Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2011-2012

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Hiểu khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.

- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.

2) Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán thực tế.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện các phép tính.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Phấn màu, thước thẳng.

- HS : Học bài cũ và làm bài tập.

- PPDH: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức (1)

2) Kiểm tra bài cũ (5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Gọi 2HS lên bảng kiểm tra.

 Tìm số tự nhiên x, biết :

a) (x – 25).3 = 0

b) 14.(x – 5) = 14

- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm. - 2HS lên bảng.

a) (x – 25).3 = 0

 x – 25 = 0

 x = 25

b) 14.(x – 5) = 14

 x – 5 = 1

 x = 6

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 3 - Tiết 9 	Ngày soạn : 05/09/2011 
	 	Ngày dạy : 06/09/2011
§6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hiểu khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
2) Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán thực tế.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện các phép tính.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Phấn màu, thước thẳng.
HS : 	Học bài cũ và làm bài tập.
PPDH: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi 2HS lên bảng kiểm tra.
 Tìm số tự nhiên x, biết :
a) (x – 25).3 = 0
b) 14.(x – 5) = 14
- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
- 2HS lên bảng.
a) (x – 25).3 = 0
 x – 25 = 0
 x = 25
b) 14.(x – 5) = 14
 x – 5 = 1
 x = 6
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
- Phép nhân và phép cộng luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên, còn phép trừ và phép chia thì sao ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
§6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Hoạt động 1 : Phép trừ hai số tự nhiên (15’)
a) Mục tiêu
- Hiểu khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên.
- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Xét xem có số tự nhiên x nào mà 
a) 2 + x = 5 hay không ?
b) 6 + x = 5 hay không ?
- Em làm như thế nào để tìm được x = 3 ?
- Như vậy ở câu a, ta có phép trừ 5 – 2 = x
- Để có được phép trừ 5 – 2 ta phải tìm được một số x = 3 thoả mãn điều kiện 
2 + x = 5. Vậy nếu cho hai số a và b, muốn có được phép trừ a – b thì ta cần tìm được số x thoả mãn điều kiện gì ?
- Đó là nội dung nhận xét.
- Ta xác định kết quả của 5 trừ 2 như sau:
(GV dùng phấn màu để vẽ mũi tên chỉ bị số trừ và số trừ). 
- Dựa vào tia số hãy giải thích tại sao ta không thể thực hiện phép trừ 5 – 6 ?
- Cho HS làm ?1
- GV nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép trừ và nhấn mạnh điều kiện để có phép trừ là a b
- x = 3.
- Không có số tự nhiên nào thoả mãn 6 + x = 5.
- Lấy 5 – 2 = 3.
- HS lắng nghe.
- Cho hai số a và b, muốn có được phép trừ a – b thì ta cần tìm được số x thoả mãn điều kiện b + x = a.
- 1HS đọc nhận xét SGK.
- HS quan sát và cùng thực hiện vào vở.
- Vì khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược của tia số 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số.
- HS trả lời miệng.
a) a – a = 0
b) a – 0 = a 
c) Điều kiện để có hiệu a - b là 
a b
- HS lắng nghe.
c) Kết luận 1) Phép trừ hai số tự nhiên
Nhận xét: Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có một số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. 
- Ta xác định kết quả của 5 trừ 2 như sau:
 ?1 a) a – a = 0
 b) a – 0 = a 
 c) Điều kiện để có hiệu a - b là a b.
- Điều kiện để có hiệu a - b là a b, vậy còn đối với phép chia thì cần điều kiện như thế nào ?
Hoạt động 2 : Phép chia hết và phép chia có dư. (20’)
a) Mục tiêu
- Hiểu khi nào kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép chia hết, phép chia có dư.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Xét xem có số tự nhiên nào x nào mà 
a) 3.x = 12
b) 5.x = 14
- Ở câu a, ta có phép chia 12 : 3 = 4. Ta nói đây là phép chia hết.
- GV khái quát và ghi bảng : Cho hai số tự nhiên a và b (b 0), nếu có một số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a : b = x.
- Cho HS làm ?2
- GV nhấn mạnh điều kiện a 0.
- Trong phép chia 14 : 5 ta được kết quả :
14 : 5 = 2 dư 4 hay 14 = 5.2 + 4.
- Giữa kết quả phép chia 14 : 5 và kết quả phép chia 12 : 3 có gì khác nhau ?
- GV giới thiệu và ghi bảng phép chia hết và phép chia có dư (Nêu các thành phần của phép chia) .
- Nêu quan hệ của số bị chia, số chia, thương và số dư ?
 + Số chia cần có điều kiện gì ?
 + Số dư cần có điều kiện gì ?
- Cho HS làm ?3
- GV kiểm tra kết quả các nhóm.
a) x = 4
b) Không tìm được số tự nhiên nào nhân với 5 bằng 14.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- 2HS nhắc lại nhận xét.
- HS làm ?2
a) 0 : a = 0 (a 0)
b) a : a = 1 (a 0)
c) a : 1 = a
- Kết quả phép chia 12 : 3 có số dư bằng 0, còn với phép chia 14 : 5 thì số dư bằng 4.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
a) Thương 35, số dư 5.
b) Thương 41, số dư 0
c) Không xảy ra vì số chia bằng 0
d) Không xảy ra vì số dư lớn hơn số chia.
c) Kết luận	 2) Phép chia hết và phép chia có dư.
a) Phép chia hết 
- Cho hai số tự nhiên a và b (b 0), nếu có một số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a : b = x. 
 ?2 a) 0 : a = 0 (a 0)
 b) a : a = 1 (a 0)
 c) a : 1 = a
b) Tổng quát
- Cho hai số tự nhiên a và b (b 0), ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho : a = b.q + r (0 r < b)
 + Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.
 + Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư.
4) Củng cố (3’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu cách tìm số bị trừ ?
- Điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N ?
- Nêu cách tìm số bị chia ?
- Nêu điều kiện để a chia hết cho b ?
- Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N ?
- Số bị trừ = hiệu + số trừ.
- Số bị trừ số trừ.
- Số bị chia = thương số chia + số dư.
- Có số tự nhiên q sao cho a = b.q.
- Số chia và số dư là các số tự nhiên, số chia 0, số dư < số chia.
5) Dặn dò (1’)
- Học bài thật kĩ.
- Làm bài tập từ 41 đến 45 (SGK).
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9.doc