1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Học sinh hiểu và nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
b) Kĩ năng
- Học sinh tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.
c) Thái độ
- Rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, nhạy bén và cẩn thận khi tính.
2. Trọng tâm
Nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
3. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng, bảng phụ.
HS:Bảng nhóm, thước thẳng.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng
GV: Nêu yêu cầu
HS1:
1) Phát biểu qui tắc chuyển vế? (5 điểm)
2) Sửa bài 66/ SGK/87 (5 điểm)
HS1:
1) Qui tắc: như SGK.
2) Bài 66/ SGK/ 87
4 – (27 – 3) = x – (13 - 4)
4 – 24 = x – 9
–20 = x – 9
x = –20 + 9
x = –11.
HS2: Sửa bài 67 (b; c)/ 87/ SGK (10 đ)
HS2: Bài 67 / SGK/ 87
b) (–42) + 52 = 52 – 42 = 10
c) 13 – 31 = 13 + (-31) =–(31 – 13) = –18
NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU Tiết: 60 ; bài 10 Tuần 20 Ngày dạy: 5/ 01/2011 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Học sinh hiểu và nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. b) Kĩ năng - Học sinh tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu. c) Thái độ - Rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt, nhạy bén và cẩn thận khi tính. 2. Trọng tâm Nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu 3. Chuẩn bị GV: Thước thẳng, bảng phụ. HS:Bảng nhóm, thước thẳng. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định - Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 4.2 Kiểm tra miệng GV: Nêu yêu cầu HS1: 1) Phát biểu qui tắc chuyển vế? (5 điểm) 2) Sửa bài 66/ SGK/87 (5 điểm) HS1: 1) Qui tắc: như SGK. 2) Bài 66/ SGK/ 87 4 – (27 – 3) = x – (13 - 4) 4 – 24 = x – 9 –20 = x – 9 x = –20 + 9 x = –11. HS2: Sửa bài 67 (b; c)/ 87/ SGK (10 đ) HS2: Bài 67 / SGK/ 87 b) (–42) + 52 = 52 – 42 = 10 c) 13 – 31 = 13 + (-31) =–(31 – 13) = –18 4.3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 I. Nhận xét mở đầu GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ ?1; ?2; ?3. HS: Thảo luận theo nhóm (3 phút). ?1 (–3).4 = (–3) + (–3) + (–3) + (–3) = –12 GV: Gọi ba HS lên bảng trình bày. HS:Ba HS lên bảng thực hiện. ?2 (–5).3 = (–5) + (–5) + (–5) = –15 2.( –6) = (–6) + (–6) = –12 ?3 + GTTĐ của tích bằng tích các GTTĐ. + Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “-” Hoạt động 2 II. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu GV: Từ nhận xét em hãy phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. HS: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được. GV: Giới thiệu chú ý (SGK/ 88) * Chú ý: (SGK/ 89) GV: Gọi hai HS đọc ví dụ/ 89/ SGK + Tính 40 sản phẩm đúng qui cách? + Tính 10 sản phẩm sai qui cách? + Từ đó suy ra tiền lương một tháng của công nhân. HS: Thựïc hiện ( 2 phút) GV: Gọi một HS lên bảng trình bày. HS: Một HS lên bảng thực hiện Ví dụ: (SGK/ 89) Giải: Lương công nhân tháng vưà qua là: 40. 20 000 + 10.( –10 000) = 800 000 + (–100 000) = 700 000 (đồng) GV: Áp dụng qui tắc trên em hãy tính: a) 5.( –14) ; b) (–25).12 HS: Thực hiện (1 phút) GV: Gọi một HS lên bảng trình bày. HS: Một HS lên bảng thực hiện. GV: Nhận xét bài làm của học sinh. ?4 a) 5.( –14) = – (5.14) = –70 b) (–25).12 = – (25.12) = –300 4.4 Củng cố và luyện tập GV: Em hãy phát biểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu? HS: Hai HS đứng tại chỗ trả lời. GV: Yêu cầu HS thực hiện bài 73; 75/ SGK/ 89 theo nhóm. HS: Hoạt động theo nhóm.( 3 phút) + Nhóm 1; 2: bài 62 + Nhóm 3; 4: bài 63 GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm. HS: Đại diện các nhóm trình bày lên bảng. GV:Nhận xét bài làm của các nhóm. Bài 73/ SGK/ 89 a) (–5).6 = -30 b) 9.( –3) = -27 c) (–10).11 = 110 d) 150.( –4) = -600 Bài 75/ SGK/ 89 a) (–67).8 < 0 b) 15.( –3) < 15 c) (–7).2 < –7 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà -Đối với tiết học này: + Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu - Đối với tiết học tiếp theo + Làm bài tập: bài 76; 77/ SGK/ 89; Bài 112; 113; 114/ SBT/ 88. + Hướng dẫn bài 76: + Ở cột 4; 5 của bảng: thực hiện phép chia các số tự nhiên. Sau đó điền dấu thích hợp vào ô trống. + Xem nội dung bài nhân hai số nguyên cùng dấu 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: