Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 3: Truyện dân gian - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 3: Truyện dân gian - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến LS thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyền thuyết ra đời muộn hơn thần thoại khi các cộng đồng quốc gia, dân tộc đang hình thành, khi LĐSX bắt đầu phát triển, đánh dấu bằng sự sử dụng công cụ bằng đồng và sắt, khi chiến tranh mở đất và lấn đất giữa các cộng đồng diễn ra hết sức sôi nổi.

- NV trung tâm của các truyền thuyết là các vị thần và các anh hùnh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của cộng đồng, dân tộc.

- Các sự kiện và nhân vật lịch sử khi đi vào truyền thuyết thường được kì ảo hóa nhờ trí tưởng tượng bay bổng và ý thức lịch sử của nhân dân.

Truyền thuyết tập trung vào 2 nội dung lớn:

- Lao động sản xuất, chống thiên nhiên, xây dựng cộng đồng.

- Đấu tranh chống xâm lược bảo vệ cộng đồng.

Truyền thuyết thể hiện tình cảm yêu nước và ý thức đối với LS của ND Việt Nam thời dựng nước.

- Truyện sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo đan xen với yếu tố lịch sử để tạo nên không khí vừa thiêng liêng vừa hào hùng – không khí đặc biệt của truyền thuyết.

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 3: Truyện dân gian - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Chủ đề 3: truyện dân gian
Thời gian 3 tiết
Tiết 1,2: 	Định nghĩa - Đặc điểm thể loại
A/ Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được một số định nghĩa, đặc trưng, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của mỗi thể loại truyện đã được học trong chương trình.
HS cần đọc lại những truyện cụ thể đã được học và dựa vào đặc điểm từng thể loại để so sánh chúng với nhau, từ đó ghi nhớ cả cốt truyện và đặc trưng thể loại của chúng.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên các loại truyện dân gian đã học ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Em hiểu tryền thuyết là gì ?
? Nêu đặc điểm của truyền thuyết ?
? Nhân vật trung tâm của truyền thuyết ?
? Nêu nội dung lớn của truyền thuyết ?
? Qua 2 nội dung trên truyền thuyết thể hiện điều gì ? 
? Em hiểu truyện cổ tích là gì ? 
? Đặc điểm truyện cổ tích ? 
? Nội dung và ý nghĩa ?
? Cách giải quyết mâu thuẫn ntn ?
? Số lượng NV được thể hiện như thế nào ?
? Yếu tố kì ảo có vai trò gì ?
? Truyện cổ tích có mấy tiểu loại ?
? Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn ? 
? Đặc điểm thể loại ?
? ND, ý nghĩa truyện cười ?
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến LS thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Truyền thuyết ra đời muộn hơn thần thoại khi các cộng đồng quốc gia, dân tộc đang hình thành, khi LĐSX bắt đầu phát triển, đánh dấu bằng sự sử dụng công cụ bằng đồng và sắt, khi chiến tranh mở đất và lấn đất giữa các cộng đồng diễn ra hết sức sôi nổi.
- NV trung tâm của các truyền thuyết là các vị thần và các anh hùnh gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của cộng đồng, dân tộc.
- Các sự kiện và nhân vật lịch sử khi đi vào truyền thuyết thường được kì ảo hóa nhờ trí tưởng tượng bay bổng và ý thức lịch sử của nhân dân.
Truyền thuyết tập trung vào 2 nội dung lớn:
- Lao động sản xuất, chống thiên nhiên, xây dựng cộng đồng.
- Đấu tranh chống xâm lược bảo vệ cộng đồng.
Truyền thuyết thể hiện tình cảm yêu nước và ý thức đối với LS của ND Việt Nam thời dựng nước.
- Truyện sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo đan xen với yếu tố lịch sử để tạo nên không khí vừa thiêng liêng vừa hào hùng – không khí đặc biệt của truyền thuyết.
Truyền thuyết có mấy tiểu loại:
- Truyền thuyết thời các vua Hùng: giải thích nguồn gốc các dân tộc, lao động, dựng nước và đấu tranh giữ nước:
VD: Con Rồng, Cháu Tiên 
 Sơn Tinh, Thủy Tinh
 Thánh Gióng .............
- Truyền thuyết thời (phong kiến tự chủ) đấu tranh giải phóng gồm các chủ đề(XD nền văn hóa dân tộc), chiến đấu cứu nước, khẳng định sự tồn tại của DT.
+ Hai bà Trưng, bà Triệu.
+ Triệu Việt Vương và Lí Nam Đế.
- Truyền thuyết thời PK tự chủ gồm các chủ đề:
+ XD nền văn hóa DT, đấu tranh BV nền độc lập, đề cao khởi nghĩa và anh hùng nông dân.
VD: Đinh Tiên Hoàng
 Lí Thái Tổ.
 Sự tích Hồ Gươm
Truyện cổ tích là loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận các kiểu nhân vật: người mồ côi, người em, người LĐ giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc, ... qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng ước mơ của ND về đạo đức và công lí xã hội.
- Truyện cổ tích tập trung phản ánh những vấn đề sinh hoạt gia đình và xã hội trong XH phân chia giai cấp.
- Yếu tố hoang đường kì ảo được sử dụng nhiều nhất khi phản ánh ước mơ về 1 XH lí tưởng công bằng, dân chủ hạnh phúc.
- Truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn thiện-ác trong XH qua mqhệ: dì ghẻ-con chồng, anh-em, người ở-ông bà chủ, ... trong gia đình.
Cách giải quyết mâu thuẫn: chủ yếu bằng lòng tốt, lòng vị tha, đạo đức.
Yếu tố hoang đường kì ảo là yếu tố NT được sử dụng nổi bật nhất. Yếu tố kì ảo gồm:
+ NV kì ảo: Bụt, Tiên, Phù thủy, ..
+ Đồ vật kì ảo, vật thể kì ảo: Đèn thần, khăn thần, niêu cơm ăn hết lại đầy, núi biết nói.
+ Con vật kì ảo: Chim phượng hoàng, ngựa thần, gà thần.
- Làm cho trện cổ tích thêm li kì, hấp dẫn, vừa khiến truyện diễn biến và kết thúc theo mong muốn của mọi người.
Có 3 tiểu loại:
- Truyện cổ tích thần kì rất đậm yếu tố kì ảo, chủ yếu phản ánh ước mơ, lí tưởng của ND lao động, thường kết thúc có hậu.
- Truyện cổ tích sinh hoạt: gần gũi hiện thực, ít yếu tố kì ảo hơn hoặc không có yếu tố kì ảo. Chủ yếu phản ánh trí tuệ và lòng tốt của con ngươdi.
- Truyện cổ tích loài vật: Kể về các con vật trong thế giới loài vật, qua đó nêu những vấn đề của con người.
Truyện ngụ ngôn hay truyện ngụ ý là những truyện tưởng tượng, mượn loài vật, những bộ phận của cơ thể người hay chính con người để nói bóng gió kín đáo về chuyện của con người
VD: Truyện con rùa và con đom đóm; ếch ngồi đáy giếng.... --> NV chính là các con vật.
Thầy bói xem voi; chôn vàng ... -->NV chính là các con người.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; ... --> NV chính là các bộ phận trên cơ thể người.
- Truyện ngụ ngôn có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Thường ngắn hoặc rất ngắn.
- Sử dụng nhiều ẩn dụ, nhiều ngụ ý kín đáo.
- Truyện không nhằm làm cho người nghe tin là có thực mà chỉ quan tâm đến các ẩn dụ và ý nghĩa mà truyện đem đến mà thôi.
- Truyện ngụ ngôn thường kể về các con vật hoặc đồ vật để ẩn dụ về mối quan hệ của con người.
Truyện thường ngắn, tập trung vào vài tình tiết kết thúc bất ngờ, dùng BP ẩn dụ, hoán dụ, ngôn ngữ phóng đại, giàu hình ảnh.
 .
 Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong CS, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH.
- Truyện cười thường ngắn hoặc rất ngắn, nó thường có 1 hoặc vài tình tiết, một vài mẩu đối thoại.
- Truyện cười nhất thiết phải có yếu tố gây cười.
- Truyện nhằm mua vui, giải trí hoặc phê phán những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu trong XH, từ đó hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn.
Truyện có kết cấu ngắn gọn, sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, hành động gây cười tạo ra tiếng cười. Qua đó thể hiện nhận thức thái độ của người nghe.
I/ Truyền thuyết
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm thể loại
3. Nội dung
4. Về nghệ thuật
5. Phân loại
II/ Truyện cổ tích
1/ Định nghĩa
2/ Đặc điểm
3/ Nội dung, ý nghĩa
4/ Về nghệ thuật
5/ Phân loại
III. Truyện ngụ ngôn
1/ Định nghĩa
2/ Đặc điểm thể loại
3/ Nội dung, ý nghĩa 
4/ Về nghệ thuật
IV. Truyện cười
1/ Định nghĩa
2/ Đặc điểm thể loại
3/ Nội dung, ý nghĩa 
4/ Về nghệ thuật
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc định nghĩa.
- Nắm được đặc điểm thể loại, nội dung ý nghĩa, nghệ thuật truyện.
Ngày soạn: ..... tháng .... năm 2007 Ngày dạy: ..... tháng .... năm 2007
Tiết 3: ôn tập truyện dân gian
A/ Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh biết lập bảng so sánh giữa các thể loại truyện dân gian mà em đã học để thấy sự khác biệt giữa chúng.
- Biết được một số truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt.
B/ Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu định nghĩa, đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn, truyện cười ?
3. Bài mới :
A/ Bảng so sánh các thể loại truyện dân gian 
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
Là truyện kể về các NV và sự kiện có liên quan đến quá khứ LS của làng, vùng, đất nước.
Là truyện tưởng tượng kể về số phận của các kiểu NV(người mồ côi, người em, người LĐ nghèo, ...)
Là truyện tưởng tượng, mượn truyện loài vật, hoặc bộ phận của con người để nói bóng, nói gió về chuyện của con người.
Là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười nhằm mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Sử dụng nhiều yếu tố tưổng tượng kì ảo để lí tưởng hóa, đề cao ý thức lịch sử cộng đồng.
Sử dụng nhiều yếu tố tưổng tượng kì ảo để phản ánh ước mơ về công lí và hạnh phúc.
Sử dụng nhiều yếu tố ẩn dụ, nhân hóa để ngụ ý về con người và quan hệ của họ trong cộng đồng.
Sử dụng yếu tố gây cười để mua vui hoặc phê phán những thói xấu hoặc trái tự nhiên trong XH.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với các sự kiện và NV
Thể hiện ước mơ và niềm tin của ND vào thắng lợi của cái thiện, lẽ phải.
Nêu những bài học về đạo đức, đối nhân xử thế nhằm giúp con người sống tốt đẹp.
Thể hiện thái độ phê phán ngững thói hư tật xấu, giúp con người sống tốt đẹp.
B/ Kể tên một số truyện cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật: 
- Truyện cổ tích thần kì: Tấm Cám, Thạch Sanh, Lọ nước thần, Cây tre trăm đốt, Cây khế, ....
- Truyện cổ tích sinh hoạt: Sự tích chim hét cô, Sự tích chim bắt cô trói cột, Gái ngoan dạy chồng, ...
- Truyện cổ tích loài vật: Sự tích bộ lông qua và bộ lông công, Con thỏ thông minh, Con cò con vạc dủ dỉ đa đa và chuột, ....
4. Củng cố: 
Nêu khái niệm truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc các phần trong bảng ghi. Sưu tầm thêm các truyện khác.
- Ôn văn miêu tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de 3.doc