Giáo án Tin học Lớp 7 - Tuần 7 - Nguyễn Vũ Lăng

Giáo án Tin học Lớp 7 - Tuần 7 - Nguyễn Vũ Lăng

I.Mục tiêu:

+ Kiến thức: HD HS sử dụng địa chỉ công thức.

+ Kỹ năng: Hs hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.

+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.

II.Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.

+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).

II.Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

 HS1: Em hãy lên bảng viết lại các kí hiệu phép toán sd trong chương trình bảng tính.

 HS2:Các phép toán trong chương trình bảng tính thực hiện theo trình tự nào?

 Dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô là dấu gì?

3.Bài mới:

Giáo viên & Học sinh Nội dung

 3.Sử dụng địa chỉ trong công thức.

-GV: em hãy nhắc lại địa chỉ của 1 ô, cho vd?

-HS trả lời: Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.

-GV hỏi: Nếu Ô A1 cho dữ liệu số 12

 Ô B1 cho dữ liệu số 8

 Ô C1 cần tính TBC của 2 ô A1 và B1

Ta nhập công thức vào ô C1 ntn?

-HS trả lời: Ở ô C1 nhập =(12+8)/2

-GV:Tuy nhiên, nếu dữ liệu trong ô A1 sửa thành 22 thì em phải tính lại. Để kết quả trong ô C1 tự động cập nhật, em có thể thay số 12 bằng địa chỉ của ô A1 và số 8 bằng địa chỉ của ô B1 trong công thức. Vậy ở ô C1 ta sẽ nhập ntn?

-HS trả lời: Ô C1 nhập =(A1+B1)/2 Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.

VD: A1, B5, D23

Ở ô C1 nhập =(12+8)/2

Ô C1 nhập =(A1+B1)/2

4. Củng cố - Dặn dò: Nhắc lại một số kiến thức vừa học.

Học bài và chuẩn bị cho giờ thực hành.

IV. Rút kinh nghiệm

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Tuần 7 - Nguyễn Vũ Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 07
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
TIẾT 13
Ngày
04.10
03.10
BÀI 3:THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH.
I.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HD HS sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức.
+ Kỹ năng: Hs hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
II.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
III.Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
Giáo viên & Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 1.Sử dụng công thức để tính toán.
-GV:Từ các dữ liệu đã nhập vào ô tính, em có thể thực hiện các tính toán và lưu lại kết quả. Tính toán là khả năng ưu việt của chương trình bảng tính.
-GV: Em hãy cho biết 1 số ví dụ về các biểu thức tính toán trong toán học?
-GV: Em hãy cho một số ví dụ về phép toán trong toán học và kí hiệu của nó?
-Bảng tính Excel cũng sử dụng công thức và các phép toán.
-Các kí hiệu sau đây sử dụng để kí hiệu các phép toán:
+ Kí hiệu phép cộng
- Kí hiệu phép trừ
* Kí hiệu phép nhân
/ Kí hiệu phép chia
^ Kí hiệu phép luỹ thừa
% Kí hiệu phép phần trăm
-GV: Các phép toán trong toán học thực hiện theo trình tự như thế nào?
-HS thảo luận trả lời:
-Các phép toán trong chương trình bảng tính cũng thự hiện theo trình tự thông thường như trong toán học.
Ví dụ: Các biểu thức toán học
 (7+5):2 ; 13x2-8
Kí hiệu:
Phép cộng(+); phép trừ(-); Phép nhân(x); Phép chia(:); Luỹ thừa(25); phần trăm(%)
Trong excel sử dụng công thức và phép toán như sau:
13+5: phép cộng
21-7 : phép trừ
3*5 : phép nhân
18/2 : phép chia
6^2 : lũy thừa
6% : phần trăm
-Các phép toán trong dấu() thực hiện trước rồi đến phép luỹ thừa, sau đó đến phép nhân và chia, cuối cùng là phép cộng và trừ.
Hoạt động 2: 2.Nhập công thức
-Gv cho HS quan sát H22.
- Hs quan sát H22
-Gv hỏi: -Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, ta thấy nội dung trên thanh công thức và dữ liệu có trong ô như thế nào?
-Hs: là giống nhau
-GV hỏi: Nếu trong ô có công thức thì nội dung trên thanh công thức và dữ liệu có trong ô như thế nào?
-HS: khác nhau. Công thức trên thanh công thức, trong ô là kết quả tính bởi công thức đó.
-Dấu = là dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào 1 ô. Các bước thực hiện như hình 22.
-Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, ta thấy nội dung trên thanh công thức và dữ liệu có trong ô là giống nhau
-Nếu trong ô có công thức thì nội dung trên thanh công thức và dữ liệu có trong ô là khác nhau. Vì trong ô là kết quả tính bởi công thức đó.
4. Củng cố:
Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Cho HS trả lời câu 1,2 trang 24 sgk.
Học bài và đọc phần 3 trang 23 sgk.
IV. Rút kinh nghiệm
TUẦN 07
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
TIẾT 14
Ngày
05.10
BÀI 3:THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH.(tiếp)
I.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HD HS sử dụng địa chỉ công thức.
+ Kỹ năng: Hs hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
II.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
II.Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Em hãy lên bảng viết lại các kí hiệu phép toán sd trong chương trình bảng tính.
 HS2:Các phép toán trong chương trình bảng tính thực hiện theo trình tự nào?
 Dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô là dấu gì?
3.Bài mới:
Giáo viên & Học sinh
Nội dung
 3.Sử dụng địa chỉ trong công thức.
-GV: em hãy nhắc lại địa chỉ của 1 ô, cho vd?
-HS trả lời: Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. 
-GV hỏi: Nếu Ô A1 cho dữ liệu số 12
 Ô B1 cho dữ liệu số 8
 Ô C1 cần tính TBC của 2 ô A1 và B1
Ta nhập công thức vào ô C1 ntn?
-HS trả lời: Ở ô C1 nhập =(12+8)/2
-GV:Tuy nhiên, nếu dữ liệu trong ô A1 sửa thành 22 thì em phải tính lại. Để kết quả trong ô C1 tự động cập nhật, em có thể thay số 12 bằng địa chỉ của ô A1 và số 8 bằng địa chỉ của ô B1 trong công thức. Vậy ở ô C1 ta sẽ nhập ntn?
-HS trả lời: Ô C1 nhập =(A1+B1)/2
Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. 
VD: A1, B5, D23
Ở ô C1 nhập =(12+8)/2
Ô C1 nhập =(A1+B1)/2
4. Củng cố - Dặn dò: 	Nhắc lại một số kiến thức vừa học. 
Học bài và chuẩn bị cho giờ thực hành.
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13-14.doc