1. Mục Tiêu
a. Kiến thức:
Hiểu tính chất: nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.
b. Kĩ năng :
Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa hai điểm A và B để giải các bài toán đơn giản.
c. Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận khi đo đoạn thẳng và tính chính xác khi tính độ dài đoạn thẳng.
2. Chuẩn bị:
Gv: Thước thẳng có chia khoảng, SGK, giáo án.
Hs: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
4. Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: KTSS
4.2 KTBC:
HS1: Đề: Cho hình vẽ : (10đ)
Điền vào chỗ chấm:
1. Hãy đo đoạn thẳng AM, MB, AB?
AM = .
MB = .
AB =
2. Tính AM + MB = .
3. So sánh AM + MB và AB?
Đáp án: 1. AM = 1,8cm (2đ)
MB = 3,2cm (2đ)
AB = 5cm (2đ)
2. AM + MB = 5 cm (2đ)
3. AM + MB = AB (2đ)
HS2: Đề: Cho hình vẽ: (10đ)
Điền vào chỗ chấm:
1. Hãy đo đoạn thẳng AM, MB, AB?
AM = .
MB = .
AB =
2. Tính AM + MB = .
3. So sánh AM + MB và AB?
Tiết ppct: 9 Ngày dạy: .. §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB 1. Mục Tiêu a. Kiến thức: Hiểu tính chất: nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại. b. Kĩ năng : Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa hai điểm A và B để giải các bài toán đơn giản. c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo đoạn thẳng và tính chính xác khi tính độ dài đoạn thẳng. 2. Chuẩn bị: Gv: Thước thẳng có chia khoảng, SGK, giáo án. Hs: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. 4. Tiến trình dạy học: 4.1 Ổn định tổ chức: KTSS 4.2 KTBC: HS1: Đề: Cho hình vẽ : (10đ) Điền vào chỗ chấm: Hãy đo đoạn thẳng AM, MB, AB? AM = . MB = .. AB = Tính AM + MB = . So sánh AM + MB và AB? Đáp án: 1. AM = 1,8cm (2đ) MB = 3,2cm (2đ) AB = 5cm (2đ) 2. AM + MB = 5 cm (2đ) 3. AM + MB = AB (2đ) HS2: Đề: Cho hình vẽ: (10đ) Điền vào chỗ chấm: 1. Hãy đo đoạn thẳng AM, MB, AB? AM = . MB = .. AB = 2. Tính AM + MB = . 3. So sánh AM + MB và AB? Đáp án: 1. AM = 1cm (2đ) MB = 5m (2đ) AB = 4m (2đ) 2. AM + MB = 6cm (2đ) 3. AM + MB ≠ AB (2đ) 4.3 Giảng bài mới: Đặt vấn đề: Trở lại KTBC (HS1), ta có AM + MB = AB Vậy khi nào thì AM + MB = AB? Để trả lời cho câu hỏi này ta đi vào bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung HĐ1: Khi nào thì AM + MB = AB? GV: Dựa vào 2 hình vẽ ở KTBC, ta thấy: khi nào thì AM + MB = AB? HS: Khi điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB GV: Ngược lại, AM + MB = AB thì ta có thể kết luận trong 3 điểm A, M, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? HS: Khi AM + MB = AB thì M nằm giữa A và B. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Lặp lại nhận xét SGK/ 120 Ví dụ: Cho M là một điểm của đoạn thẳng AB. Biết MA = 3cm, AB = 8 cm. Tính MB? GV: Nêu ví dụ HS: Thảo luận nhóm bàn – đại diện lên bảng trình bày. Vì M nằm giữa A và B nên AM + MB = AB + MB = 8 MB = 8 – 3 MB = 5 cm HS: Nhận xét GV: Nhận xét – hoàn chỉnh bài làm BT củng cố: Bài 46 SGK/ 121 HS: Lên bảng trình bày – cả lớp làm vào tập Vì N nằm giữa I và K nên: IN + NK = IK 3 + 6 = IK IK = 9cm Vậy IK = 9cm HS: Nhận xét GV: Nhận xét GV: Để đo đoạn thẳng ta sử dụng thước có chia khoảng, đó là các khoảng cách nhỏ. Còn trong thực tế với những khoảng cách lớn ta sử dụng dụng cụ nào để đo? HĐ2: Giới thiệu dụng cụ đo khoảng cách trên mặt đất HS: Đọc nội dung SGK/ 120 GV: Để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất ta thường sử dụng thước gì? HS: Thước cuộn GV: Giới thiệu một số thước trong thực tế. I. Khi nào thì AM + MB = AB? Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B Ví dụ: Vì M nằm giữa A và B nên: AM + MB = AB + MB = 8 MB = 8 – 3 = 5cm Vậy MB = 5cm I. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất: SGK/ 120 4.4 Củng cố - Luyện tập: Điền đúng sai cho các phát biểu sau: Phát biểu Đúng/ sai Nếu B nằm giữa C và D thì CB + BD = CD Đúng Nếu M thuộc đường thẳng AB thì AM + MB = AB Sai Cho 3 điểm V, T, A thẳng hàng. Nếu TV + VA = TA thì điểm V nằm giữa A và T Đúng Nếu A, B, C thẳng hàng và AB = 2cm , AC = 4cm, BC = 6 cm thì B nằm giữa A và C Sai Bài tập: Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. Tính MF. Đáp án: Vì M nằm giữa E và F nên: EM + MF = EF 4 + MF = 8 MF = 8 – 4 = 4 cm Vậy MF = 4 cm 4.5 Hướng dẫn hs tự học ở nhà: - Học và nắm vững nhận xét SGK/ 120 - Xem kỹ các bài tập đã làm. - BTVN: 48, 50, 51 SGK/ 121 và 45, 46 SBT/ 102 - Chuẩn bị tiết sau luyện tập. 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: