Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 6 - Tiết 13 đến 16

Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 6 - Tiết 13 đến 16

 A. Mục tiêu:

- Hiểu và vận dụng NX: Nếu tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz.

- Biết định nghĩa hai góc phụ nhau , bù nhau , kế nhau , hai góc kề bù

 - Biết cộng số đo hai góc kề nhau có cạnh chung nằm giữa hai cạnh còn lại

 - Vẽ , đo cẩn thận , chính xác

 B. Tài liệu hổ trợ:

 + Sách giáo khoa Toán 6; sách tham khảo.

 + SBT Toán 6

C. Nội dung:

I. Phương pháp: (5) Sử dụng tính chất cộng số đo hai góc

 Nếu tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz.

II- Bài tập:

Hoạt động1: BT tính số đo góc:

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

- GV hướng dẫn cách làm.

- Yêu cầu HS làm các BT.

- HS thực hiện xong.

- HS trao đổi và so sánh bài làm của bạn.

- Yêu cầu HS làm các BT lên bảng.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét và rút kinh nghiệm

- GV cho HS hoạt động theo nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày.

- HS thực hiện.

- GV kiểm tra kết quả. BT 1: Cho tia OA nằm giữa 2 tia OB, OC biết BOA = 400, AOC = 600. Tính BOC

Giải:

B

 A

 O

 C

Vì tia OA nằm giữa 2 tia OB, OC nên:

BOC = BOA + AOC

BOC = 400+ 600

BOC = 1000

BT 2: Cho hai góc kề bù xOy và yOz. Biết yOz = 700.Tính xOy.

Đáp án: xOy = 1100

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Toán Lớp 6 - Tiết 13 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Ngày dạy : 
Chủ đề 4: GÓC
TIẾT : 13	SỐ ĐO GÓC
 A. Mục tiêu: 
Công nhận mỗi góc có một số đo xác định.
Biết định nghĩa góc vuông , góc nhọn , góc tù.
Biết đo góc bằng thước đo góc.
Biết so sánh hai góc. 
- Rèn tính cẩn thận , chính xác.
B. Tài liệu hổ trợ: 
 Sách giáo khoa Toán 6. thước đo góc , ê ke, com pa
 SBT Toán 6
C. Nội dung:
I. Phương pháp: (5’) 
Sử dụng các kiến thức về cách vẽ góc.
Sử dụng các tính chất về so sánh hai góc:
Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
Góc này lớn hơn góc kia nếu số đo (độ) lớn hơn.
 II- Bài tập: 
Hoạt động1: BT vẽ góc:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV hỏi:
Thế nào là góc? Nêu các thành phần của góc?
Gọi HS vẽ góc aOa’. Nêu tên đỉnh và các cạnh của góc.
HS khác vẽ tia OM, điểm N.
HS làm bài vào vở.
GV nhận xét, bổ sung.
Hỏi thêm:HV có mấy góc? Nêu tên các góc.
 B 
 C
 D
 A E
Treo bảng phụ BT 2.
HS quan sát HV.
GV yêu cầu HS trả lời miệng BT này. 
HS thực hiện.
GV nhận xét, bổ sung.
HS ghi bài vào vở.
BT 1: Vẽ:
a/ Góc aOa’
b/ Tia OM nằm trong góc aOa’.
c/ Điểm N nằm trong góc aOa’.
Giải:
HV:
Đỉnh: O ; Cạnh: Oa, Oa’
N là diểm nằm bên trong góc aOa’.
Có 3 góc: aOM, MOa’, aOa’ 
 a
 M
 O 
 N 
 a’
BT 2: Cho HV
a/ Có tất cả bao nhiêu góc?Viết kí hiệu các góc đó.
b/ Điểm C nằm trong góc nào? Điểm C không nằm trong góc nào? 
c/ Tia AD nằm trong góc nào? Điểm C không nằm trong góc nào? 
Giải:
a/ Có tất cả 6 góc, đó là: BAC; CAD; DAE; BAD; CAE; BAE.
b/ Điểm C nằm trong các góc BAD; BAE.
 Điểm C không nằm trong góc DAE.
c/ Tia AD nằm trong góc CAE;BAE. Tia AD không nằm trong góc: BAC.
Hoạt động 2: BT phân biệt các loại góc và so sánh hai góc:
 GV yêu cầu HS nêu điều kiện của góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
Goi HS vẽ hình cụ thể các loại góc.
HS thực hiện.
GV kiểm tra kết quả và đúc kết.
 B C
 A D
Treo bảng phụ BT 4.
HS quan sát HV.
GV yêu cầu HS lên bảng đo. 
HS thực hiện.
HS giải thích các góc nhọn, góc vuông, góc tù
GV kiểm tra, bổ sung.
HS ghi bài vào vở.
.
BT 3: Vẽ hình và so sánh các loại góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
 Giải:
Góc vuông
Góc nhọn
 Góc tù
Góc bẹt
 x
O y 
xOy = 900
 y
O x 
00<<900
y 
 O x
900<<1800
x O y
xOy=1800
BT 4:
a/ Đo các góc A, góc B, góc C, góc D trong HV.So sánh các góc đó.
b/ Trong các góc đó góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù?
Giải:
a/ Dùng thước đo độ, ta được:
A = ; B = ; C = ; D = 
So sánh số đo độ của các góc, ta có:
 D < A = B < C 
b/ Góc D là góc nhọn vì có số đo nhỏ hơn 900
 Hai góc A và B là góc vuông vì có số đo bằng 900
 Góc C là góc tù vì có số đo lớn hơn 1800
III.Tóm tắt: (5’) 
Mỗi góc có một số đo dương. Số đo mỗi góc không vượt quá 1800
 Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
Góc này lớn hơn góc kia nếu số đo (độ) lớn hơn.
 00 < góc nhọn < góc vuông (900) < góc tù < 1800
IV Hướng dẫn các việc làm tiếp,: (2’)
BTVN: 11 - 14 SBT/24. Ôn lại bài khi nào thì xOy + yOz = xOz
Ngày soạn:	 Ngày dạy : 
TIẾT 14	KHI NÀO THÌ XOY + YOZ= XOZ
 A. Mục tiêu:
- Hiểu và vận dụng NX: Nếu tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz.
- Biết định nghĩa hai góc phụ nhau , bù nhau , kế nhau , hai góc kề bù 
 - Biết cộng số đo hai góc kề nhau có cạnh chung nằm giữa hai cạnh còn lại 
 - Vẽ , đo cẩn thận , chính xác 
 B. Tài liệu hổ trợ: 
 + Sách giáo khoa Toán 6; sách tham khảo.
 + SBT Toán 6
C. Nội dung:
I. Phương pháp: (5’) Sử dụng tính chất cộng số đo hai góc
 Nếu tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz thì xOy + yOz = xOz. Ngược lại, nếu xOy + yOz = xOz thì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox , Oz.
II- Bài tập: 
Hoạt động1: BT tính số đo góc:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
 GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS làm các BT.
- HS thực hiện xong.
- HS trao đổi và so sánh bài làm của bạn.
- Yêu cầu HS làm các BT lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm
GV cho HS hoạt động theo nhóm.
GV yêu cầu các nhóm trình bày. 
HS thực hiện.
GV kiểm tra kết quả.
BT 1: Cho tia OA nằm giữa 2 tia OB, OC biết BOA = 400, AOC = 600. Tính BOC
Giải:
B
 A
 O 
 C 
Vì tia OA nằm giữa 2 tia OB, OC nên:
BOC = BOA + AOC
BOC = 400+ 600
BOC = 1000
BT 2: Cho hai góc kề bù xOy và yOz. Biết yOz = 700.Tính xOy.
Đáp án: xOy = 1100
Hoạt động 2: BT về hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù:
Treo bảng phụ BT 3.
HS quan sát HV.
GV yêu cầu HS trả lời miệng. 
HS thực hiện.
HS giải thích vì sao các góc đó phụ nhau, bù nhau.
GV nhận xét, bổ sung.
HS ghi bài vào vở.
Yêu cầu HS làm BT4 tương tự BT 3.
- HS thực hiện xong.
- HS trao đổi và so sánh bài làm của bạn.
- Yêu cầu HS làm các BT lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm.
BT 5:
Cho góc O nhọn. Hãy so sánh góc A và góc B biết: góc A phụ góc O, góc B bù góc O.
(Đáp án: A < B )
BT 3: Cho hình vẽ:
a/ Viết tên các cặp góc phụ nhau:
 y 
 O 
 t 
 x
b/ 	 m n
 a O a’
Viết tên các cặp góc bùï nhau:
Giải:
a/ Các cặp góc phụ nhau là: góc xOt và góc tOy.
b/ Các cặp góc bùï nhau là: góc aOm và mOa’; góc aOn và nOa’
BT 4: 
Cho HV biết AOC = . 900. Hãy tìm:
a/ Những cặp góc bằng nhau.
b/ Những cặp góc phụ nhau.
c/ Những cặp góc bù nhau.
Giải:
 C D
 A O B
a/ Những cặp góc bằng nhau là: góc AOC và góc BOC
b/ Những cặp góc phụ nhau là BOD và góc COD.
c/ Những cặp góc bù nhau là góc AOC và góc BOC; góc AOD và góc BOD
III.Tóm tắt: (5’) 
 GV nhắc lại: 
	+ Tính chất cộng số đo hai góc, tính chất về hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bu.ø
	+ Phương pháp giải bài tập. 
IV Hướng dẫn các việc làm tiếp,: (2’)
BTVN: 16 - 19 SBT/55.
Ôn lại tia phân giác của góc.
Ngày soạn:	 Ngày dạy : 
TIẾT 15	TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
 A. Mục tiêu:
HS hiểu thế nào là tia phân giác của góc và đường phân giác của góc là gì.
Biết vẽ tia phân giác của góc.
Rèn tính cẩn thận khi vẽ.
 B. Tài liệu hổ trợ: 
 + Sách giáo khoa Toán 6, sách tham khảo.
 + SBT Toán 6
C. Nội dung:
I. Phương pháp: (5’)
 - Sử dụng định nghĩa tia phân giác của một góc: 
 Dựa vào nhận xét: Số đo của góc tạo bởi tia phân giác với mỗi cạnh của góc bằng nửa số đo của góc đó.
II- Bài tập: 
Hoạt động1: BT Nhận biết tia phân giác của một góc:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu vẽ góc có số đo 800 .
- HS thực hiện xong.
- Yêu cầu HS dựa vào ĐN vẽ tia phân giác.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét .
- GV hướng dẫn cách làm các BT 2.
- Yêu cầu HS vẽ hình.
- HS thực hiện ở bảng.
- HS lớp trao đổi và so sánh bài làm với bạn.
- Yêu cầu HS làm các BT vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm.
BT 1: Cho góc 800 .Vẽ tia phân giác của góc ấy.
Giải:
BT 2: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , vẽ tia Ot, Oy sao cho xOy = 600 , tOy = 300 . 
a/ Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox, Oy không? 
b/ So sánh góc xOt và tOy.. 
c/ Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không?Vì sao?
 Giải: y
 O
 t 
 x 
a/ Tia Ot và Oy cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox và góc xot nhỏ hơn góc xOy nên tia Ot có nằm giữa hai tia Ox, Oy.
b/ Tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy nên:
 xOt + tOy = xOy 
hay xOt + 300 = 600 
 xOt = 600 - 300 = 300 
Vậy xOt = tOy.
c/ Tia Ot ù là tia phân giác của góc xOy vì tia Ot có nằm giữa hai tia Ox, Oy và tạo với góc ấy hai góc bằng nhau. 
Hoạt động 2: BT tính số đo góc:
GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hai góc kề bù.
HS nhắc lại tính chất.
GV hướng dẫn cách làm. 
HS làm theo nhóm.
Một HS lên bảng thực hiện câu a, HS khác làm câu b.
Đại diện nhóm nhận xét.
GV: nhận xét và giải thích thêm.
GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS làm BT.
- HS thực hiện xong.
- HS trình bày.
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm.
BT 3: Cho hai góc kề bù xOy và yOx’. Biết xOy = 1200.
a/ Tính yOx’.
b/ Gọi Ot là tia phân gác của góc yOx’. Tính góc x’Ot.
Giải: 
 y t
 x O x’
a/ Ta có: xOy + yOx’ = 1800 (vì kề bù)
 hay 1200 + yOx’ = 1800 
 yOx’ = 1800 - 1200 = 600 
 Vậy yOx’ = 600 
b/ Vì Ot là tia phân gác của góc yOx’ nên:
yOt = tOx’ = = = 300
Vậy tOx’ = 300 
BT 4: Cho góc AOB. Vẽ tia phân giác OM của góc AOB rồi vẽ tia phân giác On của góc AOM. Biết góc AON có số đo là 350
a/ Tính số đo góc AOM.
b/ Tính số đo góc AOB.
Đáp án: AOM = 700 ; AOB = 1400
III.Tóm tắt: (5’) 
 GV nhắc lại: 
Định nghĩa tia phân giác của một góc.
Tính chất tia phân giác của một góc.
IV Hướng dẫn các việc làm tiếp,: (2’)
BTVN: 30 - 33 SBT
Xem kĩ các BT đã giải.
Ngày soạn:	 Ngày dạy : 
TIẾT 16	MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ GÓC
 A. Mục tiêu:
Khắc sâu tính chất tia phân giác của góc.
Biết vẽ tia phân giác của góc.
Rèn tính cẩn thận khi vẽ.
B. Tài liệu hổ trợ: 
 + Sách giáo khoa Toán 6, sách tham khảo.
 + SBT Toán 6
C. Nội dung:
I. Phương pháp: (5’) 
Sử dụng định nghĩa tia phân giác của một góc: 
 Dựa vào nhận xét: Số đo của góc tạo bởi tia phân giác với mỗi cạnh của góc bằng nửa số đo của góc đó.
II- Bài tập: 
Hoạt động1: BT xác định tia phân giác:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
 GV treo bảng phụ ghi nội dung BT1
- Yêu cầu HS làm BT.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trao đổi và so sánh bài làm của bạn.
- Yêu cầu HS làm BT lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và bổ sung.
BT 1: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA , vẽ tia OB, OC sao cho AOC = 1200 , AOB = 600 . 
a/ Tia OB có nằm giữa hai tia OA, OC không? 
b/ So sánh góc AOB và BOC. 
c/ Tia OB có là tia phân giác của góc AOC không?Vì sao?
 Giải: C
 O 
 B 
 A
 a/ Tia OB và OC cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA và góc AOB nhỏ hơn góc AOC nên tia OB nằm giữa hai tia OA, OC.
b/ Tia OB nằm giữa hai tia OA, OC nên:
 AOB+ BOC = AOC 
hay 600 + BOC = 1200 
 BOC = 1200 - 600 = 600 
Vậy AOB = BOC
c/ Tia OB ù là tia phân giác của góc AOC vì tia OB có nằm giữa hai tia OA, OC và tạo với góc ấy hai góc bằng nhau. 
Hoạt động 2: BT tìm tia phân giác:
 GV hướng dẫn xét từng tia, chọn tia nào thoả mãn định nghĩa tia phân giác của một góc..
- Yêu cầu HS làm các BT.
- HS thực hiện xong.
- Yêu cầu HS làm BT lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét .
BT 2: 
Tìm trên HV những tia là tia phân giác của một góc.Biết O1 = O2 = O3 = O4
 b c d
 2 3 
 1 4
 a O a’
Giải: 
Ob là tia phân giác của góc aOb.
Oc là tia phân giác của góc bOd.
Od là tia phân giác của góc cOa’.
Oc là tia phân giác của góc aOa’.
Hoạt động3: BT trắc nghiệm:
Cho HS làm vào phiếu bt.
YC HS xác định rồi điền tiếp.
Hoạt động nhóm.
HS trả lời vào phiếu BT.
GV nhận xét và giải thích. Có thể cho vài VD minh hoạ.
BT 3: Hoàn thành các câu sau:
a/ Tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy thì .......
b/ Nếu Ot là tia phân giác của góc xOy thì...
c/ Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng ... 
d/ Hai góc bùï nhau có tổng số đo bằng ...
e/ Hai góc kề bù có tổng số đo bằng ...
 f/ Góc vuông có số đo là ...
g/ Góc bẹt có số đo là ...
h/ Góc nhọn có số đo ...
i/ Góc tù có số đo ...
IV Hướng dẫn các việc làm tiếp,: (2’)
Xem kĩ các BT đã giải.
Ôn lại phép cộng phân số.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU_CHON_TOAN_6_HKII_(_16-19)doc.doc