A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
- Giúp HS hiểu ND truyện , biết tóm tắt truyện 1 cách ngắn gọn , đầy đủ .
- HS hiểu được ý nghĩa của 1 số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của hình tượng
Thánh Gióng .
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG :
- Mẫu văn bản, ý nghĩa hình tượng nhân vật , tranh minh hoạ .
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài soạn của HS , vở ghi trên lớp của HS .
3. Bài ôn tập : Thánh Gióng
* Truyện có các nhân vật :
- Vợ chồng ông bà lão nghèo – cha mẹ của Gióng .
- Sứ giả
- Những người theo Gióng đi giết giặc.
- Gióng -> Nhân vật chính .
- Những chi tiết kì ảo giàu ẩn ý ở nhân vật Gióng .
* Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường :
- Bà mẹ mang thai kì lạ .
- Gióng : “ . không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đấy .”
“ Nghe thấy tiếng sứ giả : Gióng cất tiếng đòi đi đánh giặc cứu nước .”
+ Gióng ra trận : Vươn vai thành dũng sĩ; ngựa sắt phun lửa; dùng tre làng
đánh giặc .
+ Thánh Gióng sống mãi : Bay về trời ; những dấu tích còn lại : tre, ao đầm ,
làng Cháy.
* ý nghĩa của 1 số chi tiết tiêu biểu :
a) Tiếng nói đầu tiên của Gióng : đòi đi đánh giặc cứu nước
-> Ca ngợi ý thức đối với đất nước của người anh hùng .
-> ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những kĩ năng , hành động khác thường, thần kì .
- Gióng là hình ảnh ND .
b) Gióng đòi ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để đánh giặc .
c) Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng :
- Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân . Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị trong nhân dân .
-> Gióng là tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân tộc ta .
-> Hội làng Gióng được duy trì từ ngày xưa đến nay .
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ :
- “ Gióng vươn vai ”: Sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần của 1 dân tộc trước nạn ngoại xâm .
đ) Gióng đòi các thứ vũ khí đánh giặc :
- Tượng trưng cho thành tựu văn hoá kĩ thuật của dân tộc ta thời đó : đồ sắt
- Dùng tre bên đường quật giặc : cái bình thường của quê hương như cây tre cũng góp phần giết giặc cứu nước .
Ngày soạn : 20/10/2006 Ngày dạy : 26 /10/2006 ôn tập : tiếng việt Tiết 1 + 2 : Chữa lỗi dùng từ A. Kết quả cần đạt : 1. HS nắm được : - Phép lặp và lỗi lặp từ . - Các từ gần âm khác nghĩa. 2. Luyện kĩ năng : - Phát hiện lỗi , phân tích nguyên nhân mắc lỗi . - Các cách chữa lỗi . B . Đồ dùng dạy học : - Bài tập mẫu , bảng phụ , phấn màu... C. Tiến trình lên lớp : 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - Cho HS giải thích nghĩa của từ , tập đặt câu với các từ vừa giải nghĩa đó . + Phấn màu : Ghi các từ cần giải nghĩa . ( GV dùng bảng phụ ghi từ cho HS quan sát ) - Cho HS tập đặt câu với từng từ trên ( Dùng đèn chiếu cho HS quan sát ,đọc và sửa câu – từ cho bạn ) - Cho HS làm bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức - HS quan sát các từ GV yêu cầu giải nghĩa, suy nghĩ và giải nghĩa từ . 1. “ Tượng trưng ” 2. “ Tưởng tượng ” 3.” Khẳng định ” 4. “ Khảng khái” 5. “ Tha thiết ” 6. “ Tha thướt ” 7. “ Thâm thuý ” 8. “ Thấm thía ” 9. “ Thông thạo ” 10.“ Thưỡn thẹo ” 11. “ Nhơ nhuốc ” 12. “ Nheo nhếch ” 13. “ Sừng sộ ” 14. “ Sững sờ ” 15. “ Sấn sổ ” 16. “ Sặc sỡ ” 17. Sóng sánh ” 18. “ Xúng xính ” 19. “ Xông xênh ” 20. “ Sâu xa ” 21. “ Xót xa ” 22. “ Xao xuyến ” 23. “ Xao xác ” 24. “ Hiên ngang ” 25. “ Nghênh ngang ” 26. “ Lảo đảo ” 27. “ Đề đạt ” 28. “ Đề bạt ” 29. “ Yếu điểm ” 30. “ Điểm yếu ” - HS đặt câu với từng từ trên. + Nhận xét, chữa câu cho chuẩn xác. - HS làm bài theo yêu cầu của GV. I. Giải nghĩa từ : 1. Tiêu biểu cho một cái gì đó. 2. Tự nghĩ ra, bịa đặt ra. 3. Thừa nhận một sự thật hoặc một điều gì đó. 4. Cương trực , trọng danh dự. 5. Mức độ quan tâm hoặc gắn bó với việc gì đó. 6. Vẻ đẹp duyên dáng. 7. Sâu sắc một cách kín đáo , tế nhị . 8. Tiếp nhận một cách tự giác , có suy nghĩ. 9. Am hiểu công việc, lành nghề, giỏi. 10. Làm dáng quá mức, có chủ ý. 11. Hành vi xấu xa, đáng hổ thẹn. 12. Hoàn cảnh đáng thương. 13. Thái độ xấu, kém văn hoá. 14. Trạng thái tâm lí, tình cảm bị tác động mạnh. 15. Tương tự ( 13 ) 16. Nhiều màu sắc cùng tác động vào thị giác. 17. Thùng nước đầy hoặc chất lỏng hơi đặc. 18. ăn mặc rườm rà hoặc quần áo mới mặc. 19. Kinh tế khá giả, tiêu pha thoải mái. 20. Chuyện gì đó gợi nên nhiều suy nghĩ. 21. Trạng thái tình cảm dằn vặt, day dứt. 22. Trạng thái tình cảm hồi hộp , nhớ , e thẹn. 23. Trạng thái tình cảm con người cảm nhận từ sự tồn tại của ngoại cảnh . 24. Tư thế của người anh hùng. 25. Hành vi kém văn hoá . 26. Tình trạng khó làm chủ bản thân. 27. Bày tỏ nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có trách nhiệm xem xét giải quyết. 28. Cấp có thẩm quyền cử 1 người nào đó giữ chức vụ cao hơn. 29. Điểm quan trọng, chỗ quan trọng. 30. Chỗ yếu kém cần khắc phục. II. Đặt câu III. Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Gạch chân những từ dùng không đúng trong các câu văn sau : a. Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích . b. Đô vật là người có thân hình lực lượng . Câu 2 . Điền tiếp các từ cần thiết vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau : “ Cách kết thúc của truyện Thạch Sanh thểhiện..................................................................................................................................Nhân dân muốn có cuộc sống công bằng : Người tài đức phải được sống................................................................ .............................................................................................................................................. kẻ gian ác phải nhận ....................................................................... Đây là cách kết thúc............................................... thể hiện ước mơ...................................................... bộc lộ quan điểm rõ rệt của nhân dân lao động”. * Hướng dẫn học và làm bài ở nhà : - Hoàn thiện các bài tập trên lớp vào vở soạn văn . - Chuẩn bị phần ôn tập văn bản : Đọc kĩ các văn bản đã học trong chương trình ( từ đầu học kì I đến hết bài 8 ) , tóm tắt các văn bản đó . + Nêu được những đặc sắc về nôị dung và nghệ thuật của từng văn bản . Ngày soạn : 28/10/2006 Ngày dạy : 2 + 9/11/2006 Tiết 3 + 4 : ôn tập văn bản Thánh Gióng A. Kết quả cần đạt : - Giúp HS hiểu ND truyện , biết tóm tắt truyện 1 cách ngắn gọn , đầy đủ . - HS hiểu được ý nghĩa của 1 số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng . B. Chuẩn bị đồ dùng : - Mẫu văn bản, ý nghĩa hình tượng nhân vật , tranh minh hoạ ... C. Tiến trình lên lớp : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài soạn của HS , vở ghi trên lớp của HS . 3. Bài ôn tập : Thánh Gióng * Truyện có các nhân vật : - Vợ chồng ông bà lão nghèo – cha mẹ của Gióng . - Sứ giả - Những người theo Gióng đi giết giặc... - Gióng -> Nhân vật chính . - Những chi tiết kì ảo giàu ẩn ý ở nhân vật Gióng . * Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường : - Bà mẹ mang thai kì lạ . - Gióng : “ ... không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đấy ...” “ Nghe thấy tiếng sứ giả : Gióng cất tiếng đòi đi đánh giặc cứu nước ...” + Gióng ra trận : Vươn vai thành dũng sĩ; ngựa sắt phun lửa; dùng tre làng đánh giặc ... + Thánh Gióng sống mãi : Bay về trời ; những dấu tích còn lại : tre, ao đầm , làng Cháy... * ý nghĩa của 1 số chi tiết tiêu biểu : a) Tiếng nói đầu tiên của Gióng : đòi đi đánh giặc cứu nước -> Ca ngợi ý thức đối với đất nước của người anh hùng . -> ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những kĩ năng , hành động khác thường, thần kì . - Gióng là hình ảnh ND . b) Gióng đòi ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để đánh giặc . c) Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng : - Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân . Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị trong nhân dân . -> Gióng là tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân tộc ta . -> Hội làng Gióng được duy trì từ ngày xưa đến nay . d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ : - “ Gióng vươn vai ”: Sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần của 1 dân tộc trước nạn ngoại xâm . đ) Gióng đòi các thứ vũ khí đánh giặc : - Tượng trưng cho thành tựu văn hoá kĩ thuật của dân tộc ta thời đó : đồ sắt - Dùng tre bên đường quật giặc : cái bình thường của quê hương như cây tre cũng góp phần giết giặc cứu nước ... * ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng : - Gióng phản ánh 1 đặc điểm cơ bản của nước ta : + Phải giữ nước ngay từ những ngày đầu dựng nước . - Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh : Thần linh ( vết chân ) ; cộng đồng ( nuôi cơm ) ; vũ khí đánh giặc bằng sắt ( thành tựu KHKT ) ; thiên nhiên đất nước ( tre ). -> Gióng sinh ra là để giết giặc , đem lại thái bình cho đất nước thì về trời . Đây là kiểu anh hùng vì nghĩa lớn, vì cộng đồng chứ không màng công danh phú quý , không vì lợi ích cá nhân mình . * Luyện tập cho HS làm bài theo các nội dung sau : H? Chọn chi tiết mà em thích nhất trong văn bản về hình tượng nhân vật Thánh Gióng -> Viết bằng lời văn của em , kể sáng tạo chi tiết đó . - HS làm bài -> Đọc lên , nhận xét, bổ sung . * Hướng dẫn học và làm bài ở nhà : - Hoàn thiện bài tập trên lớp vào vở bài soạn . - Tiếp tục tìm hiểu các văn bản : “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ; “ Sự tích Hồ Gươm” -> Tóm tắt văn bản; Nội dung và nghệ thật; những chi tiết kì diệu của văn bản ... Ngày soạn : 12/11/2006 Ngày dạy : 16 + 23/11/2006 Tiết 5 + 6 : Ôn tập tập làm văn A. Kết quả cần đạt : Qua 2 tiết ôn tập giúp HS : - Kể được 1 kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô giáo mà em nhớ mãi . -> Chuẩn bị tốt cho bài viết số 2 – văn tự sự . B. Chuẩn bị đồ dùng : - Dàn ý , bài mẫu tham khảo... C. Tiến trình lên lớp : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài soạn của HS, giấy nháp... 3. Bài ôn tập : a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề :( tiết 5) - Đây là bài kể chuyện đời thường, người thật, việc thật . - Kỉ niệm là những gì xảy ra mà ta nhớ mãi : Việc tốt mà thầy cô đã làm cho em; lỗi lầm mà em mắc phải; ...-> Giúp em cảm nhận được tình thầy trò sâu nặng . b) Suy nghĩ để tìm ý , chọn ý : 1 số kỉ niệm có thể tham khảo : - Kỉ niệm về 1 bài giảng hay, hé mở cho em 1 chân trời học vấn, gây cho em nguồn cảm hứng khám phá khoa học kĩ thuật ... - Sự chăm sóc của thầy cô khi em bị đau ốm... - Kỉ niệm về 1 chuyến đi tham quan cùng thầy cô giáo... - Sự giúp đỡ của thầy cô khi em gặp khó khăn trong cuộc sống ... - Một lần lầm lỡ cua em , xúc phạm đến thầy cô giáo... * Cho HS tập làm dàn bài sơ lược : - Mở bài : Giới thiệu kỉ niệm với thầy cô và ý nghĩa của nó đối với bản thân em . - Thân bài : + Tự giới thiệu về mình, quan hệ với thầy cô như thế nào ... + Tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm .,. + Diễn biến sự việc . - Kết bài : ý nghĩ của em đối với sự việc đã xảy ra -> Tình cảm đối với thầy cô giáo . * Cho HS tập lập dàn bài chi tiết trên cơ sở dàn bài sơ lược :( Tiết 6) - HS lập dàn bài - > Trình bày trên bảng chi tiết - > Nhận xét , bổ sung , chữa lỗi . * Cho HS tham khảo 1 số bài văn mẫu : “ Bồi dưỡng văn năng khiếu 6” tr.117+118 “ Những bài văn chọn lọc 6” “ Tuyển tập 150 bài văn hay 6”... - > HS nghe, cảm nhận , ghi nhớ cách trình bày 1 bài văn tự sự . - > Làm thành bài văn hoàn chỉnh trên cơ sở dàn ý chi tiết đã sửa chữa , bổ sung. * Hướng dẫn học và làm bài về nhà : - Hoàn thiện bài văn trên cơ sở dàn ý chi tiết đã được sửa chữa, bổ sung tư liệu . - > Chuẩn bị tốt cho bài viết tập làm văn số 1 . Ngày soạn : 25/11/2006 Ngày dạy : 30/11/2006 7/12/2006 Tiết 7 + 8 : Ôn tập tiếng việt 6 Cụm danh từ A. Mục tiêu cần đạt : Qua ôn tập HS nắm được : -đặc điểm của cụm danh từ . - Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau . B. Chuẩn bị đồ dùng : - Sơ đồ cấu tạo của cụm danh từ . - 1 số bài luyện tập ; những lưu ý về đặc điểm CDT . C. Tiến trình lên lớp : 1. ổn định trật tự 2. Kiểm tra bài soạn của HS , giấy nháp , thước kẻ... 3. Bài ôn tập : ( Tiết 7 ) a) Mô hình của CDT : 3 phần Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 * Một số lưu ý về CDT : - Khi DT hoật động trong câu để đảm nhiệm 1 chức vụ NP nào đó , thường trước và sau DT còn có thêm 1 số phụ ngữ - > CDT . - Không phải lúc nào CDT cũng có cấu tạo đầy đủ như trên , bởi có lúc nó chỉ có cấu tạo như sau : VD : “ Tất cả mọi người....” Phần trước ( Phụ ngữ trước ) Phần trung tâm Tất cả mọi người Hay : VD : “ em học sinh chăm ngoan ấy...” Phần trung tâm Phần sau ( Phụ ngữ sau ) - Phụ ngữ trước của DT có thể là : + Phụ ngữ chỉ toàn thể : tất cả , hết thảy, toàn bộ , toàn thể... + Phụ ngữ chỉ số lượng : mỗi , mọi , các , từng, hai , ba , bốn... - Các phụ ngữ có thể đồng thời có mặt trong CDT : VD : Tất cả các em học sinh ; Toàn thể mọi người ; cả hai anh em nhà ấy... - Giữa phụ ngữ trước và sau có 1 số nét khác biệt : + Về từ loại : PNT do các từ không có nghĩa chân thực đảm nhiệm . PNS do các từ có nghĩa chân thực đảm nhiệm . + Về số lượng : PNT do 1 số lượng các từ hạn chế đảm nhiệm . PNS có số lượng từ rất lớn . + Về mặt sắp xếp vị trí : PNT : Vị trí rõ ràng , trật tự ổn định . PNS : Khó quy về những vị trí ổn định . + Về mặt tổ chức : PNT : xuất hiện dưới dạng 1 từ ( thường xuyên ) PNS : Có thể phát triển thành 1 cụm nhỏ hơn trong lòng cụm từ lớn . ( VD : Tất cả những quyển sách Lan đã mua...) + Về mặt ý nghĩa : PNT : Bổ sung thêm những chi tiết không ảnh hưởng đến ngoại diện của khái niệm nêu ở DT . PNS : Lại đưa vào những chi tiết có khả năng hạn chế ngoại diện của khái niệm , khu biệt sự vật này với sự vật khác . - > So sánh : tất cả học sinh / học sinh tiên tiến cái quạt / quạt Nhật tất cả những cái bàn / cái bàn gỗ * Cho HS tìm hiểu về phần trung tâm của CDT : ( Tiết 8 ) - Phần trung tâm của CDT không phải là 1 từ mà là 1 bộ phận ghép gồm 2 từ , tạo thành TT1 ( T1 ) và TT2 ( T2 ) . T1 : TT chỉ đơn vị tính toán – chỉ chủng loại khái quát . T2 : TT chỉ đối tượng được đem ra tính toán – chỉ đối tượng cụ thể . - Phần TT của CDT có thể xuất hiện đầy đủ hoặc có những biến dạng : + Dạng đầy đủ : em học sinh ( này ) + Thiếu T1 : học sinh ( này ) + Thiếu T2 : em ( này ) * Cho HS làm 1 số bài luyện tập về CDT : 1. Tìm các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích : - Rỉ , cũ mèm , nặng , kì lạ ... - ấy , đó , hôm trước .... 2 . Cho DT : nhân dân - Thêm các phụ ngữ đứng trước và đứng sau . - Đặt thành 1 câu . - Đặt CDT ấy vào mô hình CDT . ( VD : Toàn thể nhân dân Việt Nam phấn khởi đi bầu cử Quốc hội lần thứ 11 . ) 3. Cho HS tập viết đoạn văn ( 3 – 5 câu ) có sử dụng CDT - Đề tài : Viết về ngày 20 / 11 ( Chú ý gạch chân CDT trong đoạn văn ) * Hướng dẫn học và làm bài về nhà : - Hoàn thiện các bài luyện tập vào vở soạn văn . - Đọc thêm tư liệu về CDT để hiểu và nắm chắc đặc điểm , cấu tạo của CDT . Ngày soạn : 10/12/2006 Ngày dạy : 14 + 21 + 28 /12/2006 Tiết 9 + 10 + 11 : Ôn tập văn bản Truyện dân gian A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Nắm được đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học . - Kể được truyện , nắm vững ND, ý nghĩa của các truyện đã học . B . Chuẩn bị đồ dùng : - Bảng thống kê , bài tập... C. Tiến trình lên lớp : 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài soạn của HS . 3 . Bài ôn tập : ( Tiết 9 ) - GV : Nhắc lại chương trình ngữ văn 6 : H? Nêu định nghĩa truyện dân gian ( Từng thể loại đã học ). - > HS thực hiện, nhận xét , bổ sung - > Củng cố bằng BT trắc nghiệm ngữ văn 6 . a) Hệ thống hoá kiến thức về truyện dân gian : H? Kể tên các truyện dân gian đã học ? Điền vào bảng hệ thống ? ( Cho HS kể tên, điền bảng , yêu cầu tóm tắt nội dung 1 truyện bất kì ) Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười 1. Con Rồng cháu Tiên 2. Bánh chưng bánh giầy 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh Thuỷ Tinh 5. Sự tích Hồ Gươm 1. Sọ Dừa 2. Thạch Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng 1.ếch ngồi đáy giếng 2. Thầy bói xem voi 3. Đeo nhạc cho mèo 4. Chân , Tay , Tai, Mắt , Miệng 1. Treo biển 2. Lợn cưới áo mới * Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian : ( Tiết 10 ) - Cho HS nêu đặc điểm từng truyện -> Nhận xét, bổ sung Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Là truyện kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ . - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Có cơ sở và cốt lõi là sự thật LS . - Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật . - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử . - Là truyện kể về cuộc đời , số phận của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc ( mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ...) - Có nhiều chi tiết kì ảo hoang đường ( tưởng tượng) - Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật . - Thể hiện ước mơ, niềm tin của ND về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện . - Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói gió chuyện con người . - Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý . - Nêu bài học để khuyên nhủ , răn dạy con người trong cuộc sống - Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe , người đọc phát hiện thấy. - Có yếu tố gây cười . - Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán , châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp. - Cho HS minh hoạ các đặc điểm trên từ các câu chuyện đã tìm hiểu trên lớp . ( Mỗi đặc điểm lấy 1 truyện minh hoạ ) - > Nhận xét , bổ sung . * Cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại truyện dân gian trên . + Truyền thuyết – Truyện cổ tích + Truyện ngụ ngôn – Truyện cười * Cho HS tập và lên trình bày 1 số truyện các em thích dưới dạng tiểu phẩm ; kể diễn cảm cả truyện hoặc trích đoạn... ( Tiết 11 ) - GV tạo hình thức ôn tập nhẹ nhàng và gây hứng thú cho HS, nhưng vẫn giúp các em nhớ lâu, hiểu kĩ về các văn bản truyện dân gian đã học . - GV hướng dẫn động tác , cử chỉ diễn xuất cho HS... qua từng truyện . - HS thực hành - > Nhận xét , đánh giá kết quả thực hành của từng em . * Hướng dẫn học và làm bài ở nhà : - Ôn tập kĩ các văn bản truyện dân gian đã học trong chương trình . - Tập kể diễn cảm 1 vài truyện em thích nhất . - Viết lại một truyện em thích nhất bằng lời văn của em ( HS được thêm , bớt nội dung theo cảm nhận của cá nhân , nhưng vẫn phải trung thành với cốt truyện .) Ngày soạn : 25/12/2006 Ngày dạy : Tiết 12 + 13 : Ôn tập Tiếng Việt
Tài liệu đính kèm: