Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 4: Văn miêu tả - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 4: Văn miêu tả - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

- Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người và Cs của con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động.

- Là yếu tố khơi nguồn cho cảm hứng sáng tác.

- Quan sát để ghi nhận, để khám phá và để hiểu về thế giới quanh mình. Sau đó mới có thể viết được.

- Quan sát qua thực tế.

- Quan sát qua những hình ảnh trên chương trình truyền hình, quan sát qua những bức tranh, cảnh, đọc những tác phẩm văn học nghệ thuật, miêu tả đặc sắc.

- Không cần ghi chép dài dòng chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn.

- Tưởng tượng và sáng tạo để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động.

- Vai trò rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú của các hình ảnh mà còn giúp cho người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và BPNT phù hợp để bài văn tả hấp dẫn hơn.

- So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng.

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 4: Văn miêu tả - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Chủ đề 4: văn miêu tả
(Chủ đề bám sát - Thời gian 5 tiết)
Tiết 1: Các kĩ năng chung cần sử dụng khi làm văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
Nắm được khi miêu tả cần có một số kĩ năng chung cần sử dụng khi làm văn miêu tả.
Rèn ý thức tự giác học bài.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là văn miêu tả ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Vì sao phải quan sát, ghi chép ?
? Quan sat có vị trí quan trọng như thế nào?
? Quan sát để làm gì ?
? Ta có thể quan sát lúc nào ?
? Ghi chép sao cho hợp lí ?
? Khi làm văn miêu tả trí tưởng tượng được dùng với vai trò gì ? 
? Em hiểu so sánh là gì?
? So sánh có tác dụng gì ?
? Dùng cách nhận xét ntnào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả ?
- Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người và Cs của con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động.
- Là yếu tố khơi nguồn cho cảm hứng sáng tác.
- Quan sát để ghi nhận, để khám phá và để hiểu về thế giới quanh mình. Sau đó mới có thể viết được.
- Quan sát qua thực tế.
- Quan sát qua những hình ảnh trên chương trình truyền hình, quan sát qua những bức tranh, cảnh, đọc những tác phẩm văn học nghệ thuật, miêu tả đặc sắc.
- Không cần ghi chép dài dòng chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn.
- Tưởng tượng và sáng tạo để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động.
- Vai trò rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú của các hình ảnh mà còn giúp cho người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và BPNT phù hợp để bài văn tả hấp dẫn hơn. 
- So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng.
- So sánh làm cho văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
- Nhận xét bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh.
- Có thể bộc lộ kín đáo qua việc chọn hình ảnh miêu tả. 
1/ Kĩ năng quan sát, ghi chép
- Vị trí quan trọng.
- Tác dụng:
- Cách quan sát:
- Cách ghi chép
2/ Kĩ năng tưởng tượng
3/ Kĩ năng so sánh
4/ Kĩ năng nhận xét
4. Củng cố: Nêu các kĩ năng cần sử dụng trong văn miêu tả ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, nắm các kĩ năng cần sử dụng trong văn miêu tả.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 2,3: cách diễn đạt trong văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được:
Nắm được cách dùng từ ngữ, hình ảnh; cách đặt câu, dựng đoạn trong văn miêu tả; cách mở đầu và cách kết thúc một bài văn miêu tả.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu các kĩ năng sử dụng trong văn miêu tả ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Khi viết văn miêu tả cần chú ý điểm gì ?
? Muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng từ gì ?
? Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý dùng từ nào ?
? Tả cây dùng từ gì ?
? Từ tả mưa ?
? Từ tả dáng đi con người ?
? Lời kể linh hoạt bao gồm những gì ?
? Vấn đề tạo hình ảnh có phần quan trọng ntn?
? Việc tạo hình ảnh bằng cách nào ?
? Ta dùng những kiểu câu gì trong văn miêu tả ?
? Những câu văn nào là câu ngắn ?
? Kiểu câu đảo ngữ dùng trong trường hợp nào ?
? Khi dùng kiểu câu cần lưu ý điểm gì ?
* GV lưu ý cho HS
* GV lưu ý cho HS
Luôn có thói quen tìm từ gợi hình, gợi cảm, biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng, với văn cảnh
- Dùng hệ thống của từ tượng thanh(mô phỏng các tiếng động).
- Chú ý tới hệ thống của từ tượng hình(tả màu sắc, hình dáng, trạng thái, ...)
VD: Tả sóng biển lúc trời động dùng từ: cuồn cuộn.
 Tả sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ: ì oạp.
 Sóng biển vọng trong đêm nghe từ xa: rì rầm.
- Tả cây: có nhiều màu xanh khác nhau: xanh um, xanh rì, xanh non, xanh mơn mởn, xanh tươi, xanh tốt, xanh rờn, ....
- Mưa:
+ Mưa giáo đầu: lẹt đẹt.
+ Mưa trên mái tôn: rào rào.
+ Mưa đập vào phiên nứa: đồm độp.
+ Mưa đập vào tàu lá chuối: lùng bùng.
+ Mưa từ mái nhà tranh đổ xuống thì: ồ ồ.
- Tả dáng đi của con người:
+ Em bé mới tập đi: lẫm chẫm.
+ Em bé tinh nghịch: nhún nhảy.
+ Cụ già: lom khom.
+ Người đau chân: khập khà khập khiễng.
+ Cô gái trẻ: yểu điệu thướt tha.
+ Người có tâm trạng thoải mái: đi thong thả.
+ Người vất vả thì đi: hấp tấp, lật đật, sấp ngửa.
Câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó lớn bấy nhiêu.
- Bằng từ tượng hình, tượng thanh.
- Bằng ngệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
Câu dài nhiều tầng ý, nhiều vế nối nhau phù hợp với tả cảnh thiên nhiên êm đềm, yên ả; hoặc những hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, liên tiếp nối nhau. hoặc khi cảm xúc của con người đang dâng tràn, tuôn chảy.
 Kiểu câu ngắn: 
 Câu đặc biệt, câu tỉnh lược
Dùng diễn tả cảm xúc mạnh, những hoạt động nặng, diễn ra nhanh gọn liên tục, những tình huống bất ngờ.
Kiểu câu đảo ngữ:
Dùng trong những trường hợp cần nhấn mạnh một đặc điểm, một trạng thái nào đó của đối tượng được miêu tả.
VD:
 Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa.
Chú ý: Trong cùng một bài văn miêu tả phải biết dùng đan xen nhiều kiểu câu khác nhau.
--> Trong cách dựng đoạn và liên kết giữa các đoạn trong một bài văn miêu tả cũng cần được quan tâm.
- Phần thân bài có nhiều cách chia theo trình tự thời gian: 
+ Chia đoạn theo trình tự thời gian.
+ Chia đoạn theo trình tự không gian.
+ Chia đoạn theo đặc điểm tính cách của đối tượng được miêu tả: mỗi đặc điểm tính chất có thể tách ra để miêu tả trong một đoạn văn độc lập.
+ Chia đoạn theo số lượng đối tượng được miêu tả
VD: + Tả cảnh thiên nhiên: bầu trời-mặt đất-cảnh trong vườn-cảnh ngoài đồng.
 + Tả không khí giờ học: công việc của thầy cô giáo, công việc của học sinh.
--> Khi chia đoạn rồi phải suy nghĩ cách triển khai ý trong từng đoạn;
- Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả tỉ mỉ chi tiết từng đường nét, hình dáng, đặc điểm đối tượng.
- Đan xen vào những câu văn tả cảnh là những câu nêu cảm xúc suy nghĩ, nhận xét.
- Miêu tả đặc điểm với những lời giới thiệu về giá trị, đối tượng được tả.
- Mở bài:
 Giới thiệu đối tượng cần miêu tả.
- Thân bài:
 Lần lượt dựng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với những nét đặc điểm chung – riêng.
 - Kết bài:
 Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. 
1/ Cách dùng từ ngữ hình ảnh
a/ Cách dùng từ
b/ Dùng hình ảnh
2/ Cách đặt câu dựng đoạn trong văn miêu tả
- Kiểu câu dài
- Kiểu câu ngắn
- Kiểu câu đảo ngữ
Phần thân bài chia thành nhiều đoạn văn
3/ Cách mở đầu và cách kết thúc cho 1 bài văn miêu tả
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
4. Củng cố: 
Nêu cách diễn đạt trong văn miêu tả ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài.
- Nắm được nội dung cách diễn đạt trong văn miêu tả.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 4: rèn phương pháp viết văn tả cảnh
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được rõ hơn:
Ghi nhớ bài văn tả cảnh.
Các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả cảnh.
Rèn phgương pháp viết văn tả cảnh
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hiểu văn miêu tả là gì ?
3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Đề thuộc thể loại gì ?
? Nêu nội dung của đề?
? Em tưởng tượng quan sát thấy cảnh vật dòng sông ntn ? 
? Nêu các ý trong phần mở bài
? Phần thân bài cần tả những gì ?
? Đề thuộc thể loại gì ?
? Quan sát chợ em thấy những gì ?
? Thông thường người ta kể theo cách nào?
? Các quầy bán hàng hóa như thế nào?
? GV yêu cầu HS viết đề 1 thành 1 bài văn hoàn chỉnh ?
Bài tập 1: Em hãy tả 1 dòng sông hùng vĩ và thơ mộng theo quan sát và tưởng tượng của em
- Miêu tả cảnh
- Tả một dòng sông: vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
- Sông Hồng như một dải lụa đào.
- Nước sông đỏ.
- Hai bên bơ sông: bãi mía, nương dâu.
- Trẻ con ra bơi lội.
Giới thiệu con sông hùng vĩ và thơ mộng
- Sông Hồng chảy qua lòng Hà nội.
- Nước sông màu gạch non nên sông rất giống 1 dải lụa đào vắt ngang tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
- Hai bên bờ sông: bãi mía, nương dâu xanh ngắt.
- Từng đoàn thuyền dong buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông.
- Các bà, các cô xã viên ra ruộng tỉa bắp, hái dâu trên ruộng dọc bờ sông.
- Buổi chiều trẻ con bơi lội vùng vẫy trên sông.
Cảm nghĩ của em về dòng sông
Bài tập 2: Em hãy tả 1 phiên chợ.
- Thể loại: miêu tả.
- Nội dung tả: một phiên chợ.
- Quan sát, tìm ý.
- Quầy bán hoa quả.
- Quầy bán rau.
- Quầy bán cá.
- Quầy bán gà vịt.
Giới thiệu về khu chợ, phiên chợ Tết hay chợ bình thường hàng ngày.
- Quầy bán hoa quả tươi ngon, đủ màu sắc.
- Quầy bán rau tươi non mơn mởn.
- Quầy bán cá: cá béo tròn bơi lượn tung tăng.
- Quầy bán gà vịt: Tiếng gà vịt cãi nhau, tiếng người mua hàng, ... 
 Cảm nghĩ của em về một phiên chợ.
I/ Tìm hiểu đề
1. Thể loại
2. Nội dung
II/ Quan sát tìm ý
III/ Lập dàn ý 
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài
I/ Tìm hiểu đề
1. Thể loại
2. Nội dung
II/ Quan sát tìm ý
III/ Lập dàn ý 
1. Mở bài:
2. Thân bài:
3. Kết bài
IV/ Luyện tập
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài.
- Viết đề 2 thành bài hoàn chỉnh.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 5: phương pháp tả người 
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được: 
Nắm chắc được phương pháp tả người.
Bố cục bài văn tả người.
Từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tả người.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hỉêu thế nào là tả người ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Muốn tả người cần phải làm gì ?
? Phải quan sát và lựa chọn ntn ?
? Để bài văn miêu tả không lạc sang tự sự cần chú ý điểm gì ?
- Xác định đối tượng cần tả là người nào, với những yêu cầu cụ thể, tả chân dung hay tả người trong tư thế hoạt động.
- Quan sát lựa chọn những chi tiết tiêu biểu về diện mạo, có người nổi bật ở đôi mắt, có người cần quan sát ở khóe môi, sống mũi, khuôn mặt, nước da.
- Không phải khi nào cũng phải quan sát đủ cao, thấp, béo, gầy mà lựa chọn nét gây ấn tượng nhất, có khi cả trang phục cũng có thể nói lên 1 nét nào đó.
- Quan sát kĩ ở những biểu hiện hành động, lời nói.
- Khi quan sát kết hợp suy ngẫm, nhận xét mới tìm ra được nét tiêu biểu về tính cách người cần tả.
- Quan sát 1 con người không đơn thuần chỉ là dùng mắt thấy, tai nghe. Phải có sự tích lũy mọi mặt hiểu biết về người đó mới có thể miêu tả được họ.
- Dùng ngôn ngữ để diễn tả làm cho người cần tả hiện lên một cách cụ thể, sinh động như người ấy đang trước mắt người đọc.
- Nhân vật, hành động của nhân vật “đóng khung” trong 1 không gian, thời gian hạn định hẹp hơn tự sự, có thể ví như 1 bức tranh, trong khi đó tự sự như 1 cuốn phim.
- Người miêu tả nên đứng bên ngoài “bức tranh” quan sát và tả, không nên xuất hiện và tham gia vào hoạt động và đối thoại nhiều cùng đối tượng cần tả.
************************
Ngày lễ Tiên Vương các lang mang lễ đến trình vua.
Vua cho đem bánh lang Liêu làm ra để ăn, đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng, hình tròn là bánh giầy.
Lang Liêu sẽ nối ngôi Tiên Vương.
Từ đấy nước ta lấy tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Chọn lọc những sự việc mà hai NV Lí Thông và Thạch Sanh đã làm:
* Lí Thông:
- Lí Thông lừa Thạch Sanh canh miếu thờ để nộp mạng thay mình.
- LT cướp công giết chằn tinh của TS.
- LT tiếp tục cướp công và hãm hại TS.
--> LT tiêu biểu cho phe ác, phe phi nghĩa.
* Thạch Sanh:
- TS đi canh miếu thờ thay LT và giết được chằn tinh.
- TS bắn đại bàng bị thương.
- TS xuống hang cứu công chúa.
- TS được lấy công chúa.
- TS đánh đàn chống trả quân 18 nước chư hầu.
- TS thiết đãi cơm kẻ thua trận.
I/ Muốn tả người cần phải làm gì
- Quan sát về diện mạo
- Về dáng dấp
- Biểu hiện ở hành động lời nói
II/ Để bài văn miêu tả khó lạc sang bài văn tự sự cần chú ý
3. Củng cố: 
- Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự việc trong văn bản tự sự ?
4. Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại bài.
 - Đọc lại văn bản: “Em bé thông minh” sắp xếp chuỗi sự việc theo trình tự.

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de 4.doc