Giáo án Số học lớp 6 - Tuần 5

Giáo án Số học lớp 6 - Tuần 5

A.MỤC TIÊU:

ã HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép chia hết, phép chia có dư.

ã Rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS: tính nhanh, tính nhẩm.

ã Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép chia để giải một số bài toán thực tế.

B.CHUẨN BỊ:

 GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi

 HS: Vở viết, SGK, máy tính bỏ túi.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 I.Ổn định tổ chức:

 Sĩ số lớp 6C:

 Vắng:

 II.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 14/09/08 
Ngày dạy: 22/09/08
Tiết 11: Luyện Tập
A.Mục Tiêu:
HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép chia hết, phép chia có dư.
Rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS: tính nhanh, tính nhẩm.
Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép chia để giải một số bài toán thực tế.
B.Chuẩn bị:
	GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi
	HS: Vở viết, SGK, máy tính bỏ túi.
C.Tiến trình dạy học:
	I.ổn định tổ chức:
	Sĩ số lớp 6C: 
	Vắng: 	
	II.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1: Khi nào ta có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b≠0).
 Bài tập: Tìm x biết:
6.x – 5 = 613.
12(x - 1) = 0.
HS2: Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b ( b ≠ 0) là phép chia có dư?
 Bài tập: Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho 3, chia cho 3 dư 1, chia cho 3 dư 2
2 HS lên bảng chữa bài tập theo sự chỉ định của GV.
HS1: Phát biểu:
x=103
x=1
HS2:Phát biểu:
 3k, 3k+1, 3k+ 2 (kẻN)
	III.Bài mới:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạng 1: Tính nhẩm
GV gọi 2 HS lên bảng làm.
Cho phép tính 2100:50. Theo em nhân cả số bị chia và số chia với số nào là thích hợp? 
Tương tự hãy tính 1400:25?
 c) Gọi 2 HS lên bảng làm.
BT 52 (SGK - 52):
a) 14.50=(14:2) . (50.2) = 7.100 = 700.
 16.25=(16:4) . (25.4) = 4.100 = 400.
b) HS: Nhân cả số bị chia và số chia với 2.
 2100:50 = (2100.2) : (50.2)
 = 4200:100 = 42
 1400:25 = (1400.4): (25.4) 
 = 5600:100 = 56
c) 132:12=(120+12):12 = 120:12+12:12 
 = 10 +1 = 11.
96: 8=( 80 + 16): 8 = 80:8 + 16:8 
 = 10 + 2 = 12.
Hoạt động 2: Dạng 2: Bài toán ứng dụng thực tế.
+ GV đọc đề bài, gọi 1 HS đọc lại. Yêu cầu HS tóm tắt lại nội dung bài toán.
+ GV: Theo em ta giải bài toán như thế nào?
+ GV: Em hãy thực hiện lời giải đó.
+ GV Gọi 2 HS đọc đề bài, sau đó tóm tắt nội dung bài toán.
+ GV: Muốn tính được số toa ít nhất em phải làm thế nào?
+ GV: Gọi 2 HS lên bảng làm. 
BT 53 (SGK-25).
HS : Đọc đề bài, tóm tắt nội dung bài toán.
HS: - Nếu chỉ mua vở loại I ta lấy 21000đ: 2000đ. Thương là số vở cần tìm.
 - Nếu chỉ mua vở loại II ta lấy 21000đ: 1500đ.Thương là số vở cần tìm.
HS: lên bảng trình bày lời giải.
(ĐS: 10 vở loại I, 14 vở loại II).
BT 54 (SGK - 25):
HS : Đọc đề bài, tóm tắt nội dung bài toán.
HS: Tính mỗi toa có bao nhiêu chỗ. Lấy 1000 chia cho số chỗ mỗi toa, từ đó xác định được số toa cần tìm.
HS lên bảng thực hiện:
 - Số người mỗi toa chứa nhiều nhất là:
 8.12 = 96 ( người ).
 - Ta có 1000: 96 =10 dư 40.
 - Vậy số toa ít nhất để chở hết 1000 khách du lịch là 10 + 1 = 11 toa.
Hoạt động 3: Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
Yêu cầu học sinh thực hành BT 55 (SGK - 25) 
BT 55 (SGK - 25).
Vận tốc của ô tô là: 288:6 = 48 (km/h).
Chiều dài miếng đất hình chữ nhật là:
1530 : 34 = 45 (m).
	IV. Củng cố: Kết hợp trong từng dạng bài tập .
	V.Hướng dẫn về nhà:
	+ Ôn lại các kiến thức về phép trừ và phép chia.
 + Đọc “ Câu chuyện về lịch”(SGK - 26)
	+ Làm BT 76 - 80 ( SBT-12).
 + Đọc trước bài: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Tuần 5.
Ngày soạn: 15/09/08. 
Ngày dạy: 23/09/08
Tiết 12 . Đ7. luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
 nhân hai luỹ thừa cùng cơ số 
A.Mục Tiêu:
HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. 
HS biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của các luỹ thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
HS thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng luỹ thừa.
B.Chuẩn bị:
	GV: Bảng phụ.
	HS: SGK, vở bài tập
C.Tiến trình dạy học:
	I.ổn định tổ chức:
	Sĩ số lớp 6C: 
	Vắng:	
	II.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS: Hãy viết các tổng sau thành tích.
 5 + 5 + 5+ 5+ 5
 a + a + a+ a+ a+ a
+ GV: Tổng của nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân. Còn tích cảu nhiều thừa số bằng nhau ta có thể viết gọn như thế nào? Ta sẽ biết được điều đó trong bài học hôm nay.
HS: 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 . 5
 a + a + a + a + a + a = 6 . a
	III.Bài mới:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: .Luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
+ GV : Ta có thể viết gọn:
 2. 2 .2 = 23 ; a.a.a.a=a4 .
Tương tự em hãy viết gọn các tích sau:
 7.7.7; b.b.b.b; ) (n≠0)
+ GV: Hướng dẫn HS cách đọc 73 đọc là: 7 mũ 3 hoặc 7 luỹ thừa 3 hoặc luỹ thừa bậc 3 của 7.
7 gọi là cơ số, 3 gọi là số mũ
tương tự em hãy đọc b4 , a4 , an . Hãy chỉ rõ đâu là cơ số đâu là số mũ? 
+ GV : Em hãy định nghĩa luỹ thừa bậc n của a. Viết dạng tổng quát?
+ GV giới thiệu : Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thừa
+ GV: yêu cầu HS thực hiện ?1(Gọi từng HS đọc kết quả điền vào ô trồng trên bảng phụ)
+ GV: nhấn mạnh. Trong một luỹ thừa với số mũ tự nhiên (khác 0).
 - Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng nhau.
 - Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau.
+ GV yêu cầu học sinh đọc và nhớ nội dung của phần chú ý(SGK - 27).
HS: 7.7.7 = 73 
 b.b.b.b = b4
 = an (n≠0)
HS chú ý nghe.
HS đứng tại chỗ đọc, chỉ rõ số mũ và cơ số
HS: (Phần đóng khung SGK - 26)
HS thực hiện ?1 
Luỹ thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của luỹ thừa
72
23
34
7
2
3
2
3
4
49
8
81
HS đọc chú ý trong SGK – 27.
Hoạt động 2: Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
+ GV: Viết tích của hai luỹ thừa thành một luỹ thừa.
23 . 22
a4 . a3
(gợi ý áp dụng ĐN luỹ thừa để làm)
+ GV: Em có nhận xét gì về số mũ của kết quả với số mũ của các luỹ thừa thừa số?
+ GV: Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào?
+ GV: nhấn mạnh số mũ cộng chứ không nhân.
GV: am.an =?
2 HS lên bảng làm
HS1: 23 . 22 = (2.2.2).(2.2) = 25.
HS2: a4 . a3 = (a.a.a.a).(a.a.a) = a7.
HS: Số mũ ở kết quả bằng tổng số mũ ở các thừa số.
HS: Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số:
 - Ta giữ nguyên cơ số.
 - Cộng các số mũ.
am.an = am+n.
HS đọc chú ý SGK - 27).
IV. Củng cố:
Nhắc lại định nghĩa luỹ thừa bậc n của a. Viết công thức tổng quát.
 2. Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thể nào? 
HS nhắc lại ĐN trong SGK
HS nhắc lại chú ý trong SGK
V.Hướng dẫn về nhà
	+ Học kỹ bài đã học.
	+ Làm BT 56 đến 60 (SGK – 27; 28) 
+ Xem trước các bài tập phần luyện tập
Tuần 5.
Ngày soạn: 16/09/08. 
Ngày dạy: 25/09/08
Tiết 13: Luyện Tập
A.Mục Tiêu:
HS phân biệt được cơ số và số mũ, nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
HS biết viết gọn một tích các thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa.
Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính luỹ thừa một cách thành thạo.
Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
B.Chuẩn bị:
	GV: Bảng phụ.
	HS: Phiếu học tập.
C.Tiến trình dạy học:
	I.ổn định tổ chức:
Sĩ số lớp 6C: 
	Vắng:	
	II.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS1: Hãy nêu ĐN luỹ thừa bậc n của a?
 Viết công thức tổng quát.
 AD: Tính: 102=? ; 53=?
HS2: Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số 
 ta làm thế nào?Viết dạng tổng quát?
 AD : Viết kết quả của phép tính dưới
 dạng một luỹ thừa.
 33.34 ; 52.57 ; 75.7
HS1: Phát biểu ĐN và viết công thức tổng quát như SGK
102 =10.10 =100; 53 = 5.5.5 =125
HS2: Phát biểu viết tổng quát như SGK
33.34 = 33+4 = 37
52.57= 52+7 = 59.
75.7 = 75+1 = 76.
	III.Bài mới:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạng 1.Viết một số tự nhiên dưới dạng luỹ thừa.
 GV gọi HS lên bảng làm, ở dưới cả lớp cùng làm rồi nhận xét.
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm mỗi em làm một câu.
+ GV thu và chấm nhanh bài của 5 em dưới lớp.
+ GV:Em có nhận xét gì về số mũ của luỹ thừa với chữ số 0 sau chữ số 1 ở giá trị của luỹ thừa?
BT 61 (SGK-28):
8 = 23; 16 = 42 = 24; 27 = 33; 
64 = 82 = 43 = 26; 81 = 92 = 34; 100 = 102.
BT 62 (SGK-28):
HS lên bảng làm
a) 102 = 100; 103 = 1000; 104 = 10000
 105 = 100 000; 106 = 1 000 000.
HS: Số mũ của cơ số 10 là bao nhiêu thì giá trị của luỹ thừa có bấy nhiêu chữ số 0 sau chữ số 1.
b) 1000=103 ; 1 000 000=106
 1 tỉ =109;
 1 = 1012.
Hoạt động 2: Dạng 2. Đúng, sai:
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích tại sao đúng? Tại sao sai? 
BT 63 (SGK-28):
HS : đứng tại chỗ trả lời và giải thích:
Sai vì đã nhân hai số mũ.
Đúng.
Sai vì không tính tổng số mũ.
Hoạt động 3: Dạng 3. Nhân các luỹ thừa
+ GV gọi 4 HS lên bảng đồng thời thực hiện 4 phép tính
BT 64 (SGK-29):
23.22.24 = 23+2+4 = 29.
102.103.105 = 102+3+5 = 1010.
x.x5 = x1+5 = x6.
a3.a2.a5 = a3+2+5 = a10. 
Hoạt động 4: Dạng 4: So sánh 2 số.
+ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm sau đó các nhóm treo bảng nhóm và nhận xét cách làm của các nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài và dự đoán 
 11112 = ?
+ Gọi 2 HS trả lời, cho HS cả lớp dùng máy tính kiểm tra lại kết quả.
BT 65 (SGK-29):
23 = 8; 32 = 9.
 mà 8 < 9 nên 23 < 32.
 b) 24 = 16 ; 42 = 16
Suy ra 24 = 42.
 c) 25 = 32 ; 52 = 25.
 mà 32 > 25 nên 25 > 52
 d) 210 = 1024 > 100.
BT 66(SGK-29):
HS: 11112=1234321
	IV.Củng cố: 
- Nhắc lại ĐN luỹ thừa bậc n của cơ số a.
 - Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào?
HS trả lời câu hỏi.
	V.Hướng dẫn về nhà:
	+ BTVN: 90 - 93 (SBT-13). 
 + Đọc trước bài chia hai luỹ thừa cùng cơ số.

Tài liệu đính kèm:

  • docdai6 tuan5.doc