Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012

I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/. Kiến thức:Biết được quy tắc dấu ngoặc, khái niệm tổng đại số.

 2/. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc dấu ngoặc vào giải các bài tập.

 3/. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tế trong giải toán.

II/.CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.

 2/. Học sinh: nắm vững các phép tính, tính chất trong tập Z, xem trước nội dung bài học.

III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 1/.On định : (1) Kiểm tra sỉ số hs.

 2/.Kiểm tra: (5)

 ?/ : Nêu quy tắc trừ hai số nguyên? Thực hiện phép tính:

 a) 7 + ( 5 -13). b) 12 - 4 – 6.

 Đáp án:

 Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ,ta cộng a với số đối của b. ( 2đ)

 a – b = a+ (-b) (2đ)

 a) 7 + ( 5 - 13) = 7 + (-8) = -1. b) 12 – ( 4 – 6) = 14 (6đ)

 3/. Bài mới:

 Nêu vấn đề:”Nếu ta thực hiện bỏ dấu ngoặc : 7 + ( 5 - 13) = 7 + 5 – 13 Đúng hay sai?”

Hãy cẩn thận khi thực hiện bỏ dấu ngoặc , ta cần tuân theo quy tắc bỏ dấu ngoặc như thế nào?

Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc dấu ngoặc.

Mục tiêu: Biết được quy tắc dấu ngoặc.

- Yêu cầu Hs trung bình và khá trả lời ?1 a, b.

- Nhận xét.

- Lưu ý so sánh số đối của tổng với tổng các số đối.

- yêu cầu hs làm?2 thực hiện vận dụng kết quả kiểm tra bài cũ.

- Gv gợi ý để hs hình thành quy tắc bỏ dấu ngoặc ( sgk).

- nêu ví dụ sgk, hướng dẫn hs hiểu.

- Gọi 2 hs lên bảng hoàn thành ?3.

- Nhận xét.

trả lời ?1 a,b

(-2;5;3)

nhận xét

quan sát tổng với

 số đối của tổng

thực hiện ?2

Xem lại kết quả kiểm

 tra bài cũ

hình thành quy tắc

quan sát ví dụ sgk

hoàn thành ?3

nhận xét ( 16) 1/. Quy tắc dấu ngoặc:

 ?1. a) Số đối của: 2 là -2

 Số đối của: – 5 là 5

 Số đối của: 2 + (- 5) = - 3 là 3.

 b) so sánh:

Tổng các số đối:(-2) +5= 3(số đối của tổng).

 ?2. a) 7 + ( 5 - 13) = 7 + (-8) = -1

 7 + 5 + (- 13) = -1

Vậy: 7 + ( 5 - 13) = 7 + 5 + (- 13) = -1.

 b) 12 – ( 4 – 6) = 12 – (- 2 ) = 14

 12 - 4 + 6 = 14

Vậy : 12 – ( 4 – 6) =12 - 4 + 6 = 14.

* Quy tắc dấu ngoặc:

 ?3. a) (768 – 39) – 768 = 768 – 768 – 39 = - 39.

 b) (- 1579) – (12 – 1579) =(-1579) – 12 + 1579 = (-1579) + 1579 -12 = 0 -12 = - 12.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài8: QUY TẮC DẤU NGOẶC
Tuần: 17 Tiết: 51
Ngày soạn: 21.11.11
Ngày dạy: 6.12.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:Biết được quy tắc dấu ngoặc, khái niệm tổng đại số.
 2/. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc dấu ngoặc vào giải các bài tập.
 3/. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tế trong giải toán.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: nắm vững các phép tính, tính chất trong tập Z, xem trước nội dung bài học.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ : Nêu quy tắc trừ hai số nguyên? Thực hiện phép tính:
 	 a) 7 + ( 5 -13). b) 12 - 4 – 6.
 Đáp án:
 Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ,ta cộng a với số đối của b. ( 2đ)
 a – b = a+ (-b) (2đ)
 a) 7 + ( 5 - 13) = 7 + (-8) = -1. b) 12 – ( 4 – 6) = 14 (6đ) 
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Nếu ta thực hiện bỏ dấu ngoặc : 7 + ( 5 - 13) = 7 + 5 – 13 Đúng hay sai?”
Hãy cẩn thận khi thực hiện bỏ dấu ngoặc , ta cần tuân theo quy tắc bỏ dấu ngoặc như thế nào?
Trợ giúp của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc dấu ngoặc.
Mục tiêu: Biết được quy tắc dấu ngoặc.
- Yêu cầu Hs trung bình và khá trả lời ?1 a, b.
- Nhận xét.
- Lưu ý so sánh số đối của tổng với tổng các số đối.
- yêu cầu hs làm?2 thực hiện vận dụng kết quả kiểm tra bài cũ.
- Gv gợi ý để hs hình thành quy tắc bỏ dấu ngoặc ( sgk).
- nêu ví dụ sgk, hướng dẫn hs hiểu.
- Gọi 2 hs lên bảng hoàn thành ?3.
- Nhận xét.
trả lời ?1 a,b
(-2;5;3)
nhận xét
quan sát tổng với
 số đối của tổng
thực hiện ?2
Xem lại kết quả kiểm
 tra bài cũ
hình thành quy tắc
quan sát ví dụ sgk
hoàn thành ?3
nhận xét ( 16’)
1/. Quy tắc dấu ngoặc:
 ?1. a) Số đối của: 2 là -2
 Số đối của: – 5 là 5
 Số đối của: 2 + (- 5) = - 3 là 3.
 b) so sánh: 
Tổng các số đối:(-2) +5= 3(số đối của tổng).
 ?2. a) 7 + ( 5 - 13) = 7 + (-8) = -1
 7 + 5 + (- 13) = -1
Vậy: 7 + ( 5 - 13) = 7 + 5 + (- 13) = -1.
 b) 12 – ( 4 – 6) = 12 – (- 2 ) = 14
 12 - 4 + 6 = 14
Vậy : 12 – ( 4 – 6) =12 - 4 + 6 = 14.
* Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu”- “đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng bên trong dấu ngoặc: dấu “+’ thành dấu “-“ và dấu “-“ thành dấu “+”.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
 ?3. a) (768 – 39) – 768 = 768 – 768 – 39 = - 39.
 b) (- 1579) – (12 – 1579) =(-1579) – 12 + 1579 = (-1579) + 1579 -12 = 0 -12 = - 12.
* Hoạt động 2: tìm hiểu khái niệm tổng đại số.
Mục tiêu: Nắm được dạng của tổng đại số và tự ví dụ được tổng đại số.
-Giới thiệu khái niệm “ tổng đại số “
?/ hãy ví dụ tổng đại số?
- Nhận xét.
- nêu ví dụ thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng.
- Nêu ví dụ có thể nhóm tùy ý các số hạng đổi dấu các số hạng bên trong ngoặc.
- yêu cầu hs đọc chú ý sgk.
- Chốt lại khái niệm.
tìm hiểu khái niệm
nêu ví vụ một
 tổng đại số
quan sát ví dụ
lưu ý so sánh hai 
ví dụ
đọc chú ý sgk
ghi bài
 ( 12’)
2/. Tổng đại số:
 Một dãy các phép tính cộng , trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
 - Trong một tổng đại số ta có thể thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng:
 a – b – c = - b + a – c = - b – c + a.
 - Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý : nếu trước dấu ngoặc là dấu “- “ thì phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc:
 a – b – c = (a – b) – c = a – ( b + c) .
 * Chú ý ( sgk).
 4/. Củng cố: (10’)
 Bài tập 57 ( sgk/ 85 )
30 + 12 + ( - 20 ) + ( - 12) = 30 + (-20) + 12 + (- 12) = 10.
 Bài tập 58 ( sgk /85)
x + 22 + ( - 14 ) + 52 = x + 22 + 52 + (-14 ) = x + 74 + (-14 ) = x + 60.
Bài tập 59 ( sgk/85)
( -2002) – (57 – 2002) = (-2002) – 57 + 2002 = -57 .
Bài tập 60 ( sgk/85)
a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65 ) = 27 + 65 + 346 – 27 – 65 = 346.
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học bài theo sgk.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm các bài tập còn lại ( sgk/85).
- Xem lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị tiết ôn tập thi học kì I.
LUYỆN TẬP
Tuần: 17 Tiết: 52
Ngày soạn: 22.11.11
Ngày dạy: 7.12.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:Vận dụng quy tắc dấu ngoặc, các phép tính cộng , trừ hai số nguyên để giải các dạng bài tập cơ bản.
 2/. Kĩ năng: Giải được đúng , chính xác và hoàn chỉnh các bài tập .
 3/. Thái độ: Cẩn thận , chính xác, có ý thức vận dụng vào thực tiễn.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức bài cũ, xem kĩ các bài tập. Dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Nêu quy tắc dấu ngoặc? Tính tổng : a)(-17)+ 5 + 8 + 17; b) ( -5 ) + ( -10 ) + 16 + (-1).
 Đáp án:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu”- “đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng bên trong dấu ngoặc: dấu “+’ thành dấu “-“ và dấu “-“ thành dấu “+”.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên ( 2đ)
 	 a) = 13; b) = - 15 + 15 = 0 ( 8đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Vận dụng kiến thức trên vaò giải các bài toán dạng cơ bản có liên quan”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giải bài tập về thực hiện phép tính.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng bõ ngoặc hoặc thêm dấu ngoặc hợp lí.
- Nêu bài tập thực hiện phép tính.
 a) ( -24) + 6 + 10 + 24.
b) (-3) + (-350) + (-7) + 350.
c) 15 + 23 + (-25) + (-23).
d) (-9) + (-11) + 21 + (-1).
-Gọi 4 hs lên bảng thực hiện giải bài tập.
- Yêu cầu hs nhận xét.
quan sát bài tập
 hs trung bình giải
hs trung bình giải
hs trung bình giải
hs khá giải
các hs lên bảng giải
nhận xét, sửa bài
 (13’)
 Bài tập 1: Thực hiện phép tính:
a) ( -24) + 6 + 10 + 24 = [ (-24) + 24] + [6 + 10] = 0 + 16 = 16.
b) (-3) + (-350) + (-7) + 350 = [ (-350) + 350 ] + [(-3) + (-7)] = 0 + (-10) = -10.
c) 15 + 23 + (-25) + (-23) = [23 + (-23)] + [15 + (- 25)] = 0 + (-10) = -10.
d) (-9) + (-11) + 21 + (-1) = [ (-9) + (-1)] + [(-11) + 21] = (-10) + 10 = 0.
* Hoạt động 2: Giải bài tập đơn giản biểu thức 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng trình bày lời giải
 - Gv nêu bài tập đơn giản biểu thức.
a) x + 25 + (-17) + 63.
b) (-75) – (p +20) + 95.
-Gọi 2 hs lên bảng thực hiện giải bài tập .
- yêu cầu hs nhận xét.
- Gv nêu tiếp bài tập tính giá trị của biểu thức : x + b + c, biết 
 a) x = -3, b = -4 , c = 2.
 b) x = 0 , b = 7 , c = - 8.
- Hướng dẫn hs cách giải bài tập trên.
- Gọi 2 hs lên bảng giải.
- Nhận xét.
quan sát bài tập
hs khá lên bảng giải
hs khá lên bảng giải
các hs lên bảng giải
nhận xét
quan sát tiếp bài tập
Tính giá trị của biểu thức
2 hs lên bảng giải bài tập
chú ý theo dõi
cả lớp cùng giải bài tập
nhận xét
 ( 17’)
Bài tập 2: đơn giản biểu thức.
a) x + 25 + (-17) + 63 = x + 25 + 63 +
 (-17) = x + 88 + (-17) = x + 71.
b).(-75) – (p +20) + 95 = (-75) – p – 20 + 95 = [ (-75) – 20] – p + 95 = (-95) – p + 95 = [(-95) + 95] – p = 0 – p = - p .
Bài tập 3: tính giá trị của biểu thức : 
x + b + c, biết :
 a) x = -3, b = -4 , c = 2
Ta có: x + b + c = (- 3 ) + ( - 4 ) + 2
 = - 5 .
b) x = 0 , b = 7 , c = - 8
Ta có: x + b + c = 0 + 7 + (-8) 
 = - 1.
 4/. Củng cố: (8’)
 Tìm số nguyên x:
3 + x = 7. ( Kq: x = 4)
x + 5 = 0. ( Kq: x = - 5)
x + 9 = 2. ( Kq: x = - 7 ).
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học lại các kiến thức chương II.
- Xem lại hệ thống các bài tập đã giải.
- Chuẩn bị ôn tập thi học kì I.
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tuần:17 Tiết: 53
Ngày soạn: 23.11.11
Ngày dạy: 9.12.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: Nắm vững lại kiến thức về tập hợp số nguyên , thứ tự trong tập hợp Z, cộng ,trừ hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
 2/. Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức đã học vào giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Oân lại kiến thức cũ.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Viết tập hợp các số nguyên ? Hoàn thành trục số sau:
 Đáp án:
 Z = {; -3; -2 ;-1; 0;1; 2; 3; }. ( 4đ)
 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 ( 5đ)
 ? phụ: Ta nói số 0 không là số nguyên âm cũng không là số nguyên dương. Đúng hay Sai?
 ( Đ) (1đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập ”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
* Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ.
Mục tiêu: Nắm vững lại hệ thống kiến thức chương II.
- Gv hệ thống lại kiến thức cũ cho hs.
?/ Vì sao phải mở rộng tập số tự nhiên?
?/ giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
?/ Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu?
?/ Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
?/ Nêu cách thực hiện phép trừ hai số nguyên?
?/ Quy tắc dấu ngoặc được thực hiện như thế nào?
hệ thống lại kiến thức cũ
trả lời ( nhu cầu cuộc sống )
trả lời ( khoảng cách từ a đến 0)
trả lời ( cộng số , dấu chung)
trả lời ( số lớn trừ số bé, dấu của số lớn)
trả lời ( cộng với số đối)
trả lời ( bỏ ngoặc phải lưu ý dấu ) 
 (10’)
* Lý thuyết:
- Tập Z = { ; -3; -2; -1 ;0; 1; 2; 3;}
- điểm a < b nếu a nằm bên trái b.
- Giá trị tuyệt đối của a là số nguyên dương ( trừ số 0)
- Cộng hai số nguyên sùng dấu: Số cộng với số , dấu là dấu chung.
- Cộng hai số nguyên khác dấu : Số lớn trừ số bé, dấu của số lớn.
- Trừ số nguyên a cho số nguyên b : lấy a + (-b).
-Bỏ dấu ngoặc : Nếu trước dấu ngoặc có dấu “ –“ thì đổi dấu các số hạng trong ngoặc. Nếu có dấu “+” thì giữ nguyên.
* Hoạt động 2: Giải các bài tập vận dụng.
Mục tiêu; Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vào giải toán và trình bày lời giải hỡp lí.
- Gv nêu bài tập : Tính và so sánh kết quả?
a) ( -5) + (-3) và (-5 ) – (-3).
b) (+7) + (-2) và (-7 ) + (-2)
c) và (-6) + (-3).
- Gọi 3 hs thực hiện giải.
-Nhận xét
- Gv nêu tiếp bài tập tính giá trị của biểu thức:
a) x + 6 - (-4) + 2 , biết x = -3.
b) 7 – x - 2 2 + (-1) , biết x = 5.
- Hướng dẫn hs cách giải.
- Gọi 2 hs lên bảng giải.
- Nhận xét.
quan sát bài tập
chú ý yêu cầu bài tập
3 hs lên bảng giải bài tập
quan sát tiếp bài tập
chú ý nghe gv hướng dẫn cách giải
2 hs thực hiện giải 
nhận xét
 (18’)
Bài tập 1: Tính và so sánh kết qủa:
a) ( -5) + (-3) và (-5 ) – (-3).
( -5) + (-3) = -8.
(-5) – (-3) = (-5) + 3 = -2.
Vì : -8 < -2 nên (-5) + (-3) < (-5) – (-3).
b) (+7) + (-2) và (-7 ) + (-2)
(+7) + (-2) = 5
(-7) + (-2) = -9
Vì: 5> -9 nên (+7) + (-2) > (-7) – (-2).
c) và (-6) + (-3).
 = 6 + 3 = 9
(-6) + (-3) = -9.
Vì : 9 > -9 nên > (-6) + (-3).
Bài tập 2: tính giá trị của biểu thức:
a) x + 6 - (-4) + 2 , biết x = -3.
 (-3) +6 +4 +2 = 9. 
b) 7 – x - 2 2 + (-1) , biết x = 5.
 7 – 5 – 4 + (-1) = -3.
 4/. Củng cố: (10’)
 	Bài tập: Thực hiện phép tính:
a) ( -24) + 6 + 10 + 24 = [ (-24) + 24] + [6 + 10] = 0 + 16 = 16. 
b) (-3) + (-350) + (-7) + 350 = [ (-350) + 350 ] + [(-3) + (-7)] = 0 + (-10) = -10.
c) 15 + 23 + (-25) + (-23) = [23 + (-23)] + [15 + (- 25)] = 0 + (-10) = -10.
d) (-9) + (-11) + 21 + (-1) = [ (-9) + (-1)] + [(-11) + 21] = (-10) + 10 = 0.
 5/. Dặn dò: (1’)
- Học bài thật kĩ chuẩn bị ôn thi học kì I.
- Xem lại các kiến thức có liên quan chuẩn bị thi học kì I.
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tuần: 17 Tiết: 54
Ngày soạn: 25.11.11
Ngày dạy: 10.12.11	
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: Oân lại các phép tính cộng , trừ hai số nguyên, quy tắc bỏ dấu ngoặc.
 2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ: Có ý thức tự lực vận dụng kiến thức vào giải toán.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Xem lại hệ thống kiến thức đã học.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (6’)
 	?/ Thực hiện phép tính:
 	 62 : 4 .3 + 2 . 52
 Đáp án:
 62 : 4 .3 + 2 . 52 = 36 : 4 .3 + 2. 25 = 9 .3 + 50 = 27 + 50 = 77, ( 6đ)
 ? phụ: Nêu thứ tự thực hiện phép tính?
 - Không có dấu ngoặc: lũy thừa nhân và chia cộng và trừ.
 - Có dấu ngoặc: ( ) [ ] { }. ( 2đ) 
 ?/ Số 77 có là số nguyên tố không? Số nguyên tố là gì?
 	Không. Vì 77 chia hết cho 7 .
 Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có 2 ứơc là số 1 và chính nó. ( 2đ) 
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”vận dụng kiến thức vào giải các bài tập”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hiện phép tính:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức và cách trình bày lời giải khoa học.
- Gv nêu đề bài tập : thực hiện phép tính: 
a) 80 – ( 4.52 – 3 . 2 3)
 b) 23 . 75 + 25 .23 + 180.
- gọi 2 hs lên bảng giải, nhận xét khuyến khích cho điểm hs.
- Lưu ý hs dạng bài tập trên: vận dụng thứ tự thực hiện phép tính, tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
quan sát bài tập
nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính
2 hs lên bảng giải bài tập
nhận xét , chú ý
 (14’)
Bài tập 1: thực hiện phép tính: 
a) 80 – ( 4.52 – 3 . 2 3)
= 80 – ( 4. 25 – 3 . 8) 
= 80 – ( 100 – 24 )
= 80 – 76 
= 4.
 b) 23 . 75 + 25 .23 + 180.
= 23 .( 75 + 25) + 180
= 23 . 100 + 180 
= 2300 + 180 
= 2480.
* Hoạt động 2: Giải bài tập tìm x
Mục tiêu: Rèn kĩ năng phán đoán chính xác và kĩ năng trình bày .
- Gv nêu đề bài tập: Tìm số tự nhiên x biết:
 a) 30 x và 42 x .
 b) x 30 và x 36 , 400 < x < 500.
- Gọi 2 hs lên bảng giải , tất cả hs còn lại thực hiện giải toán.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Lưu ý khi nào thì tìm x cho thích hợp.
quan sát bài tập
nhớ lại cách tìm ƯCLN, BCNN
2 hs lên bảng giải 
nhận xét
lưu ý
 (14’)
Bài tập 2: Tìm số tự nhiên x biết:
 a) 30 x và 42 x .
x ƯC ( 30 ; 42 ) 
ƯCLN ( 30 ; 42 ) = 6.
ƯC ( 30; 36) = Ư ( 6) = { 1; 2; 3; 6.}
x 30 và x 36 , 400 < x < 500.
x BC ( 30 ; 36) 
BCNN ( 30; 36) = 180.
BC( 30; 36 ) = B ( 180 ) = { 0; 180 ; 360; 540; }
 Vậy : x = 360.
 4/. Củng cố: ( 9’)
 	Tìm ƯCLN ( 26; 32) ( Kq: 2).
 	Tìm BCNN( 26; 32) ( Kq: 416). 
 5/. Dặn dò: (1’)
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Chuẩn bị thi học kì I cho tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc