Câu 5 :
- Bài thơ trở lại thể thơ gì em đã học?Đó là những bài nào?
- Hình ảnh ông đồ trong hai phần của bài thơ giống và khác nhau như thế nào?
- Từ ông đồ ngày xưa đến ông đồ ngày nay và đến khi không còn thấy ông nữa nhà thơ muốn thể hiện tâm sự gì ?
+Câu 6 : 
-Em hãy nêu những câu nghi vấn mà em đã học trong hai bài thơ vừa qua?
- Nhờ đâu em biết đó là những câu nghi vấn?
+Câu 7 :
Viết đoạn đối thoại ngắn có dùng câu nghi vấn mục đích để hỏi?
*Hướng dẫn tự học:
-Học bài
-Làm bài:
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC :
1. Văn bản :
- “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
2. Tiếng Việt :
- Câu nghi vấn.
II. ÔN LUYỆN :
Câu 1 : 
-Ý nghĩa bài thơ “Nhớ rừng”
-Ý nghĩa bài thơ “Ông đồ”
Câu 2 : Hổ nhớ lại các hình ảnh :
-Bên bờ suối, uống ánh trăng ; lặng ngắm giang sơn trong những ngày mưa ; nghe tiếng chim ca những buổi bình minh cây xanh nắng gội ; đợi mảnh mặt trời chết để chiếm riêng phần bí mật.
Câu 3 : Tác giả mượn lời con hổ :
-Diễn tả niềm khao khát tự do mảnh liệt và nỗi chán ghét cuộc sống giam cầm tù hãm trong cảnh giả dối của con hổ nhằm kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước của thế hệ thanh niên Việt Nam lúc đó đang sống trong cảnh nô lệ của bọn thực dân Pháp.
- Nhưng họ bất lực không thể chống trả được nên phải mượn lời con hổ nhằm bày tỏ nỗi lòng mình.
Câu 4 :Hai khổ đầu bài “Ông đồ”
+ Viết đoạn văn :
- Giới thiệu vị trí hai khổ thơ trong bài? Tác giả?Nói gì?(hình ảnh ông đồ trong ngày Tết xưa)
- Ông xuất hiện cùng với hoa đào, bên ông là mực tàu giấy đỏ, câu đối tượng trưng cho vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
- Mọi người ngưỡng mộ mến phục tài ông bằng phép so sánh và thành ngữ 
- Đó chính là hạnh phúc của ông đồ xưa.
- Hai khổ thơ thể hiện tình cảm trân trọng và khâm phục với những ông đồ xưa. Là niềm tự hào đối với hình thức viết chữ, chơi chữ, treo câu đối ngày Tết của nhân dân ta.
Câu 5 : - Thể thơ :
+ Hình ảnh ông đồ :
- Giống : xuất hiện những ngày Tết cùng hoa đào.
- Khác :
Trước đây
Ngày nay
-Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
-Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
-Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
-Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
- Tâm sự nhà thơ :Niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Câu 6 :Câu nghi vấn trong hai bài thơ :
-Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
-Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
-Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
->Có từ nghi vấn: đâu, nào đâu,  cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu 7 : Viết đoạn đối thoại :
Trên đường đi học về, Nam hỏi Bắc :
- Chiều nay cậu đi đá bóng không?
- Tiếc quá chiều nay mình bận phơi cà phê cho mẹ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học thuộc hai bài thơ.
- Tìm câu nghi vấn trong những văn bản học trong học kỳ I

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Ngu Van 8(3).doc