Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Tiết 10,11

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Tiết 10,11

A) Mục tiêu cần đạt

1. Giáo viên giúp học sinh nắm vững thế nào là văn bản tự sự? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp

2. Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang, sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.

B) Chuẩn bị của thầy và trò:

 Đọc các tài liệu có liên quan

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

 I-ổn định tổ chức:

 II-Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.

 III- Bài dạy:

Giới thiệu bài:

- Ai có thể giải nghĩa được khái niệm văn tự sự là gì?

- Văn tự sự khác gì với văn miêu tả? Trong những tình huống nào người ta phải dùng đến văn tự sự?

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Tiết 10,11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 10
Chuyên đề :
 Văn tự sự 
Tiết 10 : 
 Tìm hiểu chung về văn tự sự 
A) Mục tiêu cần đạt
1. Giáo viên giúp học sinh nắm vững thế nào là văn bản tự sự ? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp
2. Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang, sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
B) Chuẩn bị của thầy và trò: 
 Đọc các tài liệu có liên quan
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 I-ổn định tổ chức :
 II-Kiểm tra bài cũ : Xen kẽ trong giờ.
 III- Bài dạy :
Giới thiệu bài :
- Ai có thể giải nghĩa được khái niệm văn tự sự là gì ?
- Văn tự sự khác gì với văn miêu tả ? Trong những tình huống nào người ta phải dùng đến văn tự sự ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
? Hàng ngày em có kể chuyện, nghe kể chuyện không ? kể những chuyện gì ?
? Theo em kể chuyện để làm gì ?
Giáo viên : Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe, người đọc à đó là phương thức tự sự
? Đọc và nghe truyện truyền thuyết Thánh Gióng em hiểu được những điều gì ?
? Liệt kê các sự việc trong truyện Thánh Gióng ?
HS liệt kê chuỗi chi tiết trong truyện Thánh Gióng,từ chi tiết mở đầu đến chi tiết kết thúc ?
? Qua đó cho biết truyện thể hiện nội dung chủ yếu gì?
? Em hiểu thế nào là chuỗi sự việc trong văn tự sự ?
? Em hãy kể lại sự việc Gióng ra đời ntn ? 
? Theo em có thể bỏ bớt chi tiết nào có được không?
? Vậy em hiểu thế nào là tự sự ?
? Đặc điểm của phương thức tự sự là gì ?
? ý nghĩa của tự sự ? 
I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
- Kể chuyện văn học, kể truyện đời thường, chuyện sinh hoạt...
à Để biết, nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, để khen, chê
à Người kể : thông báo, giải thích
à Người nghe : tìm hiểu, để biết
* Văn bản : Thánh Gióng
a) Truyện là 1 văn bản tự sự, kể về Thánh Gióng, thời vua Hùng thứ 6 đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân.... Truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng vì có công đánh đuổi giặc xâm lược mà không màng đến danh lợi.
b) Các sự việc trong truyện được diễn ra theo trình tự :
- Sự ra đời của Gióng
- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sỹ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc
- Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu 
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
-> Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ ...
* Là kể lại sự việc một cách có đầu có đuôi. Việc gì xảy ra trước, thường là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau nên có vai trò giải thích cho việc sau.
* Khi kể lại 1 sự việc phải kể các chi tiết nhỏ hơn tạo ra sự việc đó
* Không thể bỏ được vì nếu bỏ câu chuyện sẽ rời rạc, khó hiểu
- Tự sự là cách kể chuyện, kể việc, kể về con người (nhân vật). Câu chuyện bao gồm những chuỗi sự việc nối tiếp nhau để đi đến kết thúc.
- Tự sự giúp người đọc, người nghe hiểu rõ sự việc, con người, hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ thái độ khen, chê
- Tự sự rất cần thiết trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong văn chương.
 II : Luyện tập :
1- Kể lại ngắn gọn dưới hình thức văn xuôi bài thơ Sa bẫy. ( SGK trang 29 )
2- Em hoặc bạn em đã bao giờ nói chuyện riêng hay làm mất trật tự trong giờ học, hoặc quay cóp khi kiểm tra , hoặc mắc những lỗi lầm tương tự chưa ? Hãy kể lại chuyện đáng trách ấy ?
3- Một bạn định sắp xếp chuỗi sự việc cho truyện Con Rồng cháu Tiên như sau :
- Âu Cơ thuộc dòng tiên, Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng -> thành vợ thành chồng, đẻ ra cái bọc trăm trứng nở trăm con -> gặp nhau -> một thời gian sau chia tay nhau, chia các con đi cai quản đất nước -> mở ra thời đại Hùng Vương -> lập ra nước Văn Lang -> nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên.
 a) Em hãy sắp xếp lại cho mạch truyện hợp lý hơn ?
 b) Cũng với cách làm như vậy, hãy chọn và sắp xếp các sự việc trong truyện Bánh chưng, bánh giầy rồi phát biểu ý nghĩa của truyện 
 IV- Củng cố :
 - Khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài.
 - Gv gọi học sinh kể lại một câu chuyện em đã học.
 V- Huớng dẫn làm bài tập ở nhà
 - Nắm nội dung bài học.
 - Ôn tập tiếp về văn bản tự sự.
 Ngày soạn : 30-10-2008
 Ngày dạy : 08-11-2008
 Tiết 11 : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Học sinh nắm vững.
- Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.
2. Tích hợp với phần văn ở văn bản ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ với phần tiếng việt ở khái niệm : Nghĩa của từ .
3. Kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
B.Chuẩn bị :
 Bảng phụ ,đọc các tài liệu có liên quan
C.Thiết kế bài dạy học.
 I-ổn định tổ chức :
 II- Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.
 III- Bài dạy :
* Giới thiệu bài : ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.
	Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự nh thế nào ? Làm thế nào để nhận ra ? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình ?
* Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của thầy và trò
Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm của sự việc và nhân vật.
 GV treo bảng phụ
? Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em hãy chỉ ra :
- Sự việc khởi đầu ?
- Sự việc phát triển ?
- Sự việc cao trào ?
- Sự việc kết thúc ?
? Hãy phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc đó ?
Giáo viên chốt lại
Giáo viên chuyển ý 2.
? Trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ai là nhân vật chính, nhân vật quan trọng nhất ?
? Ai là nhân vật phụ ? Nhân vật phụ này có cần thiết không ? Có thể bỏ được không ? Qua đó em hiểu gì về nhân vật phụ trong văn tự sự ?
? Nhân vật phụ có vai trò gì ?
? Vậy các nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ?
Hãy cho biết các nhân vật trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ được kể như thế nào ?
Học sinh rút ra kết luận .GV chốt lại.
 Nội dung bài học
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự
a. Sự việc trong văn tự sự
- Sự việc khởi đầu (1) : Vua Hùng kén rể.
- Sự việc phát triển (2, 3, 4)
	+ Hai thần đến cầu hôn.
	+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể
	+ Sơn Tinh đến trước, được vợ.
- Sự việc cao trào (5. 6) 
	+ Thuỷ Tinh thua cuộc, đánh ghen dâng nước đánh Sơn Tinh.
	+ Hai lần đánh nhau hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
- Sự việc kết thúc (7)
	+ Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
à Giữa các sự việc trên có quan hệ nhân quả với nhau. Cái trước là nguyên nhân của cái sau, cái sau là nguyên nhân của cái sau nữa à Tóm lại, các sự việc móc nối với nhau trong mối quan hệ rất chặt chẽ không thể đảo lộn, bỏ bớt một sự việc nào. Nếu cứ bỏ một sự việc trong hệ thống à dẫn đến cốt truyện bị ảnh hưởng à phá vỡ.
2. Nhân vật trong văn tự sự
 a. Nhân vật trong văn tự sự là ai ?
- Là kẻ vừa thực hiện các sự việc là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. (người làm ra sự việc, người được nói tới)
- Nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất đó là : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh.
- Nhân vật phụ : Hùng Vương, Mị Nương à rất cần thiết à không thể bỏ được vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng, đổ vỡ.
- Nhân vật chính là nhân vật được kể nhiều việc nhất, là được nói tới nhiều nhất à có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản.
- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
b. Nhân vật được kể thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.
 IV: Luyện tập – củng cố  :
1. Kể lại một trong 4 truyện đã học mà em yêu thích nhất bằng lời văn của em ? Nói rõ lí do vì sao ?
2- Truyện cổ tích Thánh Gióng đã gây cho em nhiều ấn tượng bất ngờ, thú vị . Hãy kể lại câu chuyện bằng lời văn của em .
3- Hãy tự giới thiệu về bản thân em ?
 V.Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 6 tuan 1011.doc